Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 450.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Quả me rừng hay còn gọi là quả lý gai, quả me tròn... là loại quả thường mọc hoang trong rừng già quả có vị chua đây là loại thực phẩm mà người dân ấn độ thương xuyên sử dụng để bảo vệ sức khỏe của minh, quả me rừng được người ấn độ gọi là quả amla loại quả được sử dụng tươi hay được sấy khô nghiền thành bột amla để sử dụng bảo vệ sức khỏe.
Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai. Trong một số tài liệu mới đây thì có nói đến quả me rừng ngâm đường hoặc mật ong làm sirô để giải khát, thanh nhiệt... Tuy nhiên đều không thấy nói đến quả me rừng ngâm rượu, do vậy bạn hỏi về công dụng của rượu me rừng thì cũng chưa thấy tài liệu nào công bố. Hy vọng trong thời gian tới quả me rừng sẽ được nghiên cứu rõ hơn... Lời khuyên của tôi là bạn có thể ngâm với đường làm sirô hoặc làm ô mai hay sắc uống để trị một số bệnh như đã nói trên.
Quả Amla, hay gooseberries, Chúng được chứng minh rằng có thể chữa trị hầu hết các vấn đề sức khoẻ; từ giảm lượng cholesterol cho đến ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Với việc ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh được hiệu quả thần kỳ của loại quả nhỏ bé này, bạn hoàn toàn nên kết hợp chúng vào chế độ ăn uống khoảng vài lần một tuần (hay tốt hơn là mỗi ngày).
Còn được gọi là gooseberries Ấn Độ, quả Amla (hay tên khoa học Phyllanthus emblica) là một loại trái cây có kích thước từ nhỏ đến trung bình, màu xanh mọng nước có sáu đường kẻ dọc. Amla có vị chua, chát và đắng. Theo truyền thống Ấn Độ, Amla thường được sử dụng như là một loại thuốc tự nhiên nhờ hàm lượng dinh dưỡng rất ấn tượng.
Tuy có hàm lượng calo thấp, quả Amla lại rất giàu chất xơ, vitamin E và vitamin C. Chúng cũng có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu hàng ngày về các vi chất dinh dưỡng như mangan, vitamin A và kali.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100 gram quả Amla thô:
44 calo, 10,2g carbohydrate, 0,9g protein, 0,6g chất béo, 4,3g chất xơ, 27,7 miligam vitamin C, 0,1 miligram mangan, 290 IU vitamin A, 198 miligam kali, 0,1 miligam vitamin B6, 0.1 miligram đồng
1. Chống oxy hoá
Quả Amla có hàm lượng phytochemical rất cao; như furosin; axit gallic; corilagin và quercetin. Đây được xem là hợp chất có tính chất chống oxy hoá giúp chống lại những gốc tự do có hại trong cơ thể – điều gây oxy hóa các tế bào và thậm chí góp phần vào sự phát triển của bệnh mãn tính.
2. Giảm nồng độ Cholesterol
Ngoài việc hỗ trợ gan, quả Amla cũng có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Nghiên cứu cho thấy quả Amla có thể giúp làm giảm mức cholesterol trong máu; ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu cho thấy; những người từ 35-55 tuổi ăn Amla trong 28 ngày liên tục đã giảm đáng kể mức cholesterol. Điều đáng lưu ý hơn là chỉ hai tuần sau khi ngừng bổ sung Amla; mức cholesterol của họ đã tăng trở lại bình thường.
Một nghiên cứu khác trong năm 2012 được công bố trên Tạp chí Dược học Ấn Độ cho thấy việc điều trị bệnh nhân với quả Amla đã làm giảm mức triglyceride và cholesterol LDL xấu; tăng mức cholesterol HDL có lợi; đồng thời làm giảm huyết áp.
3. Tăng cường sức khoẻ gan
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan giúp cơ thể giải độc; tiết mật để hỗ trợ tiêu hóa chất béo; và tạo ra các protein quan trọng với sức khoẻ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả me rừng có thể giúp tăng cường chức năng gan và bảo vệ sức khoẻ của cơ quan quan trọng này. Cuộc nghiên cứu trên động vật vào năm 2013 cho thấy việc điều trị với chất chiết xuất từ cây Amla giúp tăng mức độ chống oxy hóa trong gan.
Các nghiên cứu khác còn khẳng định quả Amla còn có chức năng bảo vệ gan chống lại độc tính, thậm chí là ung thư.
Quý khác hãy tìm hiểu thêm công dụng cây an xoa chữa bệnh gan, ung thư gan
4. Chống ung thư
Một trong những lợi ích ấn tượng nhất của quả Amla là khả năng ức chế các tế bào ung thư. Nghiên cứu trên động vật năm 2005 được tiến hành tại Đại học Rajasthan ở Ấn Độ cho thấy việc điều trị với chiết xuất Amla làm giảm 60% khối u ung thư da.
Một nghiên cứu ống nghiệm khác từ Thái Lan cho thấy quả Amla cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư phổi; ung thư vú; buồng trứng; ung thư cổ tử cung và đại tràng.
Ngoài ra, quả Amla còn có hàm lượng phytochemical và chất chống oxy hoá rất cao. Các hợp chất này giúp trung hòa các gốc tự do có hại và có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
5. Ngăn ngừa táo bón
Quả Amla có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, hỗ trợ hoạt động đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất xơ tăng lên từ thực phẩm tự nhiên như Amla có thể giúp làm tăng tàn suất đi đại tiện. Ngoài Amla, những biện pháp giảm táo bón tự nhiên khác bao gồm uống đủ nước; giảm thiểu lượng thức ăn sẵn; ăn nhiều hoa quả; rau; đậu và các loại hạt.
6. Kiểm soát đường máu
Nhờ hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hoá cao; quả Amla còn đặc biệt hữu hiệu trong việc điều trị đường máu. Bên cạnh đó, loại siêu thực phẩm này còn được chứng minh là ngăn ngừa đường máu cao và giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường như tổn thương thận hoặc tổn thương thần kinh.
7. Giảm viêm
Mặc dù viêm có thể có lợi và là một phản ứng miễn dịch bình thường đối với thương tích; viêm mãn tính là gốc rễ của hầu hết các bệnh và liên quan đến các bệnh như ung thư; bệnh tim và tiểu đường.
Theo các nhà khoa học, quả Amla có thể giúp giảm viêm. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy chiết xuất Amla làm giảm mức độ các dấu hiệu viêm da trong tế bào của người.
Ngoài ra, các chất chống oxy hoá được tìm thấy trong amla cũng có thể giúp làm giảm viêm bằng cách trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa sự oxy hoá gây hại cho tế bào.
8. Hỗ trợ hệ tiêu hoá
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả Amla có tác dụng bảo vệ dạ dày; giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Một nghiên cứu ở Phytomedicine cho biết rằng chiết xuất Amla đã ngăn chặn sự phát triển của các tổn thương dạ dày; giảm tiết dịch dạ dày và bảo vệ chống lại thương tích ở niêm mạc dạ dày. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở các nghiên cứu khác; trong đó có ghi nhận thêm khả năng bảo vệ cơ thể chống loét dạ dày.
9. Làm đẹp và giúp da khoẻ mạnh
Nhiều thế kỷ nay, phụ nữ Ấn Độ đã sử dụng quả Amla để cải thiện tình trạng da và tóc. Điều đó càng được chứng thực rõ hơn qua các nghiên cứu được thực hiện trong vài năm gần đây.
Điển hình là một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy chiết xuất amla giúp tăng sản xuất collagen; mang đến độ đàn hồi cho da. Một nghiên cứu khác thuộc Phòng Y học Tim mạch của Viện Tim Gill thuộc Đại học Kentucky đã phát hiện ra rằng loại quả này cũng giúp tăng tốc độc lành vết thương.
Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin E cao; dầu Amla còn có khả năng kích thích mọc tóc và bảo vệ làn da.
10. Hỗ trợ chức năng nhận thức
Đối với chức năng não, loại quả kỳ diệu từ Ấn Độ cũng cho thấy nhiều tác dụng đáng kinh ngạc. Điển hình là một nghiên cứu năm 2016 cho thấy chúng giúp tăng trí nhớ và cải thiện khả năng học tập, đồng thời làm giảm lượng acetylcholinesterase, một loại enzim liên quan đến bệnh Alzheimer.
Quả Amla có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím. Những ai mắc bệnh rối loạn chảy máu nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Ngoài ra, hãy đảm bảo ngừng dùng Amla ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật để tránh tăng nguy cơ chảy máu.
Vì khả năng cao trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu; nên nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường; hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh thuốc trị bệnh khi cần thiết.
Hiện vẫn còn rất ít nghiên cứu về tác động của Amla đối với những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Hãy cẩn thận khi sử dụng và chỉ dùng khi không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Đến nay, quả Amla hay bột amla vẫn được xem là an toàn khi sử dụng, với rất ít rủi ro và triệu chứng bất lợi với sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với Amla hay có bất cứ phản ứng phụ nào; hãy ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chữa tăng huyết áp: Rễ cây me rừng 15 - 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 - 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, chia làm nhiều lần.
Làm lợi tiểu: Lấy 10 - 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 - 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.
Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.
Rễ dùng chữa: Huyết áp cao, Ðau thượng vị, viêm ruột, Lao hạch bạch huyết.
Lá dùng chữa: Phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa.
Dùng 10-30g quả; 15-30g rễ, vỏ; 10-20g lá, dạng thuốc sắc.
Quả me rừng chúng tôi chủ yếu cung cấp ở dạng khô và bột vì trong quá trình bảo quản quả tươi rất khó do vậy chủ yêu cung cấp ở đạng khô.
Bột me rừng đươc say từ quả me rừng phơi khô đảm bảo chất lượng an toàn sử dụng nên quý khách hãy yên tâm sử dụng.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn