Lá lốt là loại cây chúng ta thường sử dụng trong chế biến các bón ăn làm rau thơm hay làm gia vị cho những bát canh thơm ngon bổ dưỡng, nhưng chưa chắc đã có nhiều người biết đến những công dụng trong điều trị bệnh đau bụng, trị bệnh xương khớp, đau mỏi vai gối, ra mồ hôi nhiều…. vậy với bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ về cây lá lốt và cách sử dụng lá lốt trong bài thuốc ra sao nhé
Lá lốt là loại cây thân mềm chúng có chiều cao khoảng 50 cm thân cây của chúng khá nhỏ đường kính tròn khoảng 0,2 cm màu xanh thân cây khá dẻo dai, chúng phân nhánh từ phần gốc cây và đẻ ra các cành con chúng thường mọc theo cụm rất nhiều là loài dễ sinh trường từ 1 cây chúng sẽ phân thành cả 1 cụm rất nhiều, chúng có những thân cây ngằm ngang rễ bám vào đất thân phân nhánh. Lá của chúng lá loại lá đơn chúng mọc so le nhau từ thân cây ở mỗi đốt thân cây cách nhau khoảng 5 cm đến 10 cm sẽ mọc ra 1 lá có cuống dài 3 cm đến 5 cm, lá dạng hình trái tim đầu khuyết ở phần cuống phần chóp nhọn, lá có khoảng 5 đến 7 gân lá chính mọc dạng hình cung và các vân lá nổi rõ mặt trên của chúng màu xanh thẫm, mặt dưới nhạt hơi bạc. Hoa của chúng được mọc lên từ phần ngọn hoặc kẽ lá gần ngọn, chúng mọc theo dạng cụm hình trụ tròng dài khoảng 2 cm, hoa nở ra màu trắng nhỏ xíu sát nhau, hoa tàn chúng kết thành các quả nhỏ xíu xếp sát nhau quả nhỏ bằng đầu tăm dạng hình cầu. Rễ lá lốt mọc dạng chùm chúng khá nhỏ chiều dài khoảng 10 cm và có các rễ con xung quanh để bám vào đất.
Lá lốt có thể sử dụng cả thân lá và rễ để làm thuốc chữa bệnh, người ta nhổ cả cây về hoặc cắt thân về cắt thành khúc khoảng 4 cm rồi đem đi phơi hoặc sấy khô sau đó bỏ vào bọc ni lông kín để bảo quản nơi khô ráo tránh ẩm mốc
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper Sarmentosum chúng được trồng và mọc nhiều ở khu vực miền Bắc là chủ yếu ở miền Nam không thấy có
Cây lá lốt có các thành phần dược chất như benzylaxetat, betacaryophylen, tinh dầu, ancaloit…
Chữa đau nhức xương khớp:
Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt phơi khô, hay 15-30g lá tươi, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 2: Lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, liều lượng bằng nhau (khoảng 15g khô mỗi loại), sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g, tất cả sắc với 400ml, còn 100ml dùng uống trong ngày. Có thể dùng một trong các bài thuốc này, sắc uống liên tục 7-8 ngày sẽ có tác dụng tốt.
- Giúp điều trị ra nhiều mồ hôi
- Giúp chữa đau răng sâu răng
- Giúp chữa điều trị cho người hay bị đau đầu
- Giúp điều trị tình trạng nhức xương khớp
- Giúp điều trị cho người bị bệnh thận
- Giúp giảm tình trạng bị tiêu chảy
- Giúp chữa chứng rối loạn tiêu hóa đầy hơi
- Giúp điều trị tình trạng chân tay tê bại
- Giúp điều trị trạng phong hàn
Các bài thuốc điều trị cho một số tình trạng bệnh : cây lá lốt chữa bệnh gì
- Sử dụng bài thuốc kết hợp để điều trị cho người đang bị tình trạng rắn cắn
- B1: Chuẩn bị khoảng 50g lá cây đậu ván trắng, 50g lá cây khế chua, 50g lá lốt, 1 cái cối, 1 chút muối
- B2: Rửa sạch 3 loại lá trên với nước muối pha loãng đem vảy sạch nước cho vào cối giã nhuyễn rồi vắt lấy nước ra cốc
- B3: Lấy cốc nước cốt hỗn hợp 3 loại lá trên rồi pha thêm khoảng 100ml nước lọc rồi cho người bị rắn căn uống. Rắn cắn là rất nguy hiểm bởi chúng ta không biết được loại rắn cắn là loại rắn gì nên các bước cho người bị rắn cắn cần sơ cứu thật nhanh rồi đưa đến bác sĩ kịp thời, không nên chủ quan và để thời gian lâu gây hại tính mạng.
- Sử dụng kết hợp bài thuốc điều trị cho người bị thoát bị đĩa đệm
- B1: Chuẩn bị 20g cây xấu hổ, 20g cây chùm gửi, 20g dền gai, 20g cây cỏ xước, 30g cây chìa vôi, 20g lá lốt , 1 ấm sắc thuốc
- B2: Rửa sạch các loại dược liệu rồi cho vào ấm đổ khoảng 1,5 lít nước bật bếp đun sôi vặn nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 lít nước thì tắt bếp
- B3: Gạn lấy nước chia đều ra trong ngày cho người bị tình trạng thoát vị đĩa đệm uống
- Sử dụng kết hợp các loại để nấu cháo cho người bị ốm ( cảm)
- B1: Chuẩn bị khoảng 1 nắm gạo, 2g gừng tươi, 1 nhánh tỏi, 5 nhánh hành hương, ½ củ hành tây, 5 g lá lốt, 1 cái xoong, gia vị
- B2: Vo gạo cho vào xoong đổ nước linh kỹ gạo mềm cho gia vị và cho các loại nguyên liệu vào cuối cùng cho lá lốt sau cùng chín thì tắt bếp
- B3: Múc cháo ra bát cho người bị cảm ăn nóng để người toát mồ hôi ra lau sạch mồ hôi để giải cảm như thế sẽ bớt
- Sử dụng lá lốt để xông cho người đang bị tình trạng viêm xoang
- B1: Chuẩn bị 5 lá lốt tươi, 1 chút muối
- B2: Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng sau đó vảy sạch nước rồi vò nát
- B3: Lấy phần lá lốt vừa vò lát rồi nhét vào mũi để các tinh dầu trong lá lốt ngấm vào các dây thần kinh trong mũi chạm tới các khu vực xoang giúp cải thiện tình trang, chúng ta nên thường xuyên làm như vậy để có kết quả tốt nhất
- Sử dụng kết hợp các dược liệu trong bài thuốc để điều trị tình trạng phù thũng do bệnh suy thận gây ra
- B1: Chuẩn bị khoảng 10g rễ cây mỏ quạ, 10g mã đề, 10g lá đa lông, 10g rễ tầm gai, 10g cây cà gai leo, 20g lá lốt, 1 ấm sắc thuốc
- B2: Rửa sạch các loại thảo dược trên rồi cho vào ấm đổ khoảng 0,5 lít nước bật bếp đun sôi vặn nhỏ lửa đến khi còn khoảng 0,15 lít thì có thể tắt bếp
- B3: Gạn lấy nước sắc sau đó đem cho người bị tình trạng phù thũng uống, đối với người bị chức năng thận kém chúng ta lên sắc nước vừa phải để cho thận không phải hoạt động quá nhiều
- Sử dụng kết hợp đề điều trị cho người bị tình trạng mụn nhọt nhiều
- B1: Chuẩn bị các dược liệu sau 15g lá tía tô, 15g vỏ cây chanh, 15g lá ráy, 15g lá lốt, 1 ấm sắc thuốc, 1 cái cối
- B2: Cho vỏ chanh vào cối giã nhuyễn thành bột khô, còn các nguyên liệu khác rửa sạch rồi cũng cho vào cối giã nhuyễn , để giành bảo quản dùng dần
- B3: Mỗi lần sử dụng dùng bột vỏ cây chanh rắc vào các vết mụn bị hở rồi tiếp tục dùng hỗn hợp các dược liệu còn lại đắp nên vùng da mặt bị mụn, sử dụng trong khoảng 3 ngày đã thấy có hiệu quả
- Sử dụng kết hợp để điều trị cho người bị đâu sưng đầu gối
- B1: Chuẩn bị 20g lá lốt, 20g ngải cứu, 2 thìa giấm, 1 cái cối, 1 cái bát
- B2: Rửa sạch lá lốt và ngải cứu để ráo nước rồi cho vào cối giã nhuyễn sau đó cho ra bát
- B3: Lấy hỗn hợp bã lá lốt và ngải cứu cho giấm vào trộn rồi chưng lên sau đó lấy hỗn hợp đắp vào khu vực đầu gối bị sưng đau, sử dụng trong khoảng 10 ngày liên tục sẽ giảm bớt ngay tình trạng trên
- Sử dụng kết hợp để điều trị cho người bị trình trạng viêm đường âm đạo
- B1: Chuẩn bị khoảng 20g phèn chua, 40g nghệ, 50 lá lốt, 1 ấm sắc thuốc
- B2: Rửa sạch lá lốt và nghệ sau đó cho vào ấm đổ khoảng 2 lít nước bật bếp đun sôi vặn nhỏ lửa trong khoảng 20 phút thì tắt bếp
- B3: Đổ khoảng 2/3 nước ra chậu đợi bớt nóng rồi ngâm rửa âm đạo, phần nước còn lại đan còn nóng tiếp tục để xông sẽ có hiệu quả hơn, cần thường xuyên thực hiện để cải thiện tình trạng nhanh
Xông mặt bằng lá lốt để điều trị bệnh viêm xoang
Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, làm sạch và thông thoáng xoang mũi. Phương pháp chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp dân gian, tiết kiệm chi phí và dễ dàng thực hiện.
Cách thực hiện xông mặt bằng lá lốt như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, không quá non cũng không quá già
- Bước 2: Tiến hành rửa sạch lá lốt, nên rửa với nước muối để đảm bảo vệ sinh tốt nhất
- Bước 3: Cho lá lốt vào nồi nước và đun khoảng 10 phút đến khi sôi. Nhớ đậy kín nắp.
- Bước 4. Sau khi nước sôi, tắt bếp, mở nắp. Dùng khăn phủ kín người, đầu
- Bước 5: Tập trung hít thật sâu và thở thật chậm để tinh dầu trong lá lốt đi sâu vào các hốc xoang, làm sạch các ổ viêm, làm loãng dịch chất nhầy, giúp chúng dễ thoát ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.
Lưu ý: Nên giữ cự ly để không gây bỏng hơi mặt hoặc bỏng niêm mạc mũi họng. Thực hiện xông thời gian dài và kết hợp ăn uống nghỉ ngơi điều độ và tái khám để theo dõi tiến trình điều trị bệnh
Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe vùng kín phụ nữ hiệu quả
Nếu như lá trầu hay lá chè xanh, mọi người đã biết đến từ lâu vời tác dụng vệ sinh vùng kín thì lá lốt cũng là một trong những loại cây có công dụng đặc biệt tương tự như 2 loại lá kể trên.
Sử dụng loài lá lốt trị bệnh viêm nhiễm vùng kín bằng phương pháp xông mang lại những hiệu quả tích cực cho phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh, giúp hạn chế việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ…
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị: khoảng 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua
- Bước 2: Rửa sạch lá lốt, cho vào nồi cùng nghệ và phèn chua. Đổ nước ngập 2 đốt tay
- Bước 3: Đun đến khi sôi thì cho nhỏ lửa, đun 10 – 15 phút sau đó gạn lấy 1 bát nước trong để nguội dùng để rửa vùng kín. Phần còn lại dùng để xông vùng kín.
Lưu ý: Có thể xông nhiều lần nhưng chỉ nên dùng trong ngày. Trong khi xông giữ khoảng cách vừa phải để không bị bỏng do hơi nóng bốc lên. Tuy nhiên Chúng tôi khuyên bạn chỉ thực hiện tối đa không quá 3 lần/ ngày.
Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Ngoài các công dụng nói trên, xông hơi với lá lốt còn có thể hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp một cách hiệu quả.
Các bước thực hiện vô cùng đơn giản:
– Bước 1:Chuẩn bị:
- Lá lốt một nắm (khoảng 40g)
- Hoắc hương 30g
- Tía tô 30g
- Quế chi 15g
- Ngải cứu 30g
- Cây chó đẻ hoa vàng 30g
- Cây xấu hổ 40g
- Đơn tướng quân 30g
Các nguyên liệu đều có thể dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà, hoặc các cửa hiệu thuốc nam.
– Bước 2: Thực hiện: Cho nguyên liệu vào nồi, nấu với 2 – 3 lít nước trong 10 phút.
– Bước 3. Dùng khăn trùm kín người để xông, lưu ý mở vung từ từ.
Sả + lá lốt + lá ngải cứu + muối + nước ấm
Chuẩn bị:
- 1,5 lít nước
- 5 nhánh sả tươi
- Vài nhánh lá lốt
- Vài nhánh lá ngải cứu
- 20 gram muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch các loại lá trên, sau đó bỏ vào khoảng 1.5 ít nước và muối. Đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút. Chắt lấy nước đã đun và pha thêm nước lạnh vào để nhiệt độ nước ngâm chân khoảng 40 độ C.
- Đổ nước vào thùng gỗ ngâm chân, sau đó, đặt ngâm chân ngập đến mắt cá và xoa bóp chân nhẹ nhàng.
Công dụng:
Việc bổ sung thêm lá lốt, ngải cứu khi ngâm chân với sả sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh cảm cúm giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ…
Chỉ với một vài gia vị, thảo dược có sẵn trong bếp, bạn có thể tự tạo ra các loại nước ngâm chân đơn giản mà hiệu quả. Đây không chỉ là cách “chữa bệnh” rẻ tiền mà còn là cách chăm sóc bản thân, tạo cảm giác thư thái cho cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng :
- Không nên sử dụng quá 100g trong ngày
- Những người bị nhiệt hay đang táo bón cũng không nên sử dụng
Như vậy với những thông tin trên các bạn cũng đã biết thêm về công dụng của cây lá lốt rồi không chỉ làm chế biến món ăn mà còn kết hợp với nhiều bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, lá lốt ở khu vực miền Bắc nhiều các bạn có thể tận dụng, còn khu vực miền Nam thì ít các bạn có thể tới các cửa hàng dược liệu để đặt mua.
Tại cửa hàng dược liệu Bupxanh đang có sản phẩm lá lốt khô, không chất bảo quản sử dụng an toàn các bạn hãy liên hệ SĐT để đặt hàng ngay, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và chia sẻ các bạn có thể ghé thăm trực tiếp cửa hàng ở Quận 7 tp.HCM để tham khảo các loại dược liệu vô cùng tốt.
Hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè người thân cùng biết về các bài thuốc của cây lá lốt bạn nhé. Xin cảm ơn!