Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 400.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Cây xô thơm được sử dụng khá nhiều hiện nay chủ yếu là làm gia vị trong món ăn, cây xô thơm cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, ngày nay xô thơm được
Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá nên cây xô thơm có tác dụng giảm viêm đau, trị viêm họng cực hiệu quả. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm ngay triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
Cách dùng: Rất đơn giản, hãy đun lá xô thơm thành dạng trà và uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với mật ong để tăng hương thơm, giảm vị đắng cũng như tăng hiệu quả nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó.
Xô thơm là loại thảo mộc có một lịch sử rất dài được sử dụng trong ẩm thực hay y tế. Người Ai Cập cổ đại sử dụng xô thơm như một loại thuốc gây tê (Bown, 1995). Vào thế kỉ thứ I Công nguyên, Bác sĩ Hy Lạp Dioscorides đã có báo cáo về việc dịch nước từ xô thơm làm ngừng chảy máu vết thương, và làm lành các vết lở loét. Ngoài ra, một loại trà được làm từ lá xô thơm đã có một lịch sử lâu dài được sử dụng điều trị viêm họng và ho; thường là bằng cách súc miệng. Nó cũng là loại thảo mộc điều trị bệnh thấp khớp, kinh nguyệt quá nhiều, và ngưng sữa mẹ sau khi cai sữa cho con. Đặc biệt nó được chú ý trong việc tăng cường hệ thống thần kinh, cải thiện trí nhớ và các giá quan. Xô thơm được chính thức ghi tên trong từ điển Y tế Hoa Kỳ từ 1840 – 1900.
Phải nói rằng nghe tới xô thơm thì nhiều nhưng dùng nó nấu lại ít, bởi nó rất kén nguyên liệu (kén vô cùng).
Khác với xạ hương và hương thảo, xô thơm khô gần như chả có mùi gì. Tốt nhất cứ đi tìm xô thơm trước khi muốn nấu món gì đó, loại rau thơm này không đến nỗi dễ héo.
Xô thơm hơi khó kiếm như vậy vì ít người biết dùng nó nấu nên bữa, thành thử siêu thị thường không nhập. Ngoài mùi thơm ra xô thơm còn có vị hơi đắng, thời xưa thiên hạ chuyên dùng xô thơm để làm thuốc. Tinh dầu xô thơm chuyên chữa các bệnh về đường ruột và răng miệng. Người xưa còn dùng trà xô thơm để chống viêm lợi, chảy máu nướu… trước khi có kem đánh răng gây ung thư.
Trà xô thơm, hiện nay hơi lỗi mốt nhưng thời xưa nhiều người dùng nó sau khi ăn để chống viêm nhiễm.
Xô thơm cũng có mặt trong ẩm thực phương Tây, có điều nó hơi kén chọn, tuy là rau thơm nhưng mùi nó ẩn, không tỏa ra nồng nàn như xạ hương. Nó dậy hương hơn ngò tây một chút, còn bản thân vị khi ăn vào lại nhẹ nhàng so với húng tây. Bởi vậy xô thơm hợp với những nguyên liệu “giữa giữa”, ví dụ như khoai lang và các loại bí đỏ (những thứ không phải rau lá; mà lại ngọt hơn, đậm đặc hơn các loại củ thông thường.)
Súp bí đỏ. Xô thơm rất hợp với món súp này (có thể bỏ nhiều xô thơm hơn trong hình nhé). Bí đỏ ngọt, đặc, thơm, và béo; loại rau mùi nào nhẹ quá thì lép vế, mà nặng quá thì đánh nhau, vì vậy cứ lưng chừng như xô thơm mới hợp.
Nghe có vẻ rất chi là ăn chay? Thì người ăn chay rất khoái xô thơm mà. Xô thơm hợp với củ nhiều hơn với thịt, nhất là nếu đã nhai rau, khoai tây, cà rốt, với bông cải mãi rồi thì thêm những món bùi bùi như khoai lang, bí đỏ sẽ đem lại cảm giác beo béo cho người ăn. Xô thơm còn là một vị thuốc nữa nên ít nhiều nó cũng bổ sung lắm vitamin.
Pasta với bí đỏ nướng và xô thơm, trộn sốt bơ.
Nhân tiện kể khổ: cái món bí đỏ xào mà các bà mẹ Việt Nam hay ép con ăn là món chán nhất trên đời. Nó bở bở, nhầy nhầy, nhão nhoẹt, và lênh láng dầu. Sao không ướp muối tiêu rồi nướng bí đỏ với xô thơm? Không tốn dầu bằng mà nguyên liệu sẽ ngon hơn. Thậm chí có thể dùng để trộn pasta nữa.
Món khoai lang nướng xô thơm. Khoai lang cũng ngọt bùi giống bí đỏ nên rất hợp với xô thơm. Bạn nào ngán nướng khoai tây bột bột thì thử nướng khoai lang với xô thơm để đổi vị xem sao.
Còn đây là món ravioli nhân bí đỏ và xô thơm. Ravioli là một món của Ý, na ná hoành thánh của Tàu, thường có nhân tôm, nhân thịt. Bạn nào ăn chay thì thay thịt bằng bí đỏ hoặc khoai lang, bỏ thêm xô thơm vô cho thơm.
Nhưng nếu vậy thì đem xô thơm ra ăn chay mãi sao? Chắc chắn không rồi. Giống với củ, xô thơm hợp với thứ thịt “ngang ngược”. Nồng mùi hơn các loại thịt trắng như cá, gà; nhưng nhẹ hơn thịt đỏ như cừu bò, thì đó là thịt gì? Chính là thịt heo.
Heo thuộc loại thịt dễ sử dụng; làm thịt băm, nướng, luộc, xào… hoặc quay giòn theo kiểu Tàu giống bạn Ý Nhi đã chỉ. Thế nhưng miếng heo nướng giống Tây thì làm kiểu mô? Kiểu ướp muối tiêu, đem áp chảo cho cháy xém hai mặt rồi bỏ vào lò nướng với xô thơm.
Miếng cốt lết heo dầy, chỉ cần mướp muối tiêu đem áp chảo, sau đó nướng lò với xô thơm là rất ngon (không có lò thì bỏ xô thơm vào chảo lúc hai mặt thịt đã hơi cháy, sau đó giảm lửa rồi tiếp tục nấu trên chảo đến khi thịt chín hết). Như vậy bạn sẽ bỏ được khâu nước mắm với bột nêm mà vẫn ra món thơm phức.
Cực kỳ hợp nữa là cốt lết heo nướng với xô thơm, sau đó nghiền khoai lang (thay vì khoai tây hơi nhạt nhẽo), rồi xếp xô thơm vô giữa hai thứ như trong hình và thưởng thức. Món ăn vừa đẹp vừa có vẻ rất “đẳng cấp” dù ta đây chả làm gì cầu kỳ. Có lần tôi làm món này để mời một cô bạn chưa ăn xô thơm bao giờ. Nàng ta khoái quá nên lôi xô thơm ra chén sạch trước.
Nguyên khúc đùi heo nướng giòn với xô thơm (da có vẻ giòn như da heo bạn Ý nhi quay).
Và tất nhiên, do hợp với thịt heo nên xô thơm thường xuyên có mặt trong những khoanh xúc xích ngon lành. Các kiểu xúc xích công nghiệp đầy khả nghi bán trong siêu thị luôn né dùng xô thơm tươi vì rau thơm tươi rất dễ ỉu; cùng lắm họ bỏ lá khô, bỏ hành tỏi, hoặc tệ hơn nữa là các chất điều vị với hương nhân tạo. Ai đã ăn xúc xích tươi ngon sẽ hiểu rằng khi cắn miếng xúc xích ta phải thưởng thức được vị ngọt của thịt, biết rằng mình đang nhai thịt; mắt phải nhìn thấy xô thơm còn mũi phải hít được mùi thơm của xô thơm. Nguyên cây xúc xích tuy nhiều nhưng ăn vô lại không ngán.
Làm xúc xích thực chất rất đơn giản. Chỉ cần trộn thịt heo băm với xô thơm, muối, tiêu, và hành tỏi băm (rảnh nữa thì cắt vỏ trái táo rồi bào nhuyễn trái táo ra, chắt cho bớt nước, và nhồi vô thau thịt). Sau đó nhồi thịt vào màng lột từ ruột heo (không có máy nhồi thì dùng bịch bắt bông kem to, gắn ngòi tròn đơn giản làm bằng nhôm vào bịch bắt, bọc ngòi nhôm bằng màng ruột heo, cho thịt xúc xích vào bịch rồi bóp nó ra, kết quả sẽ y chang máy nhồi).
Đông lạnh mớ xúc xích đó, khi nào cần thì rã đông vài cái, đem nướng lên là sẽ có những thanh xúc xích ngon lành.
Xô thơm hơi kén so với các loại rau thơm khác, nhưng dùng với đúng nguyên liệu thì nó ngon chả kém gì. Ngoài ra, xô thơm còn được lưu giữ và sử dụng như một loại thuộc, tuy nhiên cần lưu ý là không sử dụng quá 15g mỗi ngày.
Sage là loại gia vị thích hợp với các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), thịt lợn và xúc xích. Đối với các loại rau thì sage thích hợp với cà tím, cà chua, đậu. Với loại gia vị này, chắc chắn quý khách sẽ có những món ăn tuyệt vời từ thịt gia cầm mà không lo có mùi tanh, hôi của thịt nữa.
Lá xô thơm không những được sử dụng làm gia vị cho các món ăn mà còn được sử dụng làm trà uống rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của lá xô thơm:
Đầu tiên là Xô thơm với mật ong, rất dễ thực hiện để có một loại thuốc thảo dược tuyệt vời hoặc cho món tráng miệng, để làm cocktail.
Rượu Xô thơm cũng cực kì đơn giản. Xé nhỏ lá xô thơm cho vào một lọ thủy tinh có nắp đóng kín, cho rượu vodka hoặc loại rượu mạnh sạch khác. Đậy kín và để ở một nơi tối trong 3 tuần hoặc lâu hơn. Lắc nhẹ hang ngày. Sau đó lọc bỏ lá và để lại nước trong một lọ thủy tinh tối màu.
Có rất nhiều cách để sử dụng rượu xô thơm, đầu tiên phải kế đến việc chăm sóc cá nhân:
Cuối cùng là xô thơm phơi khô để pha trà. Làm sạch lá xô thơm và cột thành những chùm nhỏ. Để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Khi lá khô hoàn toàn là có thể ngắt lá để pha trà. Bảo quản xô thơm trong lọ thủy tinh đậy kín.
Cây xô thơm hiện nay chủ yếu chỉ bán ở dạng cây giống chưa có lá thành phẩm với số lượng lớn để sử dụng, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ trước.
Tinh dầu xô thơm nguyên chất 140.000đ/ chai 10ml
Tinh dầu Xô thơm Salvia officinalis giúp giảm đau buồn, kích thích giác quan. người trung quốc cho rằng khi massage với tinh dầu lá xô thơm sẽ giúp điều trị chứng vô sinh.
Tính năng
Trong liệu pháp tinh dầu, cây xô thơm được sử dụng với nhiều mục đích điều trị khác nhau, từ tăng cường sức khỏe hô hấp đến tăng cường bộ nhớ. Xô thơm cũng là một hương thơm phổ biến trong nước hoa và các loại nước thơm, đặc biệt dành cho nam giới.
Cây xô thơm cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên (mặc dù dùng dạng tinh dầu để ăn uống không được khuyến cáo).
Tinh dầu xô thơm được chiết xuất 100% từ cây xô thơm
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn