Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch
Gian hàng
Hướng dẫn
Bảo hành
Hotline:
0948808065
trungtamduoclieuvn_1.
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Đang truy cập: 489
Trong ngày: 1220
Trong tuần: 1753
Lượt truy cập: 9268875

Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch

 

Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch

Cây hoa hòe khá quen thuốc với những người ở thôn quê, cây hoa hòe không chỉ là cây trồng để sử dụng hoa làm trà mà nó còn mang y nghĩa phong thủy, nhiều gia đình trồng hoa hòe, mong con cái thành công

Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch

Hoa hòe vừa thu hoạch

“Một trong những yếu tố khiến cây Hoè đóng vai trò quan trọng trong đời sống đó là phong thuỷ. Người ta tin rằng, hoa Hoè mang lại may mắn, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ. Vào thời Chu, Hoa Hoè mang ý nghĩa mang người phương xa đến, cây hoa Hoè đại diện cho Tam Công – tức 3 chức quan triều đình cao nhất thời bấy giờ, nhiều nhà trồng hoa Hoè mong con cháu đỗ đạt, thành danh, làm quan to trong triều.

Trong dân gian, ý nghĩa hoa Hoè còn được biến tướng theo nhiều kiểu, người ta tin rằng vì cây hoa Hoè mang ý nghĩa Tam Công, con cái sinh ra sẽ làm quan nên cũng dùng nó để cầu con đối với một số gia đình hiếm muộn. Phụ nữ khao khát con thường ăn hạt hoa Hoè, ngoài việc cầu tiền bạc cũng cầu lộc con.

Hoa Hoè nở theo chùm, vì mang ý nghĩa tài lộc nên khi hoa nở rộ, người ta tin rằng gia đình sẽ được nhiều may mắn, cát tường hơn.”

Cây hoa hòe được sử dụng trong đông y

Đông y gọi hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc. Do vậy, ta phải thu hái hoa hòe,  ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.

Sau khi thu hái hoa hòe, người ta tuốt lấy nụ hoa, nhặt bỏ các cành con và lá còn sót lại, rồi đem sao. Do hoa hòe có giá trị, nên một số người đã làm giả mạo nụ hòe bằng cách, lấy những cành hòe nhỏ, có kích thước gần bằng nụ hoa, đem thái nhỏ, rồi trộn lẫn vào vị thuốc. Do đó đã làm giảm giá trị chữa bệnh của hoa hòe.

Theo YHCT, hoa hòe có vị đắng nhẹ. Tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt, gây xuất huyết, như chảy máu cam, lỵ, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Phụ nữ băng kinh, băng huyết. Trên thực tế, hoa hòe có thể sử dụng dưới nhiều hình thưc khác nhau.

Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch

Hoa hòe được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

- Cầm máu, ngăn ngừa sự xơ vữa các động mạch… phòng và trị chứng tăng huyết áp, hoặc niêm mạc miệng, lưỡi bị lở loét: có thể dùng hoa hòe sao vàng, hãm uống. Ngày 4 - 6g.

- Với trường hợp hay bị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, dùng hoa hòe sao đen (đem hoa hòe sao nhỏ lửa tới khi toàn bộ bên ngoài hoa có mầu đen, bên trong vẫn còn mầu vàng), hãm với nước sôi, uống ấm, ngày nhiều lần. Có thể phối hợp với một số vị thuốc cầm máu khác, như trắc bách diệp, lá sen, cỏ nhọ nồi,  huyết dụ, địa du, mỗi vị 6g (đều sao cháy), sắc uống, ngày một thang. Uống liền một vài tuần lễ.

Trong Đông y, thường dùng bài cổ phương hòe hoa tán gồm: hòe hoa 12g, trắc bách diệp 12g, kinh giới tuệ 12g, chỉ xác 12g. Phương thuốc này, cho hiệu quả tốt,  đối với các trường hợp xuất huyết: Trĩ huyết, đại tiểu tiện ra huyết, chảy máu cam…, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết: Chấn thương, sưng đau, và chảy máu. Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6-8 g với nước ấm.

Hoa hòe còn được dùng để làm thuốc xông hơi và ngâm rửa khi bị trĩ gây đau đớn: hoa hòe, chỉ xác, mỗi vị 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 20g, cho vào nồi, thêm nước sạch, bịt kín nồi bằng lá chuối tươi, đun sôi 10 phút. Chọc một lỗ nhỏ, xông nhẹ vào nơi bị trĩ. Sau đó để nước ấm, rồi ngâm, rửa các búi trĩ, sẽ giảm được đau đớn và nhanh khỏi.

Ngoài hoa hòe ra, người ta còn dùng một số bộ phận khác của cây hòe, cũng dùng làm thuốc như quả hòe, còn gọi là hòe giác, có vị đắng, tính hàn. Quy kinh  can, đại tràng; có công năng thanh can đởm, trừ phong, lương huyết, dùng sắc uống trong các trường hợp tỳ vị nhiệt, chảy nhiều dãi, trị mụn nhọt, phụ nữ bị nhọt vú, hoặc trị tăng huyết áp, trị di, mộng tinh. Hoặc lá hòe, dùng lá tươi, sắc đặc tắm khi bị ngứa, lở, dị ứng. Hoặc đem lá hòe, đồ chín, phơi khô, sắc uống hàng ngày, trị mắt bị mờ.

Hoa hòe trị cao huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch

Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giúp nâng cao độ đàn hồi của mạch máu và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Do vậy, người ta thường dùng Hòe hoa để giảm huyết áp và phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi:

Hoa hòe là hoa của cây hòe, còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa.

Tên khoa học Sophora japonica L.Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Thường dùng hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa sấy khô của cây hòe. Đôi khi dùng quả hòe là gọi là hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

Mô tả

Mô tả: hoa hòe là một cây thuốc nam quý. Cây cao 7 - 10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15 - 25cm, lá chét 7 - 15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3 - 6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15 - 30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1 - 6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

Phân biệt: hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, màu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông màu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy màu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.

Thu hái, sơ chế: vào mùa hè khi hoa sắp nở. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, màu vàng, không tạp chất là loại tốt.

Bào chế:

Dùng hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.

Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu.

Thành phần hóa học: trong hoa hòe có từ 6 - 30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm.

Tác dụng dược lý

Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt, vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.

Tác dụngcầm máu:

Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.

Tác dụng với mao mạch:

Hoa hòe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.

Tác dụng hạ mỡ trong máu: hoa hòe phòng ngừa xơ vữa động mạch

Hòe bì có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch, giúp phòng ngừa xơ mỡ động mạch.

Công dụng hoa hòe và liều dùng

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ:

Hoa vị đắng,tính bình,quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết(hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5 -  20g dưới dạng thuốc sắc.

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.

Hoa hoè sao đen:

Trị chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.Ngày dùng 8 - 12g dạng thuốc hãm hoặc sắc.

Hoa hòe sao vàng:

Chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 12 - 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc. Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 8 - 10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5 - 3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

Cách pha trà hoa hòe:

Dùng khoảng 20 - 30g hoa hòe khô, cho vào ấm, sau đó rót nước vừa đun sôi vào, với lượng nước khoảng 300ml tức là10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau đó đợi khoảng 3 - 5 phút sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi.

Ngoài ra, có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong vòng 1 - 2 phút. 

Quý khách đã tìm hiểu qua công dụng hoa hòe, quý khach cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi, búpxanh địa chỉ bán hoa hòe uy tin, quý khach chưa biết mua hoa hòe ở đâu hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Hoa hòe được sử dụng trong các sản phẩm trà thanh nhiệt, đặc biệt trong sản phẩm trà thanh nhiệt thái bình vị thuốc khá quan trọng để tạo ra sản phẩm trà vang danh

Đánh giá

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106  + 0977768823Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.