Hoạt chất zerumbone trong cây gừng gió có thể hỗ trợ điều trị ung thư là nghiên cứu của PGS.TS Văn Ngọc Hướng, nguyên là Phó Giám đốc Xưởng sản xuất hóa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cây gừng gió ảnh: internet
Giống gừng có hoạt chất phòng ngừa ung thư
PGS.TS Văn Ngọc Hướng cho hay, hoạt chất zerumbone đã được các nhà khoa học trên thế giới phân lập từ cây gừng gió và xác định cấu trúc hóa học vào năm 1960. Đây là hoạt chất có hoạt tính phòng ngừa và chống nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư vú đã được các nhà khoa học trên thế giới công bố. Năm 2011, ông và cộng sự mới hoàn thành "Nghiên cứu quy trình chiết tách zerumbone từ cây gừng gió Việt Nam làm thuốc chống ung thư". Đây là đề tài cấp nhà nước mã số CNHD-ĐT.018/10-11, thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 của Bộ Công Thương.
Công việc bắt đầu từ việc xác định cây gừng gió ở Việt Nam và hàm lượng tinh dầu, zerumbone của nó. Trong một lần đưa sinh viên đi thực tập, khảo sát tại vùng Tam Đảo, PGS.TS Văn Ngọc Hướng kết hợp tìm hiểu, sưu tầm các bài thuốc gia truyền chống khối u của dân tộc Sán Dìu. Dưới sự chủ trì của PGS.TS Văn Ngọc Hướng, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình phân lập zerumbone tinh khiết từ củ gừng gió vùng Tam Đảo với hiệu suất 0,35% và độ tinh khiết đạt 99,5%.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định được công thức phân tử và công thức cấu tạo của zerumbone bằng máy sắc phổ; khảo sát hoạt tính chống ung thư in vitro (thí nghiệm trong ống nghiệm) của zerumbone phân lập với 3 dòng ung thư ở người là: ung thư gan - Hep2; ung thư phổi - Lu và ung thư cơ tim RD. Kết quả cho thấy, zerumbone có tác dụng chống lại sự phát triển của 3 dòng ung thư trên. Kết quả thử nghiệm in vitro là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục thử hoạt tính chống ung thư in vivo (thử nghiệm trên động vật). Sau khi cấy ghép tế bào ung thư Sarcoma 180 trên 60 con chuột nhắt trắng nuôi trong 25 ngày. Kết quả là 30 chuột đối chứng nuôi không uống zerumbone chết 100%, 30 chuột uống 2mg zerumbone/kg còn sống khỏe mạnh 53,7%. Tỷ lệ phát triển khối u ở chuột điều trị zerumbone là 41,3% và 58,7% không phát triển khối u.
Không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu về sự ức chế tế bào ung thư của hoạt chất zerumbone, nhóm nghiên cứu còn phát hiện hoạt tính phòng ngừa tái phát ung thư của zerumbone bằng cách thử nghiệm trên chuột và cho kết quả khả quan.
Gừng gió Tam Đảo có nhiều hoạt chất nhất
PGS.TS Văn Ngọc Hướng tiến hành điều tra, khảo sát cây gừng gió ở các địa phương chọn giống và đất trồng phù hợp để gây giống phục vụ nghiên cứu. Sau thời gian dài phân tích chỉ số zerumbone trong cây gừng gió thu thập từ các địa phương, PGS.TS Văn Ngọc Hướng và cộng sự kết luận: Hàm lượng tinh dầu và zerumbone trong cây gừng gió trồng ở vùng Tam Đảo đạt 89,7%, cao nhất so với địa phương khác, thậm chí so với một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia... Đồng thời, tuyển chọn được giống gừng gió theo hai tiêu chí sinh thái và hóa học để gieo trồng làm nguyên liệu sản xuất Zerumboner tại vùng Từ Sơn (Bắc Ninh).
PGS.TS Văn Ngọc Hướng đã đưa ra quy trình công nghệ và thiết kế dây chuyền sản xuất tinh dầu gừng gió và zerumbone quy mô 50kg tinh dầu/mẻ và 100g zerumbone/mẻ. Đặc biệt là xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của zerumbone 98 - 99%. Độc tính cấp được tiến hành thí nghiệm trên chuột nhắt tiêu chuẩn, còn độc tính bán trường diễn được thí nghiệm trên thỏ. Kết quả cho thấy, zerumbone 98 - 99% không có độc tính cấp, độc tính bán trường diễn cũng như độc tính gen rất có triển vọng trong nghiên cứu thuốc chống ung thư. Đây là cơ sở để PGS.TS Văn Ngọc Hướng kết hợp với Công ty Dược phẩm Bắc Ninh bào chế thành công viên nang Zerumboner làm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư.
Thực phẩm chức năng Zerumboner đáp ứng các chỉ tiêu an toàn thực phẩm được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường để hỗ trợ điều trị 4 loại ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư máu) mà không cần qua thử nghiệm lâm sàng.
HÀ BÌNH
Nhận diện cây gừng gió
Vào năm 2000, khi hay tin ông Nguyễn Văn Q., sinh năm 1938, ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị bệnh xơ gan cổ trướng đơn thuần (bụng to như bụng phụ nữ mang thai tháng thứ 8, bè, da niêm mạc vàng nhạc xanh) hết bệnh, chúng tôi rất ngạc nhiên vì đây là trường hợp hy hữu. Qua tìm hiểu được biết ông Q. chữa được bệnh xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan và theo ông, đã điều trị xơ gan cổ trướng bằng cây mai gan không được uống rượu bia, phải ăn nhạt ít muối mắm.
Tôi tìm đọc sách, tài liệu về cây, con thuốc Nam dược của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và của nhiều tác giả khác viết về cây thuốc Việt Nam nhưng không sao tìm ra được lai lịch cây mai gan. Qua tìm hiểu từ thực tế được biết đồng bào dân tộc miền núi gọi cây mai gan là cây ngải xanh. Lật lại tài liệu có cây ngải xanh là tên khác của cây gừng gió (trang 368, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS - TS Đỗ Tất Lợi, NXB Y học, 2004)
Gừng gió còn có tên khác: riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời, riềng dại; khuhet phtu, brateal, vong atic (Campuchia); ginembrefou (Pháp), phong khương, khinh keng (Tày), gừng dại, gừng giềng. Tên khoa học: Zingber zerumber (L) sm, thuộc họ gừng: Zingiberaceae. Cây cao từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc củ non có màu vàng thơm. Củ càng già càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, có mùi thơm ngọt, dễ chịu. Lá mọc xếp lớp, không cuống, thuôn dài đầu nhọn, phía trên màu xanh lục, hơi nhạt ở phía dưới; bẹ nhẵn, trừ phía trên có lông...; cụm hoa dài 30 - 60 cm, phủ đầy vẩy, mép có mang lông hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ đài và tràng màu trắng cánh môi màu vàng nhạt. Quả nang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm màu trắng, mùa có hoa vào tháng 5 - 6. Cây gừng gió mọc hoang ở khắp nơi, chịu đất ẩm ướt - mát, bìa rừng, ven suối, đất núi rậm. Có thể trồng trong chậu kiểng để nơi râm mát ở gia đình, thuộc loại cây cảnh đẹp.
Một vài công dụng khác của gừng gió
Phân tích về dược lý trong củ gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Trong tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%; monocyclic, sesquiterpen seton, zerumbom 37,5%.
Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng táng phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết, chứng trúng gió, chóng mặt nôn nao ngất xỉu, quan trọng hơn là tác dụng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào... Thân rễ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch giã nhỏ thêm ít rượu chắt nước uống chữa trúng gió bị ngất, lấy bã chưng nóng xoa xát khắp người trị chứng tê chân lạnh. Thường dùng thân rễ thái mỏng ngâm trong rượu với liều 40 - 50g tươi hay sấy khô trong một chai nước 650 ml, ngâm trong thời gian 15 - 20 ngày, gạn xác lấy nước uống mỗi ngày 3 ly nhỏ như khai vị rất tốt với những bệnh nhân suy dinh dưỡng (trừ xơ gan cổ trướng). Thân rễ gừng gió giã nát cùng với lá chàm mèo, đắp làm thuốc cầm máu vết thương. Zerambom, thành phần chính của tinh dầu gừng gió ức chế sự phát triển của Micrococus Pyogenes Var, Aureus và Mycobacterium, Tusberculosis.
Củ cây gừng gió có tác dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần, nghĩa là không có viêm gan siêu vi B, C dương tính, và loại trừ ung thư gan. Mặt khác trong bệnh lý về nội khoa, ngoài việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, sinh học, siêu âm, nó còn dựa trên cơ địa của mỗi người, có người chịu, có người không. Do đó vẫn phải thận trọng khi tìm chọn cây thuốc, tránh việc dùng thang thuốc thiếu khoa học.
Bác sĩ Trang Xuân Chi
(Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định)
Địa chỉ bán củ gừng gió uy tín
Gừng gió được thu hoạch rửa sạch cá lát phơi khô để bảo quản, gừng gió khô được đóng gói túi 1kg tiện sử dụng, quý khách mua gừng gió hãy liên hệ với chúng tôi.