Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 1 VND
Đánh giá 2 lượt đánh giá
Qua lâu nhân có tên là Qua lâu thực, còn gọi là Dược qua, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Qua lâu.
Có nhiều loài, tên thực vật khác nhau như Trichosanthes Ririlowii Maxim, Trichosanthes rothrnii Harms, Trichosanthes multiloba Miq v.v.. Nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân, vỏ quả gọi là Qua lâu bì, dùng cả nhân và bì gọi là Toàn qua lâu. Cây Qua lâu còn cho vị thuốc Thiên hoa phấn tức rễ Qua lâu (Radix Trichosanthis).
Cây Qua lâu ở nước ta mới phát hiện có mọc ở Cao bằng. Các vị Qua lâu làm thuốc phần lớn nhập của Trung quốc.
Tính vị qui kinh:Qua Lâu Nhân
Qua lâu vị ngọt tính hàn, qui kinh Phế Vị Đại tràng.
Theo các sách cổ:
Thành phần chủ yếu:
Theo sách Trung dược học: Quả Qua lâu có saponin, triterponoid, acid hữu cơ, resin, chất đường, sắc tố và dầu béo.
Qua Lâu Nhân (semen Trichosanthis) có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol.
Qua lâu bì (pericarpium trichosanthis) có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid.
Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột.
Viện Y học Bắc kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có chừng 1% saponozit.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Trích đoạn Y văn cổ:
1.Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc ápxe phổi:
Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận): Qua lâu thực 12g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g, sắc uống.
Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10g, Bồ công anh 12g, sắc uống. Bài này trị ápxe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.
2.Trị động mạch vành: dùng Qua Lâu Nhân chế thành viên dùng, ngày 3 lần mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương với 31,2g thuốc sống, cá biệt bệnh nhân có cơn đau thắt ngực dùng Nitroglycerine hoặc Quan tâm tô hợp hoàn (thành phẩm)). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 tháng. Có kết quả lâm sàng (triệu chứng giảm) 76% kết quả điện tâm đồ 52,9% (Tổ phòng trị bệnh động mạch vành - Bệnh viện Nhân dân số 3, trực thuộc Học viện Y số 2 Thượng hải, Tạp chí Tân y dược học 1974,3:20).
Báo cáo của 13 Bệnh viện ở Thượng hải dùng dịch chích Qua lâu trị 413 ca bệnh mạch vành, kết quả lâm sàng 78,1%, kết quả điện tâm đồ 56% (Thông tin Trung thảo dược 1976,9:47).
3.Trị táo bón:
Qua lâu thực 15g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.
4.Trị viêm tuyến vú cấp: sưng nóng đỏ đau sốt.
Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15g sắc uống kết hợp rút ngắn thời gian điều trị.
5.Trị da xạm: Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội lọc nước uống.
6.Trị phụ nữ cho con bú ít sữa: Thiên hoa phấn đốt tồn tính tán nhỏ ngày uống 16 - 20g.
7.Trị trẻ em vàng da: Thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nước đun sôi để nguội gạn nước uống. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
8.Trị viêm họng mất tiếng: Qua lâu bì, Bạch cương tằm, Cam thảo đều 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
Liều lượng thường dùng và chú ý:
Liều: Toàn qua lâu: 10 - 20g; Qua lâu bì: 6 - 12g; Qua Lâu Nhân: 10 - 15g.
Chú ý: Qua lâu nhân có tác dụng nhuận tràng mạnh nên không dùng với người tỳ hư thường hay tiêu chảy.
Thuốc phản Ô đầu.
địa chỉ bán qua lâu nhâncông dụng qua lâu nhânbán qua lâu nhânmua qua lâu nhân ở đâu
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn