Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 105 lượt đánh giá
Tộ mộc là loại cây mọc hoang phân bổ ở nhiều nơi, chủ yếu được sử dụng làm thuốc xông nhà, thường thu hoạch ở bình phước, bình dương, khu vực miền trung...
Dược liệu có hình trụ dài hay nửa trụ tròn đường kính 3 -12 cm, hay những thanh nhỏ, dài 10 cm hay hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vàng đến đỏ nâu, có vết dao đẽo và vết cành, thường có khe nứt dọc. Mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có các lỗ nhỏ (mạch gỗ). Dễ tách thành từng mảnh theo thớ gỗ, tủy có lỗ rõ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.
Mặt cắt ngang có tia gồm 1 – 2 hàng tế bào rộng. Mạch tròn, đường kính tới 160 µm, thường chứa chất màu vàng nâu hay nâu đỏ. Sợi gỗ thường có hình nhiều cạnh, thành rất dày. Tế bào mô mềm trong gỗ thành dày hóa gỗ, một số chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Mô mềm tủy gồm các tế bào hình nhiều cạnh không đều, thành hơi hóa gỗ, có lỗ.
Màu cam, nhiều mảnh mạch điểm, kích thước thay đổi. Mảnh mô mềm tủy tế bào có thành mỏng, đôi khi thành hơi hóa gỗ, có lỗ thủng. Sợi dài khoảng 400 µm, rộng khoảng 12 µm, màng dày, khoang hẹp, đứng riêng lẻ hay chụm lại thành từng bó. Tia ruột hợp thành góc với bó sợi, tạo thành các ô vuông, mảnh mô mềm thành dày hóa gỗ, ít thấy tinh thể calci oxalat.
Tôi nhớ, hồi lên thăm Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc, ông giám đốc trung tâm giới thiệu cho tôi về hàng rào bằng cây tô mộc. Ông trồng so le 3 hàng tô mộc. Ông đan các cành từ sát mặt đất lên tới tận ngọn. Nó thành một hàng rào gai vô cùng vững chắc. Có lũ trẻ con đứng xem.
Ông đố: “Đứa nào chui được qua hàng rào này ông thưởng cho 10.000 đồng”. Cả lũ nhao nhao và tìm mọi cách để bò qua được hàng rào. Tuy nhiên, không đứa nào chui lọt được.
Mới biết, tô mộc quá nhiều gai. Nếu bà con ta ở các vùng dùng tô mộc để trồng làm hàng rào thì trâu, bò và kẻ gian không sao có thể băng qua được để vào phá nương rẫy, vườn tược. Vậy, sao ta không trồng?
Tô mộc có ở hầu khắp các vùng đồi núi của chúng ta (từ Tây Bắc, Việt Bắc tới tận Tây Nguyên). Nó là cây ưa sáng, thích khí hậu nóng ẩm và những nơi thoát nước tốt. Người ta thường thu quả vào tháng 10-11. Sau đó, đưa quả đi phơi 3-4 nắng rồi bóc lấy hạt. H
hạt đem gieo vào tháng 2-3. Ta có thể gieo vào bầu hoặc gieo thẳng vào nơi định trồng. Khoảng 15-20 ngày thì hạt nảy mầm. Nên trồng với khoảng cách 3-4m/cây.
Chỉ sau 1 năm là cây đã cho quả. Thế còn, sau 4-5 năm là ta đã có thể thu gỗ. Ta bỏ phần giác mà chỉ lẫy phần lõi (màu đỏ nâu) rồi chẻ nhỏ và phơi khô để làm thuốc.
Tô Mộc còn có tên là Gỗ vang, Tô phương mộc là gỗ phơi khô của cây Gỗ vang Caesalpinia sappan L. thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo.
Tô mộc đươc cắt nhỏ hay chẻ nhỏ dùng để làm thuốc người ta thường sử dụng để pha trà uống hay pha trà chung với tô mộc giúp ta tránh được bệnh đau bụng. Với các bà, các chị mới sinh con thì tô mộc còn giúp họ chắc dạ hơn, không bị các bệnh hậu sản.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, mặn, hơi cay, tính bình. Qui kinh Tâm, Can, Tỳ.
Thành phần chủ yếu:
Trong Tô Mộc có Brasilin, brasilein, sappanin, D-alpha-phellandrene, ocimene, tanin, acid galic, tinh dầu.
Tác dụng dược lý:
Tô Mộc có tác dụng: " Hoạt huyết thông kinh, khu ứ chỉ thống. Chủ trị chứng kinh bế, đau bụng sau sinh, đau do ngã chấn thương".
Trích đoạn Y văn cổ:
1.Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: dùng bài:
Thông kinh hoàn: Xích thược, Qui vỹ, Ngưu tất, Đào nhân đều 10g, Sinh địa 15g, Hổ phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 - 3 lần.
2.Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau:
3.Trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn:
Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.
Liều dùng và chú ý:
Tô mộc được xem là vị thuốc rất hữu ích đối với phụ nữ khi có thể chữa đau bụng do kinh nguyệt bế, sau khi đẻ huyết ứ trướng đau, chấn thương, ứ huyết, choáng váng, hoa mắt và mất máu quá nhiều sau khi đẻ. Ngoài ra, tô mộc còn được dùng để chữa lỵ ra máu, đau ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng hay chứng xích bạch đới. Phương thức dùng là sắc thuốc hoặc hoàn tán với liều dùng từ 6 đến 15g một ngày. Tô mộc có thể dùng riêng và cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác. Cũng có thể chế cao lỏng và làm thuốc bôi ngoài. Nước sắc đặc tô mộc còn có thể được dùng để rửa vết thương.
Tô mộc được thu hoạch trong rừng tự nhiên sau đó được trẻ nhỏ phơi khô để sử dụng, tô mộc được đóng gói 1kg để sử dụng
Tô mộc còn gọi là gỗ vang được sử dụng nhiều để làm thuốc sông nhà cuối năm hay đầu năm giúp cho gia chủ thêm may nắm trong năm mới.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh
Phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ thì không nên dùng.
Cây tô mộc mọc ở khăp nơi thu hái lây phần gỗ đem phơi khô để sử dụng quý khách cần sử dụng hay liên hệ ngay, cam kết nguyên chất 100%
địa chỉ bán tô mộccông dụng cây tô mộcbán tô mộcmua tô mộc ở đâucung cấp tôt mộccây tôt mộc chữa bệnh dạ dày
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn