Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Cây xó nhà thường được người dân trồng để làm cảnh cây sông lâu năm chịu được hạn, trồng cây này ít khi bị chết, cây có hình dáng đẹp.
Gỗ của cây sử dụng chữa bệnh khá hiệu quả
Tên khoa học Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep).
Thuộc họ Hành Alliaceae.
Huyết Giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.
Huyết Giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.
Cây Huyết Giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Núi đất không thấy có huyết giác. Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loài nấm nào gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm.
Khả năng thu mua Huyết Giác hằng năm của ta có thể lên tới 20-30 tấn. Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm. Chặt về phơi khô là được. Huyết giác hiện nay được thu mua để dùng trong nước và suất sang Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm hiểu được đông y Trung Quốc dùng để làm gì. Tên huyết giác chỉ là tên các nhà đông y Việt Nam thường dùng mà thôi.
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961 nghiên cứu sơ bộ Đặng Thị Mai An không thấy antoxyan, không thấy có cacmin và cũng không thấy chất nhựa.
Chỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam.
Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ, thấy chất tan trong rượu 1/270 có tác dụng giãn mạch
Huyết Giác còn là vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân, chưa thấy được ghi trong tài liệu nào.
Tính vị, tác dụng: Huyết giác có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
Chỉ định và phối hợp: Hoa ăn được
Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa.
Đơn thuốc.
Người ta thường thu gom huyết giác từ gốc cây do nhựa chảy ra tạo thành, sau đó đem về phơi khô kỹ để sử dụng, quý khách cần sử dụng huyết giác vui lọng gọi điện cho chúng tôi, được giao hàng miện phí tại thành phố hồ chí minh.
Huyết giác là một vị thuốc rất quý được dùng nhiều trong những bài thuốc giúp bổ máu hay chữa bện đau nhức xương khớp.
Cây xó nhà người ta thường dùng làm thuốc với tên vị thuốc là huyết giác, khi cây xó nhà bị sâu đục sau đó nhựa của cây tiết ra sau đó người ta lấy phần bị sâu đục để làm thuốc
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn