Đỗ Trọng (tên khoa học: Cortex Eucommiae) có công dụng bổ can thận, mạnh gân xương, an thai.
Bộ phận dùng: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.).
Nguồn gốc: Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).Nước ta có trồng được cây này ở một số vùng núi cao, có khí hậu mát. Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Phân bố: Cây của Trung Quốc mọc hoang ở vùng lạnh và cũng được trồng nhiều. Ta nhập giống vào trồng năm 1958, đến năm 1960, việc trồng thử ở Sapa đạt kết quả tốt. Ta đã nhân giống và trồng ở một số nơi khác ở Vĩnh Phú. Lai Châu, Thanh Hoá, Gia Lai, Lâm Đồng thì nhận thấy cây sinh trưởng tốt ở vùng núi cao trên 1000m.
Thu hái: Trồng 10 năm, cây chu vi 50-60cm mới thu hoạch được vỏ tốt. Có thể thu vỏ vào mùa xuân bằng cách bóc trừ lại 1/3 chu vi thân đảm bảo cho cây vẫn sinh trưởng bình thường, để sau vài năm lại tiếp tục thu hoạch. Vỏ bóc ra, đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hay sấy khô. Cạo vỏ ngoài cho nhẵn bóng.
Công năng: Bổ can thận, mạnh gân xương, an thai.
Công dụng cây đỗ trọng
Thuốc bổ thận, gân cốt, chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái đêm, liệt dương, phụ nữ khó có thai, động thai. Chữa cao huyết áp.
Cách dùng, liều lượng: 5-12g mỗi ngày dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
Bào chế: đỗ trọng
Đỗ trọng: Cạo vỏ thô còn sót lại, rửa sạch, thái miếng hoặc sợi còn tơ, phơi khô, dùng sống hoặc chế.Diêm đỗ trọng (Chế muối): Đỗ trọng thái miếng còn tơ, tẩm nước muối trong 2 giờ (1 kg Đỗ trọng dùng 30 g muối trong 200 ml nước), sao vàng, đứt tơ là được; hoặc sao đến khi mặt ngoài màu đen sém khi bẻ gẫy, tính đàn hồi tơ kém so với khi chưa sao; vị hơi mặn.
Bài thuốc: có đỗ trọng
- Chữa đau vùng thắt lưng: Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, và Địa cốt bì sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.
- Chữa ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.
- Chữa các chứng trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu, kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.
- Chữa phụ nữ sẩy thai quen lệ (uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng): Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.
- Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Ghi chú: Hiện nay trên thị trường có vị thuốc Đỗ trọng nam, đây là vỏ thân của một số cây, ví dụ cây Đỗ trọng nam (Parameria glandulifera Benth.), họ Trúc đào (Apocynaceae), cây Cao su (Hevea brasilensis (HBK.) Muell.-Arg.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…
Địa chỉ bán độ trọng nơi bán đỗ trọng uy tín
Đỗ trong là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong những bài thuốc bắc và dụng ngâm rượu bài thuốc thường dùng ngâm rượu đơn giản nhất là đỗ trong, ba kích và ngưu tất mỗi thứ 1kg ngâm với 10 lít rượu để sử dụng.
Đỗ trọng được giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh, quý khách mua đỗ trọng ở những tỉnh thành khác được giao hàng qua bưu điện.
Quý khách cần tư vấn sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.