Thực hư về cây nổ ( cây sâm tanh tách ) chữa bệnh thận
Gian hàng
Hướng dẫn
Bảo hành
Hotline:
0948808065
trungtamduoclieuvn_1
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Đang truy cập: 53
Trong ngày: 876
Trong tuần: 1193
Lượt truy cập: 9415312

Thực hư về cây nổ ( cây sâm tanh tách ) chữa bệnh thận

 Cây nổ hay còn gọi là sâm tanh tách được nhiều sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh thận mà chưa biết thực hư thế nào quý khách cùng Búpxanh tìm hiểu công dụng và cách sử dụng như thể nào.

Thực hư về cây nổ ( cây sâm tanh tách ) chữa bệnh thận

Cây quả nổ (sâm tanh tách) có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ. Dân gian thường sử dụng dược liệu này để giảm nóng sốt và điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu như sỏi bàng quang, sỏi thận, viêm nhiễm niệu đạo,…

Cây quả nổ (sâm tanh tách) là loại cây mọc hoang nhiều ở nước ta, có tác dụng hạ sốt và lợi tiểu

  • Tên gọi khác: Sâm tanh tách, Cây nổ.

  • Tên khoa học: Ruellia tuberosa

  • Tên dược: Herba Ruellia Tuberosa

  • Họ: Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae)

Mô tả dược liệu cây nổ

1. Đặc điểm thực vật

Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Thân cây nhỏ, vuông, có màu lục pha tím đỏ và được phủ lông nhỏ. Lá có hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có rìa lông cứng và mặt trên được bao phủ một lớp lông thưa. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài.

Hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa lớn, có khoảng 5 cánh, màu xanh tím. Quả nang, có màu nâu đen khi chín. Quả thường “nổ” bắn ra hạt đen, dẹt khi tiếp xúc với nước. Chính vì vậy mà còn được gọi là cây quả nổ hoặc cây nổ.

Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây.

3. Phân bố

Cây nổ là thực vật có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Hiện tại cây đã được di thực vào nước ta. Sâm tanh tách thường mọc hoang ở bìa rừng, ven đường hoặc có thể được trồng để làm cảnh.

4. Thu hái – sơ chế

Cây được thu hái quanh năm, sau khi hái về thường được dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ của cây là bộ phận được dùng nhiều nhất.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu.

Hình ảnh nhận biết cây quả nổ

Thự hư cây nổ chữa bệnh thận

Bài thuốc chữa bệnh thận hư

Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình từ 30 – 50cm

Hoa của sâm tanh tách mọc ở đầu cành, thường có 5 cánh, màu xanh tím và kích thước khá lớn

Cây tanh tách ra quả từ tháng 8 – 10 hằng năm, quả thường nổ ra các hạt nhỏ sau khi tiếp xúc với nước

Vị thuốc quả nổ

1. Tính vị

  • Rễ có vị ngọt, cay, tính mát.

  • Lá có vị cay, hơi đắng, tính lạnh và có ít độc. Dùng lá với liều cao có thể gây nôn.

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.

  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia cho thấy, chất ức chế alpha amylase trong dược liệu có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận.

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Lợi niệu, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ và giải biểu.

  • Chủ trị: Hạt được dùng ngoài để trị vết nứt và mụn nhọt. Rễ tán bột được dùng để làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra rễ còn được dùng để trị tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.

4. Cách dùng – liều lượng

Cây quả nổ thường được dùng ở ngoài da và dùng ở dạng thuốc sắc. Liều dùng trung bình từ 10 – 25g dược liệu khô/ ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm tanh tách

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư suy

  • Chuẩn bị: Cây muối, cây mực ( cây phèn đen ), sâm tanh tách và cây quýt gai, mỗi thứ 20g.

  • Thực hiện: Đem các dược liệu phơi khô, sau đó sắc với 1.5l nước còn lại 700ml. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày để nhận thấy cải thiện.

2. Bài thuốc điều trị cảm sốt

  • Chuẩn bị: 12g cây quả nổ.

  • Thực hiện: Đem thái nhỏ và hãm lấy nước uống hằng ngày. Dùng bài thuốc khoảng 1 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng sốt được cải thiện đáng kể.

3. Bài thuốc chữa chứng run chân tay, mệt mỏi, choáng váng và chóng mặt

  • Chuẩn bị: Dây đau xương và rễ cây quả nổ, mỗi thứ 8g.

  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng một thang.

4. Bài thuốc chữa tiểu đường type 2

  • Chuẩn bị: Toàn cây khô 25g hoặc dược liệu tươi 75g.

  • Thực hiện: Sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

5. Bài thuốc chữa viêm nhiễm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị: Dược liệu khô 25 – 35g.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước để riêng, dùng thêm 20g dược liệu khô đem tán bột mịn. Uống thuốc bột cùng với nước sắc vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy.

6. Bài thuốc trị bệnh sỏi thận

  • Chuẩn bị: Cây dứa dại và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g, kim tiền thảo và cây nổ mỗi vị 20g.

  • Thực hiện: Đem sắc với 1.5l nước, còn lại khoảng 1l, đem chia thành nhiều lần uống trong ngày.

7. Bài thuốc chữa chứng nóng sốt gây khát nước

  • Chuẩn bị: Vỏ rễ 6g.

  • Thực hiện: Sắc với 200ml nước còn lại khoảng 50ml, dùng nước uống hết trong ngày.

8. Bài thuốc chữa ghẻ lở bị nhiễm trùng tụ cầu gây mủ

  • Chuẩn bị: Thân của cây quả nổ.

  • Thực hiện: Đem đốt thành than, sau đó tán thành bột và rắc lên vết thương.

9. Bài thuốc chữa chứng cao huyết áp

  • Chuẩn bị: 12 hoa tươi hoặc khô đều được.

  • Thực hiện: Thêm nước vào và sắc uống hằng ngày.

10. Bài thuốc chữa chứng viêm lợi gây đau nhức răng

  • Chuẩn bị: Rễ cây nổ.

  • Thực hiện: Sắc lấy nước đặc, đem ngậm súc miệng và nhổ đi.

Thực hư cây nổ chữa bệnh thận

Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ cây sâm tanh tách

  • Cây quả nổ có tính hàn và mát vì vậy không nên dùng cho người không có thực nhiệt và người hư hàn.

  • Phụ nữ mang thai, người có huyết áp và đường huyết thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu sâm tanh tách.

Bài viết đã khái quát thông tin về tác dụng dược lý và một số bài thuốc từ cây quả nổ. Nếu có ý định áp dụng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham vấn y khoa để xác định mức độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc.

Trong y học hiện đại, cây nổ có tác dụng:

Kháng khuẩn, chống oxy hóa:

Các hoạt chất Ethanol cũng như Chloroform được chiết xuất từ cây nổ có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng giúp ức chế quá trình tăng trưởng của các gốc tự do, bảo vệ các tế bào trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.

Kháng nấm:

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chất Methanol được chiết xuất từ rễ cây nổ có khả năng ức chế, chống lại hoạt động của các mẫu nấm, nhất là nấm Candida albicans và nấm Trichytum mentagrophytes

Đối với người bị sốt rét:

Hoạt chất có trong lá cây nổ giúp cải thiện một số triệu chứng mà bệnh sốt rét gây ra, cũng như ức chế hoạt động của các tạp khuẩn Plasmodium falciparumin gây ra bệnh sốt rét ở người.

Đối với hệ tim mạch:

Một số thử nghiệm chiết xuất Bergenin từ cây nổ trên chuột ghi nhận dược liệu có khả năng ổn định nhịp tim. Bergenin cũng có công dụng làm giảm hàm lượng lipit trong máu, phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch ở một số con chuột thực nghiệm mắc chứng tăng lipit máu.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ vỏ cây nổ cho chó, các nhà nghiên cứu còn phát hiện khả năng giảm huyết áp động mạch ở dòng dược liệu này.

Đối với hệ tiêu hóa:

Hoạt chất Bergenin trong cây nổ được thử nghiệm trên chuột lang còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống loét bao tử.

Những ai nên sử dụng cây nổ để điều trị bệnh

Như các thông tin đã được chia sẻ trên đây, cây nổ là một loại thảo dược quý điều trị được rất nhiều bệnh lý khác nhau. Đối với những đối tượng đang mắc các vấn đề liên quan tới sức khoẻ dưới đây thì có thể sử dụng cây nổ để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Người mắc chứng thận hư, thận yếu, đang gặp các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân mắc chứng đổ mồ hôi trộm, ho khan, hen suyễn.
  • Trẻ em bị chứng thường xuyên đái dầm.
  • Chị em phụ nữ đang gặp vấn đề bất thường với các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người đang mắc bệnh về xương khớp như: viêm khớp, viêm sưng.
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hoá, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa.
  • Người đang mắc bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp.

Ai không nên sử dụng cây nổ?

Mặc dù là dược liệu quý có khả năng điều trị nhiều bệnh lý, tốt cho sức khoẻ. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể sử dụng cây nổ. Đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng cây nổ đó là:

  • Người không có thực nhiệt hay người hư hàn. Bởi, bản chất cây nổ có tính hàn và mát.
  • Phụ nữ đang mang thai, người có huyết áp và lượng đường huyết thấp cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Người dị ứng hay có phản ứng khá mẫn với thành phần của cây.
  • Không sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Những lưu ý khi sử dụng cây nổ?

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi sử dụng cây nổ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng tuỳ tiện dược liệu. Chỉ sử dụng khi có sự cho phép, kê đơn bởi thầy thuốc. Không uống quá liều lượng được hướng dẫn hay lạm dụng sử dụng trong thời gian dài.
  • Trong quá trình sử dụng cây nổ, nam giới cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ để đánh giá hiệu quả của thuốc cũng như nắm rõ tình hình sức khoẻ của mình.
  • Nếu sau khi sử dụng dược liệu, bạn lấy có thể có các biểu hiện bất thường như: nôn mửa, nổi phát ban,...cần ngưng thuốc và tới gặp bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.

Đánh giá

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106  + 0977768823Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.