Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 320.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Phục linh là một loại nấm được nhiều người sử dụng chữa bệnh chủ yếu là dùng chữa bệnh đại tràng rất hiệu quả người ta dùng phục linh tạo ra sản phẩm tràng phục linh.
Tên khoa học Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Bộ phận dùng làm thuốc Quả thể của nấm Poria cocos Wolf., họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Tiếng Trung: 茯苓
Mô tả cây
Thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng
Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi
Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong.
Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến.
Bào chế:
Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.
Kiêng kỵ:
Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng
Thành phần hoá học
Đường (trong đó có pachymose là đường đặc hiệu), chất khoáng, các hợp chất triterpenoid.
Tác dụng dược lý:
Thuốc có tác dụng lợi tiểu,
Thuốc có tác dụng tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột.
Thuốc có tác dụng kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể.
Thuốc có tác dụng an thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống lóet bao tử.
Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn.
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Tính vị
Vị nhạt tính bình
Qui kinh
Tâm Tỳ Thận.
Theo các sách thuốc cổ: Sách Bản kinh: vị ngọt tính bình. Sách Y học khởi nguyên: tính ôn vị nhạt. Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập phế, tỳ, tiểu tràng kinh.
Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.
Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).
Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.
Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, Mất ngủ.
Liều dùng
Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.
Tham khảo
Bảo quản:
Để nơi mát, khô ráo, đậy kín, không nên để quá khô, quá nóng vì dễ bị nứt vụn và mất tính chất dính.
Ghi chú:
Phục thần là một loại với Bạch linh, chỉ khác là nấm này mọc bao quanh rễ, do đó ở giữa có lõi rễ cây thông dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần nhập kinh tâm.
Tên khoa học (Sclerotium Poriae Cocos)
Phục Linh là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ cây Thông, có tên thực vật là Poria cocos (Schw). Wolf thuộc họ nấm lỗ (polyporaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Nấm Phục linh cắt ngang có rễ thông ở giữa gọi là Phục thần (có tác dụng an thần), nếu ruột màu trắng là Bạch phục linh, nếu có màu hồng xám là Xích phục linh.
Nấm phục linh thiên cũng là một trong những loại trên nhưng ló mọc trên cây vân sam nên giá trị tác dụng chữa bệnh cao hơn so với phục linh, nấm phục linh thiên thường dụng tăng sức đề kháng và giúp cơ thề khỏe mạnh, phòng ngừa chữa bệnh ung thư
Có phát hiện nấm Phục Linh tại vùng Đà lạt ở nước ta (1977), nhưng chưa khai thác mấy mà còn nhập của Trung quốc.
Tính vị qui kinh:
Vị nhạt tính bình, qui kinh Tâm Tỳ Thận.
Theo các sách thuốc cổ:
Thành phần chủ yếu: phục linh
Beta-pachyman, beta-pachymanase, pachymic acid, tumulosic acid, 3-beta-hydroxylanosta-7, 9(11), 24-trien-21-oilic acid, chitin, protein, mỡ, gluco, sterol, histamin, lecithin, gum, lipase, choline, adenine.
Theo Y học cổ truyền: công dụng phục linh
Thuốc có tác dụng lợi thủy thảm thấp, kiện tỳ, an thần. Chủ trị các chứng tiểu khó ít, phù, chứng đàm ẩm, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.
Trích đoạn y văn cổ:
Phục linh hiện nay trên thị trường chủ yếu là hàng nhập hàng khai thác trong nước hầu như không có.
1.Lợi tiểu tiêu phù:
2.Trị tiêu chảy:
3.Trị k: Khoa k Bệnh viện số 1 thị Phúc châu dùng polysacharid Bạch linh trị 70 ca k các loại, một số có kết quả xạ trị, hóa trị và phẫu trị, nhận xét thuốc có tác dụng tăng sức, nâng chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả của xạ trị đối với k mũi họng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1985,2:115).
4.Trị mất ngủ:
Chú ý: Vỏ ngoài của Phục Linh gọi là Phục linh bì có tác dụng lợi tiểu.
Phục linh được thu hái sau đó cắt nhỏ để phơi khô, phục linh có mầu trắng, sản phẩm được đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng.
Quý khách được giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh, quý khách mua phục linh ở tỉnh thành khác được gửi qua bưu điện có tính cước.
Phục linh được nhập khẩu đảm bảo chất lượng tốt nhất.
địa chỉ bán phục linhcông dụng phục linhmua phục linh ở đâuphục linh bán ở đâucung cấp phục linh
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn