Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Cây ngũ trảo Theo Đông y, ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa.
01. Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi: Lá ngũ trảo 100g, lá bưởi, lá cam 40g, lá chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu trong 5 lít nước để xông.
02. Trị phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng: Lá ngũ trảo 16 – 40g rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày trước chu kỳ kinh.
03. Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu: Vỏ cây ngũ trảo 12g rửa sạch cắt khúc, cho vào ấm sắc uống lúc còn nóng, dùng trước bữa ăn 30 phút.
04. Hỗ trợ chữa đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.
05. Trị đau nhức khớp xương, bầm tím do va đập: Lá ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 37 độ C bó chỗ sưng đau. 20 phút sau thuốc nguội sao lại và bó tiếp ngày 3 lần. Dùng liền 5 ngày.
06. Hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản, suyễn: Lá ngũ trảo 2g sắc uống lúc còn nóng, có thể thêm 6g cam thảo sắc cùng. Một liệu trình 10 ngày.
07. Hỗ trợ chữa đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng 40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.
08. Kháng viêm, giảm đau, trị thấp khớp, trị ho (tương tự dextromethor phan trong trị ho, giảm ho và thư giãn cơ trơn; tương tự phenylbutazon và ibuprofen trong trị đau nhức, thấp khớp). Lá Ngũ trảo tươi có tác dụng kháng viêm giảm đau, chống dị ứng tốt.
09. Kháng sinh, kháng nấm, chống lăng quăng: nước sắc/trích tinh bằng cồn của Ngũ trảo được thử nghiệm cho thấy có tính kháng sinh đối với Bacillus subtilis, Escherichia coli, Salmonella typhi, Vibrio mimicus, Staphyllococcus aureus, Proteus vulgaris, Proteus aeruginosa, và 3 loài nấm (Aapergillus niger, Aspergillus flavon, Candida albicans). Nước sắc hoặc rượu Ngũ trảo có tác dụng kháng sinh trên các vi khuẩn trên trị trúng thực, sình bụng, tiêu chảy, huyết trắng, nhiễm trùng da… Để diệt nấm thì nước sắc tốt hơn cồn (gội đầu trị nấm tóc, nước sắc để rửa âm đạo trị Candida albicans). Tinh dầu hoặc nước sắc lá Ngũ trảo có thể diệt lăng quang, chống muỗi.
10. Bảo vệ gan và dạ dày: Ngũ trảo có tác dụng bảo vệ màng nhầy ruột và gan (trị viêm gan, đau dạ dày). Nhưng tránh dùng liều cao vì gây độc tế bào.
11. Chống oxy hóa: trích tinh bằng cồn ethyl lá Ngũ trảo cho thấy có tác dụng chống oxy hóa, kể cả giảm sự oxy hóa chất béo. 12 g trà Ngũ trảo hàng ngày giúp trường thọ.
12. Chống nọc rắn: thử nghiệm trích tinh cồn của Ngũ trảo trên nọc rắn lục Vipera russellii và rắn hổ Naja kaouthia cho thấy có tác dụng trung hòa nọc của chúng. Như vậy kinh nghiệm dân gian dùng lá Ngũ trảo nhai nuốt nước, bã đắp khi bị rắn cắn là có cơ sở.
13. Chống co giật: nghiên cứu cho thấy Ngũ trảo có tác dụng chống co giật, nó làm giảm pentylenetetarazole là chất gây ra cơn co giật.
14. Tác dụng giải lo: ở liều 6 g lá Ngũ trảo khô có tác dụng an thần, chống stress và làm dễ ngủ.
15. Tính kháng vi tơ trùng: trích tinh rễ Ngũ trảo có tính làm bất động vi tơ trùng Brugia malayi (gây bệnh phù chân voi).
16. Tác dụng chống nghiện: hột Ngũ trảo phơi khô, tán mịn ngâm rượu có tác dụng chống cơn nghiện ma túy, rượu, thuốc lá do tính kháng viêm giảm đau và an thần của nó.
17. Chữa liệt nửa người do tai biến đột qụy:
Dùng lá ngũ trảo, thái lát nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ. Khi dùng sao nóng trải lên phía dưới người bị liệt cho họ nằm. Sử dụng dài ngày người liệt có thể tự trở mình và dần dần có thể đi lại được. Đây là một bài thuốc có thể giúp ích được nhiều người và không tốn tiền. Có thể làm tại nhà và tự trồng xung quanh nhà mình để làm thuốc. Đã có rất nhiều người chữa trị bằng cách này và dần hồi phục sức khỏe.
Trong trường hợp liệt mà trong thời gian hồi phục, có thể dùng lá cây ngũ trảo phơi khôi, dùng sao khử thổ. Nếu chữa cánh tay hoặc cẳng chân, nên may 1 cái túi bằng chiều dài của tay và chân, khi sao nóng để nguội và dồn vào túi, để nhiệt độ vừa phải bỏ tay hoặc chân vào xông khi nguội, tiếp tục bỏ vào sao và sử dụng lại. Một ngày sử dụng khoảng 3-5 lần, dùng khoảng 1-2 tháng sẽ thấy kết quả hiệu nghiệm. Về lưng thì rải xuống nệm và nằm lên ở nhiệt độ khoảng 37 độ vừa với nhiệt độ con người chịu đựng.
Những người bị liệt giường nên lưu ý vào những ngày hè oi bức, nên kiểm tra thường xuyên xem lưng có bị nóng hầm hay không. Vì chỉ cần hầm trong vòng 3 ngày là có thể gây ra vết loét vì thế phải dùng những dụng cụ chống loét. Nếu có điều kiện, nên sử dụng giường y tế dùng cho họ dưỡng bệnh, đặc biệt phải có nệm chống loét vì đây là nệm bơi hơi tự động làm mát lưng cho người nằm lúc nào cũng ở lưng là 27-28 độ. Giường y tế có thể giúp những người bị liệt nằm một chỗ điều trị dễ dàng hơn. Nâng đầu và nâng chân giúp họ thở dễ dàng đối với những người già hay bị viêm phổi, suy tim, viêm xương khớp hoặc bị bệnh COPD.
18. Cách chế xi rô để trị ho:
Ngũ trảo: 4 muỗng canh vun bột lá Ngũ trảo cho vào 4 ly nước (1 lít). Đun sôi 50 phút. Lọc lấy nước cốt và thêm 1 ly mật ong. Đun nhỏ lửa trong nồi sứ cho đến khi có độ sệt dạng xi rô. Để nguội, cho vào chai màu nâu, nút kín để dành. Trị ho trẻ con: mỗi lần 1 – 2 muỗng cà phê, ngày 3 lần.
Theo Bs. Nguyễn Thu Hương, Ds. Phan Đức Bình, Y Khoa Kim Minh
Cây ngũ tráo được thu hái trong tự nhiên phơi khô để bảo quản sử dụng, quý khách cần sử dụng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn