Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 250.000 VND
Đánh giá 9 lượt đánh giá
Gần đây xuất hiện thông tin có một loài cây có thể điều trị được bách bệnh, đó là cây gừng gió. Liệu thông tin này có chính xác và thực hư công dụng của cây thuốc này là gì ?
Dạo qua một số trang mạng chúng tôi thấy có rất nhiều trang mạng viết về công dụng điều trị bách bệnh của cây gừng gió. Các trang mạng ngày đặc biệt nhấn mạnh 2 tác dụng chính của gừng gió đó là tác dụng điều trị xơ gan và tác dụng điều trị bệnh ung thư.
Vậy thông tin này liệu có chính xác ở bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của cây thuốc này.
Cây gừng gió còn có tên gọi khác là cây riềng gió, ngải mặt trời, ngải xanh, riềng dại
Tên khoa học
Zingtber zerumbet Sm. Thuộc họ gừng
Khu vực phân bố
Cây gừng gió thường mọc hoang ở các vùng đồi núi phía Tây Bắc, ngoài ra một số gia đình cũng thường trồng cây thuốc này trong vườn nhà để làm thuốc.
Bộ phận dùng
Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây gừng gió là củ. Ngoài ra một số nơi còn sử dụng cả lá làm thuốc.
Thường dùng dạng tươi hoặc dùng khô.
Thành phần hóa học
Trong củ gừng gió có chứa phần lớn là tinh dầu, Ngoài ra còn có chất xơ.
Củ gừng gió có vị đắng tính Bình. Theo y học cổ truyền cây gừng gió có một số tác dụng chính như sau:
Tác dụng kích thích tiêu hóa.
Tác dụng điều trị các chứng đầy bụng ợ chua, khó tiêu.
Tác dụng điều trị chứng nôn nao, cồn cào và chóng mặt
Tác dụng tẩy độc đường ruột
Tác dụng làm ấm bụng
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu
Người bị suy giảm chắc năng tiêu hóa
Người thường xuyên bị lạnh bụng.
Người bình thường không bệnh tật gì, dùng hàng ngày đặc biệt trong những ngày lễ, ngày tết để giúp tiêu hóa tốt hơn.
Cách dùng, liều dùng
Có hai cách sử dụng gừng gió đó là sắc uống hoặc ngâm rượu.
Cách sắc uống: Lấy 20 gam củ tươi đun với 500ml lít nước để uống trong ngày.
Cách ngâm rượu: 1kg củ tươi ngâm với 1 lít rượu. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được. Sử dụng rượu gừng gió hàng ngày trong mỗi bữa ăn, mỗi lần dùng tập 1 đến 2 ly nhỏ. Rượu gừng gió có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ngăn ngừa và điều trị các chứng đầy hơi và khó tiêu rất tốt.
Cây gừng gió liệu có tác dụng điều trị bệnh xơ gan và bệnh ung thư ?
Theo các sách cổ về Y học, chúng tôi nhận thấy dân gian chỉ mới ghi nhận về tác dụng của cây gừng gió trong điều trị bệnh tiêu hóa kém, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp tẩy độc đường ruột.
Y học Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cây thuốc này. Do vậy thông tin nói rằng cây gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan và bệnh ung thư là không có căn cứ.
Cách dùng
- Cách 1: sao vàng từ 20-50g gừng gió, sau đó sắc thuốc để uống mỗi ngày.
- Cách 2: thái mỏng thân và rễ củ gừng gió, rửa sạch ngâm trong rượu 40 – 50o trong thời gian 15-20 ngày (40-50g/650ml). Gạn lấy rượu uống mỗi ngày 3 ly (mỗi ly 15 -20ml
- Cách 3: lấy một khúc gừng cỡ 2 đốt ngón tay đem rửa sạch, để nguyên vỏ, sắt lát mỏng rồi bỏ vào chén đem chưng cách thủy cho lâu hơn 1 giờ. Ngày uống 3 lần.
Trị chứng cảm lạnh do mưa:
Lá gừng gió tươi 50g, lá khuynh diệp 50g, vỏ quýt phơi khô 10g, sắc trong 1.000ml nước. Sau khi sôi 10 phút, xông đổ mồ hôi, lấy xác chà xát khắp ngực và lưng, sau đó lau khô, đắp chăn ấm. Nghỉ dưỡng 20 phút.
Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh:
Củ gừng 10g, lá khoai mỡ 5g, hoa khoai mỡ 10g, sắc 3 bát nước còn nửa bát. Uống 2 lần/ngày, liên tục 3 ngày.
Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng:
Ngọn bí đỏ 50g, cà chua chín (bỏ hột) 50g, củ gừng gió 5g, thịt cá hồng (bỏ xương) 50g, 1/3 thìa bột nêm, 1/4 muỗng đường cát. Tất cả nấu với 500ml nước còn 300ml, chia làm 2 phần ăn trưa và chiều. Cách ngày ăn 1 lần.
Nam giới trung niên bị mỡ trong máu:
20g củ gừng gió, xắt sợi, 10g lá gừng gió xắt nhuyễn, táo tàu khô 10 quả, 30g mộc nhĩ đen, 30g nấm bào ngư, nấu tất cả trong 1 lít nước còn 500ml. Chia làm 5 phần, ăn trong ngày. Cách 3 ngày ăn 1 lần, liên tục 10 lần.
Trị đau nhức khớp chậu:
50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, cả hai xắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt rang vừa vàng sẫm, 2 củ hành 20g, 15g hành lá xắt nhỏ, 200 - 350g lươn (bỏ vào dấm cho tiết nhớt, mổ bỏ ruột, chỉ máu, không bỏ đuôi) nêm gia vị, nấu trong 800ml nước còn 300ml. Chia làm 2 phần (ăn trưa, chiều), cách 2 ngày/lần, liên tục 15 lần. Có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bị đau bụng, nhức mỏi tứ chi và nửa đầu.
Trị chứng ăn khó tiêu:
30 - 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 quả chanh muối, cho vào 200ml nước, đun sôi 15 phút, vớt bỏ bã, uống nước cách nhau 5 phút sẽ tiêu hóa tốt, ợ, trung tiện, thông tiểu tốt. Nằm nghỉ 10 phút.
Giúp cầm máu vết thương
10g gừng gió, 10g lá chàm mèo, giã nhuyễn, đắp lên vết thương
Kiêng kị khi dùng gừng gió
- Người nhiệt tích, nóng trong không dùng gừng gió
- Khi dùng gừng gió cần chú ý sử dụng đúng liều lượng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Đối với những bệnh nhân mắc chứng xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc phải ăn nhạt và hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh.
Sản phẩm được bào chế ở dạng khô quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi
mua củ gừng gió ở đâuđịa chỉ bán củ gừng giócung cấp củ gừng gióphân phôi củ gừng gióbán củ gừng gió khô
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn