Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 120.000 VND
Đánh giá 13 lượt đánh giá
Cây ô rô mọc hoang ở nhiều nơi cây ô rô được thu hoạch chủ yếu tại khu vực miền tây phơi khô để sử dụng làm thuốc, cây ô rô được sử dụng hộ trợ khá nhiều trong điều trị bệnh gan, như xơ gan...
Mô tả: Cây thảo cao 0,5-1,5m, thân tròn màu xanh, có nhiều rãnh dọc. Lá mọc đối, sát thân, hầu như không cuống, phiến cứng, mép lượn sóng, có răng cưa không đều và có gai nhọn. Hoa màu xanh lam hay trắng, xếp 4 dãy thành bông. Quả nang dạng bầu dục, màu nâu bóng, có 4 hạt dẹp, có vỏ trắng trắng và xốp.
Mùa hoa quả tháng 10-11.
Bộ phận dùng: Rễ, lá, búp non và toàn cây - Herba Acanthi Ilicifolii.
Cây ô rô có tác dụng chữa bệnh gan
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng ven sông, vùng biển nước lợ, ở dọc bờ biển nước ta. Có khi gặp mọc ven sông suối ở Hoà Bình, Ninh Bình; gốc rễ ngập trong nước. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, phơi khô; rễ lấy về, rửa sạch thái phiến, phơi khô để dùng.
Thành phần hoá học: Trong cây có chứa alcaloid. Trong rễ có tanin. Từ năm 1981, người ta đã tách được từ rễ một triterpenoidal saponin gọi là [( -L - arabinofuranosyl - ({1 ->~~4}) - b - D - glucuronopyranosyl ({1 ->~~3}) - 3b - hydrooxy - lup -20(29) -ene. Lá chứa nhiều chất nhờn.
Tính vị, tác dụng: Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm. Cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, tiêu đờm, hạ khí.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Toàn cây thường dùng làm thuốc hưng phấn, trị đau lưng nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn. Rễ và lá còn được dùng trị thủy thũng, đái buốt, đái dắt, chữa thấp khớp. Nhân dân Cà Mau (Minh Hải) vẫn dùng nước nấu của đọt Ô Rô với vỏ quả lá Quao để trị đau gan. Lá và rễ cũng được dùng để ăn trầu, đánh cho nước trong, và cũng dùng chữa bệnh đường ruột.
Ở Trung Quốc rễ dùng trị bệnh gan, gan lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, hen suyễn; đau dạ dày; u ác tính. Liều dùng: 30-60g.
Khảo sát khả năng bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô trên mô hình chuột bị nhiễm độc CCl4 Chuột có trọng lượng từ 20-24 g được chia thành 6 nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm 5 con chuột. Hiệu quả bảo vệ gan của rễ cây Ô rô được khảo sát ở chuột được gây độc bởi CCl4 và điều trị bằng cách uống cao methanol rễ cây Ô rô ở các nồng độ 15, 30 và 45 mg/kg trọng lượng × 1 lần/ ngày liên tục trong thời gian thử nghiệm 4 tuần (hoặc 8 tuần); sylimarin được sử dụng như nhóm đối chứng dương với liều sử dụng là 16 mg/kg trọng lượng × 1 lần/ ngày. Các nhóm thí nghiệm được bố trí như sau: Nhóm 1: Chuột bình thường uống dầu olive Nhóm 2: Chuột bình thường uống CCl4. Nhóm 3: Chuột bình thường uống CCl4 sau 1 giờ uống sylimarin nồng độ 16 mg/kg trọng lượng chuột. Nhóm 4: Chuột bình thường uống CCl4 sau 1 giờ uống cao methanol Ô rô nồng độ 15 mg/kg trọng lượng chuột. Nhóm 5: Chuột bình thường uống CCl4 sau 1 giờ uống cao methanol Ô rô nồng độ 30 mg/kg trọng lượng chuột. Nhóm 6: Chuột bình thường uống CCl4 sau 1 giờ uống cao methanol Ô rô nồng độ 45 mg/kg trọng lượng chuột. Carbon tetrachloride (CCl4) được pha trong dầu olive với tỷ lệ 1:4, chuột được cho uống 0,2 ml/ 1 lần/ ngày × 4 tuần (hoặc 8 tuần). Sau một giờ uống CCl4 chuột được cho uống 0,2 ml hoặc thuốc thương mại sylimarin hoặc cao methanol với các nồng độ tương ứng trong từng nhóm thí nghiệm. Chuột được cho uống CCl4 và được điều trị bằng thuốc thương mại hoặc sylimarin mỗi ngày trong thời gian 4 tuần (hoặc 8 tuần). Sau thời gian khảo sát 4 tuần (hoặc 8 tuần) chuột ở mỗi nhóm thí nghiệm được giải phẫu. Chuột sau khi giải phẫu máu được lấy ở tim. Khả năng bảo vệ gan được đánh giá dựa trên hàm lượng enzyme alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST). Ảnh hưởng của cao methanol đến chức năng thận của rễ cây Ô rô được đánh giá dựa trên sự thay đổi hàm lượng urine và creatinine trong huyết thanh. Các chỉ tiêu trên được khảo sát bằng phương pháp đo sinh hóa được thực hiện bằng máy bán tự động Erba CHEM-7 (Erba, Đức) theo hướng dẫn của nhà
Dịch chiết từ các bộ phận cây Ô rô được chứng minh có chứa các hợp chất hóa học kháng oxy hóa như alkaloid, glycoside, lignan, saponin, triterpenoid, sterol, các acid béo và các dẫn xuất của các acid coumaric (Singh et al., 2009). Ngoài ra, cây Ô rô được chứng minh có khả năng kháng virus viêm gan siêu vi B và có khả năng bảo vệ gan (Babu et al., 2001; Wei et al., 2015) và kháng viêm (Wai et al., 2015). Ở đồng bằng sông Cửu Long cây Ô rô phân bố khá rộng rãi và được sử dụng nhiều trong dân gian để điều trị bệnh trong đó có bệnh gan.
Công dụng cây ô rô dùng trong các bài thuốc
Đơn thuốc: (của Trung Quốc)
Long đờm: Cây Ô Rô nước 30-120g, thịt lợn nạc 60-120g, nấu trong 500g nước trong 6 giờ cho tới khi còn một chén, dùng uống hai lần trong ngày.
Gan lách sưng to: Ô Rô nước 30g, thóc kép (Desmodium pulchellum) 12g, Liên kiều 15g, nấu nước uống.
Tràng nhạc và bệnh hạch bạch huyết: Ô rô 30g, Thóc lép 13g, Mỏ quạ 19g, sắc uống.
Điều trị vàng da, đau gan:
Lấy khoảng 50g ô rô và 50g vỏ cây quao, đem sắt nhỏ, sao vàng nấu với 2 lít nước còn khoảng 1 lít uống trong ngày. Sắc lại lần thứ 2 uống thay nước.
Trị thấp khớp, đau lưng, đau xương, tê bại:
- Rễ ô rô: 30g
- Canh châu: 20g
- Rễ cây kim vàng: 8g
- Quế chi: 4g
Tất cả thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng. Sắc với nước mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày, lúc bụng đói
Trị táo bón, nước tiểu vàng:
- Rễ ô rô: 30g
- Lá muồng trâu: 18g
- Vừng đen: 20g
Đem vừng đen đi giã nát, 2 vị còn lại sắc nhỏ và trộn chung với nhau sắc uống, mỗi ngày 1 thang
Trị ho gà: Hái hoa ô rô khi mới nở, đem tẩm mật ong rồi sao khô. Mỗi ngày dùng 10g, chia làm 2 lần uống.
Điều trị ho, hen suyễn: Dùng 30g cây ô rô đem thái nhỏ, ninh với 10g thịt lợn nạc và 500ml nước, sắc đến khi còn 200ml và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trị ứ huyết, thông kinh
- Rễ ô rô: 30g
- Lá tràm: 20g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.
Viêm gan B, C: ô rô 20 gam, diệp hạ châu 20 gam, lữ đồng 20 gam, cam thảo nam 20 gam, mơ lông 20 gam, thủy xương bồ 8 gam, thần thông 10 gam, cây dâu tằm 20 gam, hoắc hương 8 gam.
Xơ gan (phù): ô rô 30 gam, dứa gai 30 gam, thần thông 10 gam, lữ đồng 20 gam, cam thảo nam 20 gam, quao cây 30 gam, gừng gió 10 gam, chân chim 20 gam, trần bì 6 gam.
Đại kế 20g, bồ hoàng 8g, táo đen 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày để chữa kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết tử cung
Địa chỉ bán cây ô rô. Búpxanh nơi bán cây ô rô uy tín
Thân lá cây ô rô được thu hái cắt nhỏ phơi khô để sử dụng, quý khác có nhu cầu sử dụng cây ô rô hãy liên hệ với chúng tôi để mua cây ô rô giá tốt nhất.
Lá cây ô rô có gai khi sử dụng quý khách lấy nhẹ nhàng để tránh bị gai làm đau
Cây ô rô được thu hái rất nhiều ở khu vực miền tây, cây thuốc được chặt nhỏ để phơi khô đóng gói để tiện bảo quản và sử dụng, hiện tại chúng tôi cung cấp cây ô rô đảm bảo chất lượng, quý khách mua cây ô rô tại bup1xanh là lựa chọn tốt nhất.
Lưu ý: cây ô rô này người ta còn gọi là ô rô nước trên thị trường có cây hoàng liên ô rô hay gọi ( rễ cây mật gấu) khi quý khác mua đúng sản phẩm để sử dụng chữa bệnh.
ô rôcông dụng cây ô rôđịa chỉ bán cây ô rômua cây ô rô ở đâubán cây ô rôcây ô rô bán ở đâucung cấp cây ô rôphân phối cây ô rôcây ô rô nước
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn