Búpxanh, thảo dược, dược liệu, thuốc nam, thuốc đông y
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cây lá nếp

Cây lá nếp

Mã sản phẩm: clnkbx

túi 1kg

Giá: 250.000 VND

Khuyến Mãi Mua 5kg tặng 1
Hãng Sản Xuất Búpxanh

Đánh giá 5 lượt đánh giá

Cây lá nếp, công dụng lá nếp, địa chỉ bán cây lá nếp

Cây được thu hái cắt nhỏ để sử dụng làm nước uống có tác dụng ổn định đường huyết

Cây lá nếp được trồng quanh nhà dùng để chữa bệnh

Tên khác: Cây Lá Nếp còn có tên gọi khác là cây lá dứa, cây cơm nếp, cây lá nếp thơm, dứa thơm

Tên khoa học: Pandanus amaryllifolius

Họ thực vật: Cây Lá Nếp thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.

Cây Lá Nếp – cây lá dứa

Đặc điểm hình thái và sinh lý cây:

Cây mọc thành bụi, có thể cao đến 1m. Đường kính thân 1-3cm, phân nhánh. Lá hình mũi mác, nhẵn, xếp thành hình máng, màu xanh thẫm bóng mượt dài 40-50cm, rộng 3-4cm.

Cây lá nếp là dòng cây chịu bóng nên thích hợp trồng nơi dưới bóng râm, đất thịt ẩm ướt, nếu để cây Lá Nếp (Lá Dứa) nơi nhiều ánh nắng thì lá nhạt màu hơn.

Hiện nay, cây Lá Nếp được trồng làm cây cảnh trang trí do lá có màu xanh thẫm bóng mượt và dễ chăm sóc.

Công dụng cây Lá Nếp:

Cây Lá Nếp rất hữu ích cho con người như làm gia vị cho thức ăn thêm thơm ngon, vừa là vị thuốc rẻ tiền mà công hiệu.

Chỉ mới thấy nhân dân, đặc biệt nhân dân các tỉnh phía Nam, dùng làm thơm kẹo bánh, thức ăn chứ chưa hề thấy ai nói gặp hiện tượng ngộ độc do dùng Lá Nếp này.

Dân gian dùng Lá Nếp cắt thành khúc phơi khô pha nước nóng uống như nước trà, ngoài ra cây Lá Nếp thơm và cây cỏ sữa phơi khô nấu chung làm nước uống để ổn định đường huyết của người bị bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả.

Không thấy có hoa. Lá Nếp thơm khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây Lá Nếp chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài Lá Dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn Lá Dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho món ăn… Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng Lá Dứa nấu ăn mà người dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống dùng Lá Dứa thơm.

Những năm trở lại đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ Lá Nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Thời gian gần đây, một số người đã thành công trong việc làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống Lá Dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua Lá Nếp về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống Lá Nếp thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, đề nghị các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

cây lá nếp

Một số vị trí để cây thích hợp:

–  Là cây được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ thực phẩm nên các bà nội trợ hay trồng cây Lá Nếp cạnh cửa sổ bếp hoặc trồng trên ban công để tiện tay hái lá.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Thuộc dòng cây nhiệt đới nên ở điều kiện Việt Nam rất dễ chăm sóc cho cây phát triển

  • Độ ẩm: Cây Lá Nếp là loại ưa ẩm nên yêu cầu tưới nước thường xuyên để đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự tăng trưởng của cây.
  • Ánh sáng: Cây Lá Nếp thích hợp với điều kiện ánh sáng vừa – bán bóng râm. Cây Lá Nếp thuần có thể chịu được ánh nắng 100% của mùa hè nếu cung cấp đủ nước cho cây.

  •  Đất trồng: Cây mọc tốt trong bất kỳ loại đất nào chỉ cần đảm bảo thoát nước tốt.

  • Cây cơm nếp (họ Dứa gai) - không độc:

  • Trong các sách thuốc ở nước ta, thường gọi là "cây lá dứa". Cây còn có các tên khác, như "dứa thơm", "lá dứa thơm", "cây cơm nếp", "lá nếp"; sách thuốc Trung Quốc thường gọi là "hương lan", ... tên khoa học là Pandanus amaryllifolia Roxb. (Panadanus odorus Ridl), thuộc họ Dứa gai (Pandanaceae).

  • Cây vốn mọc hoang dại, do lá có mùi thơm dịu, hiện tại được trồng khắp nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, để lấy lá (tươi hay khô) cho vào thức ăn như bánh, kẹo, rượu, ...

  • Cây cơm nếp mọc thành bụi, có thể cao 1m, đường kính thân 1-3cm, phân nhánh. Lá hình mũi mác, nhẵn, xếp thành hình máng, dài 40-50cm, rộng 3-4 cm, mép không gai, mặt dưới có màu nhạt, có nhiều gân cách nhau 1mm. Lá có mùi thơm như mùi cơm nếp (nên có tên là cây cơm nếp); đặc biệt, nếu để khô sẽ càng thơm hơn.
  • Tại Malaixia, cây cũng được trồng để lấy lá bỏ vào thức ăn và hấp cơm cho có mùi thơm; còn dùng để nhuộm hồ cho có màu xanh chlorophylle.

  • Ở "chợ thuốc Nam", cũng như ở các hàng lá tại các chợ ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, người ta thường bó lá cơm nếp thành từng bó nhỏ từ 7-10 lá để bán lẻ, rồi gộp nhiều bó nhỏ bó lại thành bó lớn, để bán buôn. Suốt cả bốn mùa, lúc nào cũng có, do lá có thể thu hái quanh năm.

  • Ngoài sử dụng để chế biến các món ăn, lá còn được phối hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông, giúp sản phụ mới sinh con có thêm sức khỏe và da dẻ hồng hào.

  • Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy: Trong thành phần của lá cơm nếp có một số hợp chất thơm, chịu được nhiệt. Thứ mùi đặc trưng, thơm dịu nhẹ, như mùi cơm nếp, là do một enzym không bền vững, dễ bị ô-xy hóa tạo nên.
  • Về độc tính, theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của cố Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi: Nhân dân, đặc biệt nhân dân các tỉnh phía Nam, thường dùng "lá dứa thơm" (cây cơm nếp) để làm thơm kẹo bánh. Chưa hề thấy ai nói gặp hiện tượng ngộ độc do dùng lá dứa này để làm thơm thức ăn.

  • Đối với vấn đề cây cơm nếp có thể gây ung thư, chúng tôi chưa thấy có tài liệu chính thực đề cập tới.

Cây cơm nếp (họ Ô-rô) - có độc: cây này không sử dụng để uống mà là cây trùng tên với cây lá dứa

Trong các sách thuốc ở nước ta, còn đề cập đến một cây cơm nếp khác; có tên khoa học là Strobilanthes acrocephalus T. Anders, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

cay com nep thuoc ho o ro

Cây cơm nếp trùng tên với cây cơm nếp hay lá dứa

Cây mọc hoang dại thành bãi, dưới tán rừng thưa, nơi ẩm mát. Không thấy trồng để chế biến thức ăn.

Là loài cây thảo (cỏ), thân mềm, mọc bò rồi dựng đứng lên, ở mỗi mấu đốt thân phình lên. Lá mọc đối, thành từng cặp không bằng nhau; mép khía răng cưa tròn và nhăn nheo, hai mặt đều có lông thưa, để héo có mùi thơm như mùi cơm nếp (do đó có tên là "cây cơm nếp"). Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Mùa hoa quả từ tháng 3-5 tới tháng 8-9.

Để làm thuốc, dùng toàn cây, trừ bỏ rễ, cắt thành từng đoạn, phơi hay sấy khô. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hè.

Dân gian dùng cây này sắc uống (hoặc sắc lấy nước nấu cháo) để lợi sữa và tăng sức khỏe cho sản phụ; còn dùng làm thuốc an thần, chữa đau đầu khó ngủ. Một số địa phương, thường sử dụng cây cơm nếp này, phối hợp với lá chanh, lá dâu tằm, gà con, ... để bó gãy xương. Tuy nhiên, cây này có độc, do đó người không có kinh nghiệm, chỉ nên dùng để đắp ngoài.

Cây này cũng mang tên cơm nếp, nhưng trên thực tế, người ta không dùng làm thơm thức ăn vì có độc.

Người ta chỉ dùng cây cơm nếp hay còn gọi là cây lá dứa, còn cây cơm nếp thuộc họ ô rô không dùng.

Như vậy: Để tạo mùi thơm hoặc nhuộm màu thức ăn, chỉ nên dùng cây cơm nếp (họ Dứa gai), giới thiệu ở trên.

lá nếp khô

Địa chỉ bán cây lá nếp, nơi bán cây lá nếp chữa bệnh

Cây lá nếp ngày nay được sử dụng để ổn định đường huyết chính vì vậy mà được nhiều người sử dụng, 3-5 g sắc nước uống không nên sử dụng quá nâu ngày

Cây lá nếp được thu hoạch phơi khô để sử dụng quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.

0948808065 + 0971011106  + 0977768823 + 0787696963 Làm việc thứ 2 - thứ 7 - 7h30 - 21h.

  địa chỉ bán cây lá nếpcông dụn cây lá nếpbán cây lá nếp

  • Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất.
  • Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
  • Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi:
  • Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551.
  • Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại.
  • Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược.
  • Giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Cung cấp chính xác các loại thảo dược .
  • Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng.
  • Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng.
  • Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng.
  • Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship .
  • Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền.
THÔNG TIN LIÊN HỆ

NV1: 0948 808 065

NV2: 0977 768 823

NV3: 0971 011 106

NV3: 0787 696 963

Chat với chúng tôi