Búpxanh 0977768823 - 0948808065
NV1: 0948808065
NV2: 0977768823
NV3: 0971011106
NV3: 0787 696963
Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7, Từ 7h30 - 21h
Cây bình bát được sử dụng làm thuốc chủ yếu trong dân gian chứ chưa thực sự được khoa học minh trứng xong cây được sử dụng trong dân gian đây là loại cây trồng hay mọc trong tự nhiên được sử dụng quả để làm thuốc hay dùng để ăn rất ngon, hiện tại búpxanh có cung cấp cây bình bát khô được sử dụng để chữa bệnh quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.
Cây bình bát được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như na xiêm, nê…Đây là loại cây mọc hoang, xuất hiện các tỉnh ven biển do đặc tính chống sói mòn và sạt lở đất.
Dưới đây là hình ảnh cây, quả, lá cây bình bát.
2. Cây bình bát có tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị lao phổi, tắc nghẽn phổi, hen suyễn, tiểu đường, u nang buồng trứng như thế nào?
Theo kinh nghiệm dân gian, rất nhiều người bị lao phổi, phổi tắc nghẽn, hen suyễn, tiểu đường, u nang buồng trứng đã dùng thuốc từ cây bình bát và đạt hiệu quả rất tốt. Nhiều bệnh nhân chỉ cần uống thuốc sau một thời gian ngắn là giảm bệnh rõ rệt. Một số người còn dùng nước nấu từ cây để phòng bệnh lao phổi cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sau đây, chúng tôi xin được chia sẻ cho bạn cách dùng thân cây bình bát hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, phổi tắc nghẽn, hen suyễn bằng cây bình bát hiệu quả nhất:
– Chuẩn bị: Thân, lá hoặc quả khô bình bát, 2lít nước sạch.
– Cách làm: Lấy 1 nắm lá thân hoặc lá hoặc quả khô cho vào nấu cùng 2 lít nước sạch. Khi sôi thì đun tiếp tầm 10 phút cho nước nấu lên màu.
– Cách dùng: Lấy nước nấu bình bát uống thay nước hàng ngày, dùng đều đặn, liên tục tới khi khỏe.
Chú ý: Những bệnh nhân nặng có thể tăng cường thêm bằng cách nấu một nắm với 1 lít nước, sắc còn 3 cốc, mỗi lần uống 1 cốc sau bữa ăn 30 phút.
Chú ý khác:
- Nước tương đối dễ uống, chúng ta có thể điều chỉnh lượng nước hoặc thuốc cho phù hợp khẩu vị nhất.
- Thuốc nấu xong bỏ đi, nước chỉ uống trong ngày, tránh nấu lại hoặc uốnng sang ngày vì chất lượng thuốc bị thay đổi.
- Người khỏe, người hết bệnh, người yếu phổi có thể uống nước nấu từ cây bình bát để tăng cường chức năng phổi, giải độc phổi và phòng chống các bệnh về phổi.
- Nước có vị mát, thơm, thanh nhiệt nên không có tác dụng phụ và có thể kết hợp với thuốc Tây trong điều trị.
- Khi sắc đặc, nước có vị rất đắng, người bị bệnh cố gắng uống sẽ nhanh hồi phục phổi hơn.
3, Ý kiến bệnh nhân sau khi dùng thuốc từ cây bình bát điều trị lao phổi và các bệnh về phổi
- Bác Nhân (Hà Nội): Tôi bị lao phổi rất nặng đến nỗi ho ra máu. Sau đó, tôi được người quen cho biết là cây bình bát có tác dụng trị lao phổi hiệu quả. Tôi không tin, do đã chữa nhiều cách, nên tôi mua dùng thử trước 01 tháng. Không ngờ, sau tháng đầu tiên các triệu trứng đã giảm, tôi tiếp tục dùng cây 02 tháng nữa thì đã không còn triệu trứng. Bây giờ, tôi cảm thấy khỏe như lúc chưa bị bệnh. Cảm ơn anh Phong. Mong mọi người bị bệnh biết được cách và dùng thử.
- Chị Minh (Phú Thọ): Tôi mới biết mình bị lao phổi. Tôi được bác sỹ cho dùng thuốc Tây. Nhưng thuốc Tây uống vào nóng, tôi khó chịu. Tôi thử tìm trên mạng và biết được cây bình bát có thể chữa. Tôi đã dùng thử. Thuốc dễ uống như nước thường, thơm, ngọt. Tôi dùng hàng ngày thay nước. Sau 03 tháng, tôi đi kiểm tra lại thì thấy phổi đã khỏe. Mọi người hãy chia sẻ cách dùng đơn giản mà hiệu quả này nhé!
Chú ý: Thuốc có thời gian phát huy tác dụng và hiệu quả tùy từng tình trạng bệnh và cơ địa từng người."
Chích dẫn
"“Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả với bệnh lao phổi của mình”, chị Nhung cho biết.
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi tỉnh của chị Cao Thị Thùy Nhung (42 tuổi, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), không ai nghĩ gần 2 năm trước, chị đã mang bệnh nặng trong người. Giờ đây, với công việc buôn bán ở chợ Nhà Bàng, chiều về nhà lại chế biến thực phẩm chay để sáng hôm sau kịp giao hàng, chị Nhung vẫn đủ sức khỏe để đảm đương công việc.
Chị Nhung cho biết, năm 2014, chị cảm thấy đau ở lưng và vùng dưới vai. Nhất là mỗi khi chiều về, những cơn đau lại nhiều hơn và mỗi ngày mỗi nặng hơn.
“Lúc đó, tôi vừa đau vừa hay bị sốt nhẹ, ho, đau họng nên ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tôi uống liền mấy ngày, các triệu chứng trên hết nhưng rồi phát lại. Thấy không ổn, tôi đến bệnh viện để khám bệnh”, chị Nhung kể.
Các bác sĩ cho biết chị viêm phổi nặng do lao phổi. Chị Nhung chia sẻ: “Tôi cũng không hiểu vì sao mình mang bệnh nặng như vậy. Trước đó tôi làm nghề bảo mẫu, công việc cũng không có gì vất vả. Sức khỏe tôi vốn rất tốt, ít khi bệnh vặt. Lúc biết mình bị viêm phổi, tôi buồn và hoang mang lắm”.
Xác định rõ căn bệnh, chị Nhung được bác sĩ cho phác đồ điều trị trong 8 tháng. Chị Nhung về nhà vừa uống thuốc, chích thuốc, vừa theo dõi định kỳ.
Trong thời gian điều trị này, chị ngày càng xanh xao, ốm yếu. Những cơn đau hàng ngày vẫn ám ảnh chị. Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh tình của chị nghiêm trọng hơn. Điều trị Tây y nhiều tháng liền mà không có kết quả, chị Nhung và gia đình không khỏi chán nản.
Rồi một người bạn cũ của chồng chị Nhung, vốn là một chuyên gia Đông y, qua hỏi thăm sức khỏe của chị, biết chị mắc bệnh về phổi, ông nói chị ghé nhà lấy thuốc về uống. Lúc đó, chị Nhung đã điều trị gần được 5 tháng theo phác đồ Tây y.
Chị và chồng bàn nhau để điều trị hết lộ trình 8 tháng, xem kết quả thế nào mới lấy thuốc Nam về uống. Tuy nhiên người bạn này bảo vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam không có ảnh hưởng gì, miễn là phân chia hợp lý.
“Tôi đến nhà người bạn này của chồng lấy thuốc về uống nhưng không nhận được thang thuốc nào cả mà được cho một khúc cây lớn bằng bắp chân. Người bạn này nói đó là cây bình bát, đem về chặt lát phơi khô rồi nấu nước uống, không cần phải thêm thuốc thang gì nữa hết. Tôi ôm khúc cây về nhà mà lòng cứ ngờ ngợ”, chị Nhung cho biết.
Được sự động viên của chồng, chị Nhung cũng làm theo lời dặn dò của thầy thuốc Đông y. Nhưng vì công việc quá bận rộn, chị không thể uống thuốc đều đặn trong ngày. Mỗi ngày, sau giờ làm chị Nhung lấy một nắm bình bát đã phơi khô cho vào siêu thuốc, đổ 3 chén nước.
Sau khi nấu còn 1 chén, rồi chị chắt ra uống. Mỗi ngày vào buổi chiều, tối chị uống 2 chén. 2 ngày cuối tuần, chị uống đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.
Chị Nhung kể: “Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả. Ban đầu thầy thuốc dặn tôi nấu cây bình bát như nước trà và uống trong ngày, nhưng bận rộn tôi không có thời gian làm. Sau này thấy có hiệu quả, tôi uống đều đặn hơn”.
Uống hết khúc cây bình bát đó, chị Nhung và chồng tiếp tục đi tìm những cây khác mọc bên bờ ruộng để sử dụng. Nhiều người thấy chị Nhung chặt cây bình bát liền tò mò hỏi, chị Nhung tận tình chỉ bảo. Nhiều người thử uống và bệnh tình cũng thuyên giảm. Hết liệu trình 8 tháng, căn bệnh viêm phổi của chị Nhung đã thuyên giảm 7, 8 phần."
Theo Tâm Sự Gia Đình
Cây bình bát được thu hoạch chủ yếu lấy thân khô sau đó được phiến mỏng để làm thuốc chữa bệnh, sản phẩm khô được đóng gói túi 1kg để bảo quản sử dụng quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi
Quý khách chưa biết mua thân cây bình bát ở đâu hãy liên hệ 0948808065 hay đến trực tiếp cửa hàng để mua sản phẩm
Liều sử dụng 30 -50g thân cây khô
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn