Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 120.000 VND
Đánh giá 4 lượt đánh giá
Cây mọc ở ven biển cây phát triển rất mạnh, phân tán bằng hạt và dây bò, người ta thường thu hoạch cắt nhỏ phơi khô để sử dụng hỗ trợ chữa bệnh, người ta chủ yếu dùng rau muống biển dưới dạng sắc nước uống và tắm.
Mô tả: Cây thảo mọc bò dài, không cuống, có thân dày, phân nhánh, hầu như có rãnh, nhẵn, thường đo đỏ, ngọn hướng lên. Lá hầu như đang thuôn, hình tim sâu ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dài 4-6cm, rộng 5-7cm, nhẵn cả 2 mặt; cuống lá dài 5-7cm, dày về phía gốc, rải rác có nhiều u, mang hai tuyến đối nhau ở đầu. Hoa to, màu hồng, thành xim ít hoa ở nách lá, với một cuống chung dài 2-4cm. Quả nang hình cầu, đường kính 2cm. Hạt 4. đường kính 7mm, đẹp, màu hung.
Hoa vào mùa hè và thu.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Ipomoeae Pes-caprae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bãi cát ven biển và cố định cát. Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị cay và hơi đắng, tính ấm; có tác dụng trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiêu hoá và nhuận tràng. Dịch lá lợi tiểu.
Nhân dân ta thường dùng lá Muống Biển làm thức ăn cho thỏ, dê, ngựa, chuột lang; cũng dùng cho trâu bò nhưng chúng không thích ăn vì có mùi hăng và làm cho sữa bò có mùi vị không ngon. Toàn cây được dùng làm thuốc hỗ trợ chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay đau nhức, mỏi, thông tiểu tiện, chữa thuỷ thũng, đau bụng. Dùng ngoài, lá Muống biển tươi giã nát dùng đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng trị rắn cắn, có thể phơi khô tán nhỏ rắc lên những nơi bị bỏng.
Ở Ấn Độ, lá được dùng đắp ngoài hỗ trợ trị tê thấp và đau bụng, dịch lá dùng trị bệnh phù và đồng thời dùng lá giã nát đắp vào những phần bị phù.
Ở Thái Lan, lá được dùng ngoài để hỗ trợ trị chất độc của thịt sứa.
Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị: 1. Phong thấp đau nhức khớp xương, đau ngang thắt lưng; 2. Mụn nhọt và viêm mủ da, Trĩ xuất huyết. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Không dùng cho phụ nữ có thai. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp.
1. Hộ trợ tê thấp, phù thũng: Rễ và dây sắc nước uống.
2.Hỗ trợ mụn nhọt và viêm mủ da: Muống Biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ đau.
3. Hộ trợ thấp khớp tạng khớp: Muống Biển 45g, sắc nước uống.
4. Hộ trợ trị chảy máu: Muống biển 30g, nấu với lòng lợn 300g chia 2 lần ăn như thức ăn
Muống biển còn có tên là rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự,... Tên khoa học là Ipomoea pescarpae (L.) thuộc họ khoai lang - Convolvulaceae.
Muống biển còn có tên là rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự,... Tên khoa học là Ipomoea pescarpae (L.) thuộc họ khoai lang - Convolvulaceae.Là cây sống nhiều năm, nhìn thoáng qua tựa như cây rau muống. Cây mọc bò lan trên mặt đất, lan đến đâu rễ mọc đến đấy, thân như thân rau muống nhưng không rỗng mà đặc và phân rất nhiều nhánh. Lá mọc so le, hình móng ngựa, lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Lá và dây đều có nhựa; khi ngắt có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Những nơi có muống biển mọc dân gian thường dùng lá làm thức ăn cho trâu bò, dê, ngựa. Tại các khu nghỉ mát, nếu chú ý sẽ thấy những đám cây muống biển mọc hoang khắp trên các bãi cát dọc theo bờ biển. Loài cây này có tác dụng hỗ trợ giữ cho cát khỏi bị trôi đi và giữ cho bờ biển đỡ bị sạt lở.
Muống biển còn là một vị thuốc hỗ trợ chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, muống biển có vị cay, đắng, tính hơi lạnh; vào 2 kinh can và tỳ; Có tác dụng hỗ trợ trừ phong thấp, tiêu ung, tán kết. Dùng chữa phong thấp đau nhức, mụn nhọt sưng đau, trĩ lậu,...
Liều dùng: Uống trong dùng 30-60g tươi (hoặc 10-20g khô), sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp hoặc thiêu tồn tính, nghiền mịn bôi.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Bài thuốc sử dụng Muống biển
Muống biển chữa ngứa toàn thân, dị ứng sứa (đặc biệt là sứa lửa)
Sử dụng một nắm Muống biển tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Khi bị dị ứng, người bệnh cần tắm sạch sẽ với nược ngọt, sau đó thoa nước giã Muống biển lên khắp người, chỉ một lát sau là khỏi ngứa.
Điều trị chàm – Eczema
Sử dụng 30 g rễ Muống biển sắc lấy nước uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể dùng lá Muống biển tươi để sắc lấy nước, dùng rửa ngoài hỗ trợ điều trị.
Chữa trị ung nhọt, viêm da có mủ
Sử dụng 30 – 60 g rau Muống biển sắc lấy nước, cho thêm đường đỏ, dùng uống. Bên ngoài có thể sử dụng Muống biển tươi, giã nát đắp vào vùng da bệnh.
Điều trị bối ung, nhọt độc ở vùng lưng
Sử dụng một lượng Muống biển tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp vào vùng da bệnh.
Điều trị phong thấp, xương khớp đau nhức
Sử dụng 45 g Muống biển sắc với nước và rượu (liều lượng bằng nhau), chia thành 2 – 4 lần, dùng uống trong ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng 30 g Muống biển, 15 g Cỏ xước sắc thành nước, dùng uống trong ngày.
Điều trị bệnh trĩ chảy máu
Sử dụng khoảng 30 g rau Muống biển tươi hầm cùng với 300 – 500 g lòng lợn, chia thành 2 lần ăn trong ngày khi còn nóng. Sử dụng liên tục trong 10 ngày là 1 liệu trình. Nếu sau 10 ngày mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh có thể nghỉ 3 – 5 ngày sau đó sử dụng thêm một liệu trình khác.
Điều trị mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em
Dùng một bó rau Muống biển, rửa sạch thái nhỏ nhồi vào một con gà lông vàng, chân vàng. Hầm nhừ gà cùng với một ít rượu nếp trắng. Khi gà chín mềm thì dùng ăn khi còn ấm.
Ngoài ra, có thể nấu nước Muống biển đê thoa, rửa và tắm để hỗ trợ điều trị bệnh.
Điều trị say nắng, vết cắn của rắn độc
Sử dụng một nắm Muống biển tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy phần nước cốt dùng uống.
Ngoài ra, có thể sử dụng 100 g rau Muống biển cắt đoạn ngắn trộn với 50 g gạo tẻ, giã nhuyễn, thêm nước vừa đủ, dùng uống.
Đối với người bị rắn độc cắn, sau khi sơ cứu nên đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.
Chữa viêm xoang
Sử dụng một bó Muống biển tươi, rửa sạch, thái sợi nhỏ, phơi khô, lưu trữ, dùng dần.
Khi dùng, sử dụng một lượng Muống biển vừa đủ quấn với giấy như điếu thuốc, đốt và hít phần khói. Mỗi ngày áp dụng phương pháp 3 lần.
Kết hợp với pháp sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng, các triệu chứng sẽ được cải thiện.
Dân gian một số nơi ở nước ta có kinh nghiệm dùng muống biển để làm thuốc uống hỗ trợ chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, tê thấp, chân tay nhức mỏi, thông tiểu tiện, hỗ trợ chữa thủy thũng, đau bụng... Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát đắp lên các vết loét, mụn nhọt đang mưng mủ và cũng dùng hỗ trợ trị rắn cắn. Tại Ấn Độ, lá được dùng đắp ngoài hỗ trợ trị tê thấp và đau bụng, dịch lá dùng trị bệnh phù; ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây hỗ trợ chữa phong thấp đau nhức khớp xương, đau ngang thắt lưng, mụn nhọt và viêm mủ da, trĩ xuất huyết.
Đặc biệt, muống biển có thể coi là một hỗ trợ chữa ngứa toàn thân do dị ứng sứa, nhất là bị dị ứng sứa lửa. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này, kết quả rất tốt. Vào những ngày hè, những người thích tắm biển mà lại có cơ địa dị ứng sứa có thể áp dụng thử phương pháp như sau:
Hái một nắm muống biển tươi (cây mọc ngay trên các bãi cát ở bờ biển) giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt; cũng có thể chế thêm chút nước, trộn đều, rồi vắt lấy nước cốt. Sau khi đã tắm lại bằng nước ngọt, lấy nước cốt muống biển bôi lên khắp người. Chỉ một lát sau là hết ngứa.
Ngoài hỗ trợ chữa dị ứng sứa còn có thể sử dụng cây muống biển để chữa một số chứng bệnh thường gặp khác:
Hỗ trợ chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Dùng muống biển 45g, sắc với nước và rượu (nửa nước nửa rượu), chia 2-4 lần uống trong ngày. Hoặc dùng muống biển 30g, cỏ xước 15g, sắc nước uống.
Hỗ trợ trĩ xuất huyết: Dùng muống biển tươi 30g, hầm với 300 - 500g lòng lợn, chia 2 lần ăn trong ngày; liên tục 10 ngày (một liệu trình), nếu chưa khỏi nghỉ 3-5 ngày lại tiếp tục một liệu trình khác.
Hỗ trợ chữa ung nhọt, viêm mủ da: Dùng muống biển 30-60g, sắc và thêm đường đỏ uống. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ bị bệnh.
Hỗ trợ Chàm (eczema): Dùng rễ muống biển 30g, sắc nước uống. Mặt khác, dùng lá muống biển tươi, sắc lấy nước rửa.
Hỗ trợ Bối ung (nhọt độc mọc ở lưng): Dùng lá muống biển tươi, lượng thích hợp, giã nát đắp.
Rau muống biển rất dễ trồng nhưng cây mọc ở ven bờ biển mới tốt cây chịu được độ mặn khá cao
Để hỗ trợ chữa viêm xoang với cây rau muống biển, cần chuẩn bị: Rau muống biển tươi đem ngâm rửa sạch sau đó để ráo nước và thái nhỏ đem phơi hoặc sấy khô. Bạn nên phơi nhiều, sau đó cất trữ dùng dần để thuận tiện hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần lấy một ít thuốc hỗ trợ chữa viêm xoang này đem quấn với giấy như điếu thuốc và đốt hít khói. Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học thì người bệnh nhẹ sau khoảng nửa tháng đến một tháng sẽ thấy bệnh khỏi, còn với người bệnh nặng thì triệu chứng viêm xoang cũng cải thiện đáng kể và ít tái phát hơn.
Cây rau muống biển được thu hái cắt nhỏ phơi khô đóng gói để bảo quản, cây rau muống phải phơi thật khô để bảo quản, sản phẩm khô được đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng, rau muống biển khô được giao cho quý khách đạt chất lượng cao để sử dụng. trường hợp cần sử dụng hàng tươi thì chúng tôi không có nhưng dùng hàng khô để ngâm nước cho mền sau đó sử dụng cũng được nhưng hiệu quả khi dùng hàng tươi sẽ không bằng.
Thông thường dùng sắc nước uống thì dùng ở dạng khô sắc nươc hay dùng ở dạng sao vàng sắc nước uống một số trường hợp kết hợp với những cây thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cây rau muống biển có ăn được không
Cây rau muống biển chủ yếu dùng để làm thuốc là chính nếu như muống ăn thì không được ăn nhiều chỉ dùng tối đa 50g do vậy ít ai dùng để làm rau ăn, ngoài ra rau muống biến cứng khô nên ít người sử dụng làm rau ăn.
Quý khách không nên dùng cây rau muống biển để ăn.
Khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ
địa chỉ bán cây rau muống biểncông dụng rau muống biểncây rau muống biểnbán rau muống biểnmua rau muống biển ở đâu
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn