Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 100.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Mật mía được sử dụng nhiều trong chế biến bánh kẹo, thực phẩm mật mía an toàn hớn xo với mốt chất tạo ngọt khác.
Mật mía là chất lỏng dạng xyro tương tự như mật ong, là sản phẩm thu được từ cây mía, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm
Cây mía vốn có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Những ghi chép lịch sử về mía đã bắt nguồn từ năm 510 TCN. Thời đó, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông tìm thấy mía và viết: “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong”.
Mật mía được sản xuất từ nước mía qua quá trình cô đặc. Sản xuất mật mía, còn gọi là kéo mật hay kéo tre (hoặc kéo che), là nghề thủ công truyền thống ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là khu vực trung du phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tại một số nơi, nghề nấu mật gắn liền với nghề nấu đường thủ công.
Tại Thanh Hóa, vụ kéo mật chính bắt đầu từ khi mía bắt đầu thu hoạch, khoảng tháng 10 âm lịch đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên, chất lượng và sản lượng của mật mía phụ thuộc vào "độ chín" (chữ đường) của cây mía nguyên liệu, theo kinh nghiệm dân gian là khi cây mía bắt đầu đón gió heo may.
Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ sau đó đưa vào ép. Việc ép mía trước đây chủ yếu dùng sức người hoặc sức trâu, bò kéo, hiện nay nhiều nơi đã chuyển sang dùng máy ép, do vậy năng suất nâng cao rõ rệt, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.
Nước mía thu được sau khi ép được lọc sau đó đem đi cô, còn gọi là nấu mật. Đây là khâu quyết định chất lượng thành phẩm. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn đảo mật đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy. Trong khi nấu mật, phải vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au. Sản phẩm được để nguội sau đó rót vào thùng chứa.
Để cho ra đời sản phẩm đạt chất lượng thì người thợ sẽ có các bướt như sau:
- Nguyên liệu duy nhất là mía, mía nguyên liệu rất quan trọng từ khâu chọn giống trồng tới việc chăm sóc cho mia không bị sau bệnh. Mía khi đã “chín” tiếng hành khai thác, ép lấy nước mía. Nước mía sẽ được lọc qua vài lần sau đó tiến hành nấu.
- Công đoạn nấu mật là công đoạn quan trọng nhất, quyết định thành bại của nó. Nước mía sau khi lọc sạch thì nấu trong những vại lớn, lửu luôn ổn định, không quá lớn, cũng không quá nhỏ. Nếu lửa quá lớn sẽ làm mật trào, cháy làm cho mật có màu đen không ngon, còn lửa “non” quá thì sẽ mất thời gian, và độ chín của mất không tới cũng không ngon. Người thợ luôn túc trực tại bếp trong giai đoạn này.
- Qua công đoạn nấu chín mật là công đoạn vợt bọt, lắng mật. Mật khi tới đây nếu sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng cánh dán thì mới đảm bảo chất lượng.
Mật mía được sử dụng từ lâu đời, từ ngày xưa, thổ dân Úc đã dùng nó để chữa bệnh nhưng do nền sản xuất đường công nghiệp nó được ít người chú ý đến. Ngày nay, khoa học chứng minh đường tinh luyện rất nguy hiểm với sức khỏe con người, cùng với xu hướng trở về với thực phẩm thiên nhiên người ta đang rất chú ý đến mật mía được làm hoàn toàn tự nhiên, nguyên chất dinh dưỡng của cây mía.
Ngày nay các nhà khoa học chứng minh và đưa ra rất nhiều cảnh báo tác hại khôn lường của việc sử dụng đường tinh luyện hằng ngày tới sức khỏe con người. Bởi lễ đó xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ, tự nhiên nguyên chất được mọi người chú ý đến hơn, trong đó sản phẩm mật mía hay đường phèn vàng nguyên chất, hay đường phổi Quảng Ngãi để thay thế các sản phẩm đường tinh luyện hằng ngày còn tăng cao bên cạnh đó chính là công dụng của nó mà đường tinh luyện không còn giữ được. Dưới đây là các chất có trong mật mía đã được kiểm chứng :
Các chất dinh dưỡng có trong mật mía: carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…
Theo Đông y, mật mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu. Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
Trong Đông y mật mía dùng để bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết, người dịch vị kém, ăn uống kém hay khô miệng, tiêu đờm, trị ho, giải khát.
Mật mía được chiết xuất từ cây mía, là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình vào các tạng phổi, tụy, dạ dày, gan, có tác dụng thanh nhiệt nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát.
Mật mía được phân phối chủ yếu qua những người bán lẻ ở khắp các chợ quê.
Mật mía thường đực sử dụng phổ biến trong làm bánh kẹo như bánh giò, bánh trôi, bánh chay, kẹo cu đơ...
Sữa đậu nành mật mía
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 450 ml sữa đậu nành.
– 2-3 muỗng canh mật mía.
Cách làm:
Bạn sử dụng một chiếc nồi để đun nóng phần sữa đậu nành đến khi sữa sôi.
Đổ từ từ sữa ấm vào một chiếc cốc lớn, cho thêm mật mía và khuấy đều. Nếu bạn khuấy bằng dụng cụ đánh trứng thì sẽ tạo được thêm một lớp bọt ở bên trên.
Món sữa đậu nành kết hợp với mật mía mang đến một vị ngon lạ miệng. Vị thanh thanh của sữa đậu nành hòa hợp ăn ý với hương thơm đặc trưng của món mật mía tạo ra một thứ đồ uống mùa đông vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Bạn có thể thực hiện theo công thức này để tạo ra món đồ uống mới thay đổi khẩu vị cho mọi người trong gia đình.
Mật mía pha tinh bột nghệ
Bạn lấy 1-2 thìa cà phê tinh bột nghệ nguyên chất pha với nước ấm, sau đó cho 1-2 thìa mật mía vào! Thật tuyệt vời không gì ngon và bổ dưỡng bằng.
Đáng lưu ý, chất curcumin rất khó tan, khó hấp thu. Nó cần những chất xúc tác mới tăng khả năng hấp thu vào máu. Mật mía giúp sự hấp thu dược chất curcumin là các chất khác trong nghệ nhanh hơn, tốt hơn.
Mật mía + nghệ + chanh = công thức hoàn hão.
Ở công thức này, bạn có thể cho thêm chanh vào, đây là công thức hoàn hão bổ dưỡng tuyệt vời!
Món thịt nướng mật mía ngon tuyệt
Người miền Trung sử dụng mật mía để kho thịt, kho cá, làm bánh mật, bánh gai, bánh ngào, bánh khảo, cốm mật, chè lam, chè đỗ xanh rang, chè đỗ đen, đỗ đỏ, chè khoai sọ, khoai mài, chè củ từ, củ vạc, chè hạt sen long nhãn, chè kê, chè bí đỏ… hoặc làm đồ chấm xôi, bánh chưng, bánh gio, bánh nếp, khoai lang luộc, sắn luộc…, thậm chí dùng làm đồ uống như món nước chè xanh pha với mật mía. Và mật mía không thể thiếu khi nấu thịt cầy hoặc giả cầy…
Mật mía pha chanh
Thay vì sử dụng đường, mật ong, bạn hãy dùng mật mía. Sau khi làm nước chanh, bạn cho mật mía vào cho thêm bổ dưỡng, ngọt ngào.
Mật mía pha nước chè xanh
Mật mía chè xanh là công thức truyền thống của người dân xứ Nghệ, giúp bà con nông dân ra đồng từ sáng đến trưa, làm việc giữa những cái nắng chang chang vẫn khỏe mạnh.
- Dùng kho cá, kho thịt, nấu giả cầy, làm bò kho, bò rim: Ướp mật vào nguyên liệu cùng với các gia vị khác, tùy từng món mà dùng mật nhiều hay ít, ướp lâu hay mau.
Dùng nấu chè: Hầm đậu nhỏ lửa cùng với ít gừng tươi đập dập cho đến khi đậu mềm rồi cho mật vào đun thật nhỏ lửa ít nhất 30p cho thấm mật (nếu nấu chè nước thì nhớ rót bớt nước đậu ra mới cho mật vào để kho đậu cho thấm, sau đó mới cho nc đậu vào lại rồi đun sôi khoảng 10 nữa). (*)
- Dùng làm bánh trôi, bánh ngào, nấu kẹo cốm, kẹo lạc,...: Cho mật và nồi, đập và ít gừng tươi nấu thật nhỏ lửa để đun sôi mật rồi cho bánh or nguyên liệu làm kẹo vào đun tiếp cho đến khi sền sệt lại rồi làm bước tiếp theo. Nhớ vừa đun vừa khuấy nhẹ nhàng.
Đặc sản địa phương
Tại miền Bắc Việt Nam, mật mía được sử dụng phổ biến để làm bánh gio, bánh trôi, bánh chay… hoặc các biến thể của chúng như bánh trùng (ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), sủi dìn (ở Hải Phòng)
Ở Thanh Hóa, mật mía được trong ngày Tết để làm món chè trong ngày ông Táo về trời, để chấm bánh chưng, làm bánh gai, chè lam…
Ở Nghệ - Tĩnh, mật được sử dụng cho nhiều món ăn, bao gồm cả món mặn như thịt kho, cá kho và món ngọt như bánh mật, bánh gai, bánh ngào, bánh khảo, cốm mật, chè lam, chè đỗ xanh rang, chè đỗ đen, đỗ đỏ, chè khoai sọ, khoai mài, chè củ từ, củ vạc, chè hạt sen long nhãn, chè kê, chè bí đỏ... hoặc làm đồ chấm xôi, bánh chưng, bánh gio, bánh nếp, khoai lang luộc, sắn luộc…, thậm chí dùng làm đồ uống như món nước chè xanh pha với mật mía. Người dân Hà Tĩnh còn sử dụng mật mía để làm kẹo cu đơ.
Chọn mua mật mía ngon, chất lượng: Mật ngon nguyên chất có mùi thơm đặc trưng của mía, mở nắp chai ra 2p sẽ nghe mùi thơm khắp nhà. Mật nguyên chất không đặc quá cũng không lỏng quá, mật chuẩn có trọng lượng từ 1.3-1.4kg/l, có độ sánh cao. Nếu loãng quá là mật pha, đặc quá là mật khuấy bột. (*)
Mật mua về đổ vào nồi nấu lại cho đến khi sôi, tắt bếp để nguội cho vào chai để dùng dần cả năm mà không cần bỏ tủ lạnh. Vì mật rất dễ cháy nên khi nấu mật phải thật nhỏ lửa và thường xuyên khuấy lên, nhớ chọ cái nồi dày dày để nấu và khi nấu gần sôi thì mở nắp nồi để kiểm soát để tránh bị tràn.Khi sử dụng mật còn thừa không được đổ lại chai đang đựng mật.
Mật mía được sản xuất từ Nghệ An – Thanh Hóa được phân phối bởi trung tâm dược liệu, chúng tôi giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh còn những tỉnh thành khác được gửi qua đường bưu điện có tính cước.
Sản phẩm mật mía nguyên chất , Mật mía được bán tại búpxanh luôn có chất lượng cao nhật.
công dụng mật míađịa chỉ bán mật míađịa chỉ mua mật mía ở đâu
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn