Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 200.000 VND
Đánh giá 6 lượt đánh giá
Câu đằng là vị thuốc quý được ghi trong sách của giao sử Đỗ tất lợi, gai cũa cây có hình thù như lưỡi câu
Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, ở vùng thượng du Cao Bằng, chưa được trồng. cây được thu hai cắt nhỏ phơi khô
Câu Đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.
Hoa câu đằng
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở vùng thượng du Cao Bằng, Lào Cai, chưa được trồng. Người ta cắt những mẩu cành đem về, chỉ lấy phần đót có móc câu phơi hay sấy khô. Có đốt có 1 móc, có đốt có 2 móc câu. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn.
Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, đồng thời làm giãn mạch máu ngoại biên, làm cho huyết áp hạ xuống rõ rệt.
Tiêm rhynchophylin vào tĩnh mạch của thỏ làm cho thỏ thở hổn hển và tê liệt vận động. Nếu dùng liều độc gây chết thì con vật chết do hô hấp bị tê liệt. Nếu tiêm liều độc thấp gây chết (30-40mg cho 1kg thể trọng) thì chỉ thấy hiện tượng thở hổn hển mà thôi.
Vì cấu tạo hóa học của rhynchophylin gần giống như cấu tạo hóa học của chất yohimbin nên có tác giả (T. Sollmann, 1984) đã cho rằng cơ chế tác dụng của câu đằng là do ức chế sự hưng phấn thần kinh giao cảm.
Liều nhỏ rhynchophylin có tác dụng hưng phấn trung khu hô hấp, làm giãn vi huyết quản, làm cho huyết áp giảm xuống.
Tính chất theo tài liệu cổ: Vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, bình can, trấn kinh. Chữa trẻ em hàn nhiệt kinh giản, người lớn đầu nhức mắt hoa.
Hiện nay Câu Đằng được dùng làm thuốc trấn kinh, trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp, mắt hoa, trẻ con kinh giật, khóc đêm, phụ nữ xích bạch đới. Ngày dùng 6-15g dưới dạng thuốc sắc.
Ngoài ra nhân dân nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu.
Câu đằng là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh.
Người bị động kinh, rối loạn chức năng thần kinh, tâm thần phân liệt
Người già bị mất trí nhớ, rối loạn thần kinh
Người bệnh Parkinson
Người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
Bệnh nhân cao huyết áp
Trẻ con kinh giật, khóc đêm
Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc (Uống hàng ngày)
Đơn thuốc có câu đằng chữa bệnh cao huyết áp
Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, cam thảo 2g, quế chi 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền)
Lương can, tức phong. Trị nhiệt thịnh sinh phong, phong dương bốc lên trên gây nên đầu váng, hoa mắt, sốt cao, co giật, hôn mê, phiền muộn
Vị thuốc:
Bạch thược 12g, Bối mẫu 10g, Cam thảo . 4g , Câu đằng 12g, Cúc hoa 12g, Linh dương giác .. 4g, Phục thần .. 12g Sinh địa 16g, Tang diệp .. 12g, Trúc nhự 12g,
Sắc uống.
(Chứng Trị Chuẩn Thằng. Vương Khẳng Đường)
Làm cho nhẹ đầu, sáng mắt, trị tạng can yếu.
Bán hạ (chế) 20g, Cam Cúc hoa ..20g, Cam thảo (nướng) 10g, Mạch môn (bỏ lõi) 20g, Nhân sâm .. 20g, Phòng phong 20g, Phục linh ... 20g, Phục thần .. 20g, Thạch cao .. 40g, Trần bì (bỏ xơ) ...20g,
Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 16g. Dùng 7 lát Gừng sống,
sắc lấy nước uống thuốc
Thiên ma 8, Câu đằng 12, Thạch quyết minh 20, Chi tử 8, Hoàng cầm 8, Ngưu tất 12, Ích mẫu 12, tang kí sinh 12, Dạ đằng giao 12, Bạch linh 12,
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 2 lần. Tác dụng: Bình can tức Phong tư âm thanh nhiệt.
Điều trị lâm sàng: Trên lâm sàng thường để trị chứng huyết áp cao, đai đầu, ù tai, hoa mắt, mất ngủ hoặc bán thân bất tọai, lưỡi đỏ mạch “huyền” “sác”
Câu Đằng Ẩm : ( Chứng Trị Chuẩn Thằng (Ấu Khoa), Q.2 Vương Khẳng Đường) Trị trẻ nhỏ tỳ vị khí hư, mắt mỏi yếu, cơ thể nóng, chân lạnh.
Câu Đằng Tán: (Thẩm Thị Dao Hàm (Nhãn Khoa). Phó Nhân Vu) Trị mắt mỏi yếu.
Câu Đằng Cao : ( Anh Đồng Bách Vấn, Q.2. Lỗ Bá Tự) Trị nôn mửa, tỳ vị hư yếu dẫn đến chứng kinh phong mạn.
Câu Đằng Thang (Nghiệm Phương Sa Đồ Mục Tô) Trị chứng kinh phong, trẻ em co giật
Ở Việt Nam còn khai thác với tên Câu Đằng một số loài câu đằng khác, trong đó có loài Uncaria tonkinensis Havil
Các nguyên nhân khác nhau dẫn đến run chân tay
Nhiều người vẫn lầm tưởng run chân tay chỉ là biểu hiện của riêng bệnh Parkinson ở người lớn tuổi. Trên thực tế, run chân tay là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau có liên quan đến tổn thương não hoặc rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh vùng vận động nằm trong não bộ. Một số thuốc điều trị và một số bệnh cũng gây ra tình trạng run. Trong nhiều trường hợp khác, run chân tay có thể chỉ là do tuổi tác hoặc đôi khi không tìm được nguyên nhân gây run như run vô căn. Run tay chân có thể xảy ra ở cả nam và nữ và không loại trừ bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến ở trung niên và lão niên.
Với mỗi triệu chứng run chân tay có đặc điểm khác nhau và cần được quan sát, theo dõi chặt chẽ. Người bị Parkinson, biểu hiện run thường ở một bên tay sau đó chuyển xuống chân và tiếp diễn ở bên kia, kèm theo co cứng cơ, đi lại chậm chạp, dáng đi lẩy bẩy, không vững. Trường hợp các bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật, run thường tăng lên khi hồi hộp lo lắng, căng thẳng và kèm theo khó thở, vã mồ hôi khó ngủ.
Riêng với bệnh nhân mắc cường giáp, run thường ở tay, các ngón tay và bàn tay có kèm theo nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút) hoặc không đều, ra mồ hôi, căng thẳng, bứt rứt, khó chịu. Chính vì biểu hiện không giống nhau tùy thuộc vào nguyên nhân nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, lơ là việc thăm khám, từ đó có phác đồ điều trị đúng đắn nhất.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp như dùng hóa chất bổ sung, gắn các thiết bị kích thích tế bào thần kinh vào não bộ, vật lý trị liệu và kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh.
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tìm thấy nhiều hoạt chất sinh học có nguồn gốc từ thiên nhiên trong Thiên ma, Câu đằng giúp an thần, tăng cường tiền chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào thần kinh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh, từ đó giúp giảm run hiệu quả.
Khi dùng kết hợp Câu đằng với các phương pháp trị liệu của y học hiện đại còn giúp bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện rõ rệt tình trạng run, cứng đờ chậm chạp, tăng khả năng giao tiếp và giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, táo bón ở người Parkinson.
Câu đằng giúp giảm run nhờ cung cấp tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh
Điểm nổi bật của thảo dược Thiên ma là giảm căng thẳng (stress), ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương. Đồng thời, Thiên ma còn có khả năng ức chế quá trình viêm thần kinh, nên giúp cải thiện đáng kể chức năng vận động, giảm run, giảm khuyết tật vận động sau chấn thương não. Thiên ma hiệu quả với nhiều chứng run chân tay do các nguyên nhân khác nhau.
Thiên ma giúp giảm run chân tay do làm chậm quá trình thoái hóa, bảo vệ tế bào thần kinh
Như vậy, sự kết hợp của bộ đôi Thiên ma, Câu đằng đã mở ra hy vọng cho tất cả những người bị run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run ở người cao tuổi, run do tai biến mạch não, run do rối loạn thần kinh thực vật…
Bất cứ điều gì gây ra sự “bùng nổ” tín hiệu điện trong não bộ, làm gián đoạn kết nối bình thường giữa các tế bào thần kinh đều có thể gây ra một cơn co giật, động kinh. Đó có thể là sốt cao co giật, nhiễm trùng, thiếu máu não mạn tính, tai biến mạch não, chấn thương sọ não, sang chấn khi sinh, hay yếu tố di truyền…
Tuy nhiên, có đến 50% số người mắc bệnh động kinh không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Nhưng nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, cơn động kinh khởi phát có thể bắt nguồn từ quá trình viêm, stress oxy hóa tế bào làm tổn thương não bộ, hay sự thay đổi bất thường nồng độ các ion trên màng tế bào do bệnh, do khiếm khuyết của các kênh Natri, Kali, Canxi đã làm thay đổi khả năng vận chuyển ion, Glucose qua màng tế bào thần kinh và kích hoạt cơn co giật, động kinh phát triển, nhất là khi có sự tác động bởi yếu tố môi trường, tâm lý...
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy sự sụt giảm nồng độ Gama - Amino Butyric Acid (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh ức chế cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi nồng độ các ion ngoại bào và làm gia tăng nồng độ Glutamat - chất kích thích thần kinh và gây ra các cơn co giật.
Câu đằng (tên khoa học là Uncaria Rhynchophylla) – một thảo dược truyền thống, được các lương y sử dụng trong hầu hết các bài thuốc có liên quan đến động kinh, co giật. Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ những công dụng qúi giá, khó thay thế của thảo mộc này với chứng bệnh co giật, động kinh. Ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh không gây ngủ, Câu đằng còn có tác dụng như một tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh.
Câu đằng, thảo dược giúp làm giảm các cơn co giật, động kinh
Nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát hiện ra Rhynchophylline (RP), hoạt chất sinh học chính trong cây Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh, hoạt chất này còn thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể, điều chỉnh nồng độ các ion nội bào, kìm hãm sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh. Nhờ vậy, tần suất và mức độ cơn động kinh giảm đi đáng kể, người bệnh bớt mệt mỏi, buồn ngủ sau co giật.
Nghiên cứu năm 2013 các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophylline có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp gốc tự do thông qua ức chế sản xuất cytokin, một trung gian hòa giải quan trọng trong các phản ứng miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm độc và ức chế quá trình chết đi của tế bào thần kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau những cơn co giật.
Câu đằng là vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong những bài thuốc bắc câu đằng được thu hái sau đó cắt nhỏ để phơi khô, câu đằng thường được sao vàng hạ thổ sắc nước uống.
Câu đằng được thu hái trong tự nhiên nên chất lượng rất ổn định trong điều trị bệnh
cây câu đằngđịa chỉ bán cây câu đằngcông dụng câu đằngmua câu đằng ở đâubán câu đằngcâu đằng bán ở đâucung cấp câu đằngvị thuốc câu đằng
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn