Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở việt nam số lượng hạn chế chúng ta thường phải nhập từ nước ngoài hàng chất lượng và giá cũng khá cao.
Phòng phong (Radix Ledebouriellae Sesloidis) Dùng rễ khô của cây Phòng Phong (Ledebouriellaseseloides (Hoffm) Wolff). Vị cay ngọt, tính ấm, qui kinh Bàng quang, Can.
Thành phần chủ yếu: Có tinh dầu, chất manit, chất có tính chất phenola glucozit đắng, đường, chất acid hữu cơ.
Tác dụng dược lý:
1.Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (được chứng minh trên thực nghiệm)
2.Giảm đau.
3.Lợi tiểu.
4.Kháng vi rút, có tác dụng ức chế vi rút cúm trên thực nghiệm.
Theo dược lý cổ truyền, thuốc có tác dụng tán hàn giải biểu, giải kinh phong.
Ứng dụng lâm sàng vị thuốc phòng phong
Trị chứng ngoại cảm: phong hàn, phong nhiệt thường kết hợp với các loại:
+ Thuốc tán hàn như Kinh giới, Gừng. để chữa cảm hàn.
+ Thuốc giải nhiệt như: Kim ngân hoa, Cát căn, Sài hồ, Bạc hà để chữa chứng cảm nhiệt
+ Thuốc trừ thấp để chữa chứng phong thấp như: Độc hoạt, Tần giao, Tang ký sinh.
Những bài thuốc có thể dùng như:
- Bài 1: Phòng Phong 10g, Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 8g, Kinh giới 8g, Hạnh nhân 10g, Gừng tươi 2-3 lát; sắc uống trị chứng cảm phong hàn, ho, đau đầu mình.
- Bài 3: Phòng Phong 12g, Độc hoạt 10g, Tang ký sinh 12g, Tần giao 12g, Chế hương phụ 8g, Xuyên khung 8g, Hà thủ ô 12g, Quế chi 8g, sắc uống trị chứng cảm phong thấp đau mình mẩy và các cơ khớp.
- Bài 2: Phòng Phong 10g, Sài hồ 10g, Kim ngân hoa 12g, Kinh giới 8g, Liên kiều 8g, Cát căn 10g, Hoàng cầm 12g, Cam thảo 4g; sắc uống trị chứng cảm phong nhiệt, sốt ho, đau đầu, mạch sác.
- Trị ngứa: Đông y cho ngứa là do phong, thường dùng chữa ngứa do dị ứng có kết quả tốt, trên lâm sàng thường dùng kết hợp với các thuốc trị phong khác như Kinh giới, Bạc hà, Kim ngân hoa.
- Trị đau nửa đầu: thường kết hợp với Bạch chỉ, Xuyên khung có thể dùng bài thuốc kinh nghiệm sau: Phòng Phong, Bạch chỉ lượng bằng nhau tán nhỏ hòa mật ong viên bằg quả táo, mỗi lần ngậm một viên với nước chè.
- Trị chứng kinh phong: Do ngoại phong sinh chứng co giật như bệnh uốn ván (phong đòn gánh, Phá thương phong). Cổ phương thường dùng bài Ngọc chân tán (Ngoại khoa chính tông) gồm Nam tinh, Thiên ma, Phòng Phong , Bạch chỉ, Khương hoạt, Bạch phụ tử lượng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-12g chế với rượu nóng để uống.
- Bài thuốc kinh nghiệm: chữa chứng mồ hôi trộm lúc ngủ. Phòng phong 80g, Xuyên khung 40g, Nhân sâm 20g (có thể dùng Đảng sâm) tán nhỏ trộn đều, mỗi lần trước khi ngủ uống 10-12g bột thuốc.
- Trị đau bụng tiêu chảy: trường hợp tiêu chảy kèm sôi bụng, đau bụng. (Đông y cho tiêu chảy do phong thấp phong tả) dùng bài cổ phương Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thư) gồm Bạch truật 12g, Bạch thược12g, Phòng phong 8g(sao), Trần bì sao 6g, sắc nước uống dùng có kết quả tốt đối với tiêu chảy do tỳ hư kiêm ngoại cảm phong hàn.
Liều lượng thường dùng: phòng phong 4-12g.
Chú ý lúc dùng thuốc: Trường hợp huyết hư sinh phong hoặc nhiệt cực sinh phong (co giật) không dùng. Dùng thận trọng đối với chứng âm hư hỏa vượng.
Vị thuốc phòng phong chủ yếu sử dụng trong các bài thuốc bắc, rễ của cây phòng phong được làm khô đóng gói để bảo quản sử dụng, quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi.