Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 300.000 VND
Đánh giá 4 lượt đánh giá
Cam thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Cam thảo có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp da,... người ta dùng bột cam thảo
Cây cam thảo được tìm thấy chủ yếu tại các vùng đồi núi, hiện nay người ta trồng cam thảo làm dược liệu khá nhiều.
Cam thảo là vị thuốc rất quý được ứng dụng vảo rất nhiều trong nganh chế biến thực phẩm đặc biệt là bánh kẹo, cam thảo có rất nhiều công dụng quý trong điều trị bệnh.
Còn có tên là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão. Tên khoa học Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae Cam Thảo là rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây cam thảo nguồn gốc vùng Uran hay cây cam thảo châu âu Tên Cam Thảo vì cam là ngọt, thảo là cỏ: cỏ có vị ngọt.
Cam Thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Cam thảo khô sắt miếng
Bột cam thảo được làm từ rễ
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng cam thảo như coctison
Cam Thảo có tác dụng gần như coctison tăng sự kích tích nước và muối NaCl trong cơ thể gây ra thủy thũng đồng thời trị các vết loét trong bộ máy tiêu hóa.
2. Tác dụng giải độc của cam thảo: có tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván.
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng k.
Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.
1. Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
2.Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho
2. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.
3. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magiê cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
4. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.
5. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.
Chúng ta đã được biết về vị thuốc Cam thảo bắc, một dược liệu được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, dùng làm thuốc bổ, chữa ho, mụn nhọt và điều hòa các vị thuốc. Trong các đơn thuốc thông dụng hầu hết đơn thuốc nào cũng không thể thiếu vị cam thảo. Ngoài các tác dụng trên bột cam thảo còn có tác dụng làm đẹp.
Bạn biết không, ngoài các công dụng trên cam thảo còn được dùng để làm đẹp nữa đó. Theo các nghiên cứu gần đây, bột cam thảo rất tốt cho da.
Cam thảo có chứa các hoạt chất: Đường glucoza, glycyrrhizin, sacaroza, asparagin, các chất anbuyminoit, gôm, tinh dầu và vitamin C. Đây là những hoạt chất rất tốt cho da, giúp phân tán sắc tố melanin và tăng cường sắc tố da.
Để biến bột cam thảo trở thành kem làm đẹp da ta cần kết hợp dùng chung bột cam thảo với một số thực phẩm sau:
Mật ong rừng: Giúp dưỡng ẩm cho da, bảo vệ da khỏi bị tổn thương đồng thời giúp tạo độ keo và giúp đắp mặt nạ được dễ dàng hơn.
Cách dùng:
Mỗi ngày lấy 2 thìa cà phê bột cam thảo trộn với 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa sữa tươi thành hỗn hợp mịn đắp lên mặt, giữ trong thời gian 30 phút.
Cứ 2 ngày đắp 1 lần. Duy trì đều trong thời gian 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.
Cách đắp mặt nạ bột cam thảo không chỉ áp dụng cho chị em phụ nữ mà cả nam giới cũng có thể áp dụng bí quyết này đều có hiệu quả rất tốt.
Nếu da có nhiều mụn và sẹo bạn đùng quên cho thêm 1 muỗng bột nghệ vàng nữa nhé, nghệ vàng sẽ giúp da bạn liền sẹo rất nhanh.
Chuẩn bị:
+ 2 thìa bột cam thảo
+ 1 thìa nước hoa hồng
+ 5 thìa nước cốt chanh
Cách thực hiện cũng tương tự như trên. Bạn chỉ cần trộn các nguyên liệu vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn, thoa lên mặt và chú ý massage để tinh chất được thẩm thấu sâu vào trong da. Đây là bước quan trọng mà chị em không nên bỏ qua nhé
Rất nhiều bạn trẻ đã thật sự thuyết phục chỉ sau 1 tháng đắp mặt nạ bằng bột cam thảo.
Cam thảo ngoài việc ứng dụng trong chữa bệnh còn sử dụng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.
Cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam, thuốc bắc, dùng chữa ho cho trẻ em, cam thảo được sử dụng dưới dạng bột để làm đẹp cho chị em rất hiệu quả.
Cam thảo được chúng tôi phiến mỏng giúp quý khách tiện cho việc bốc thuốc hay tiện sử dụng, cam thảo chúng tôi bán ra luôn đảm bảo chất lượng, cả hàng phiến và bột cảo thảo đảm bảo nguyên chất 100%
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn