Theo đông y, dược liệu Vỏ và gỗ cây có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, sát trùng, cầm máu. Ở Ấn Độ, vỏ được xem như là có tính xổ. Cây có quả ăn được. Vỏ cây và gỗ được dùng làm thuốc trị viêm xoang mũi, viêm tử cung do nhiễm trùng âm đạo, đau dạ dày, lạc huyết xuất huyết. Cũng dùng chữa bệnh ngoài da, ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt.
1. Hình ảnh lá, quả cây Cò sen
2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cò sen
Cò sen, Song môi lông vàng, Mại liễu lông - Milius velutina (Dun) Hook. f.et. Thoms, thuộc họ Na - Annonaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 5-6m, có thể tới 15-30m, đường kính 15-20 cm, nhánh to, lúc non có lông như nhung màu vàng. Lá hình bầu dục hay xoan, có lông mềm ở cả hai mặt; lá nhỏ ở các nhánh có hoa. Hoa 2-3 cái ở ngọn, màu lục nhạt. Cánh hoa trong dài hơn cánh hoa ngoài, có lông dài. Quả tròn tròn, có lông dày, màu đất nung, sáng bóng. Cây thường rụng lá vào mùa khô.
Ra hoa vào tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Vỏ, gỗ cây và lá - Cortex, Lignum et Folium Miliusae Velutinae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát ven suối, trên đất sét pha cát, ở một số nơi: Lâm Ðồng, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, An Giang.
Tính vị, tác dụng: Vỏ và gỗ cây có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh, sát trùng, cầm máu. Ở Ấn Độ, vỏ được xem như là có tính xổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây có quả ăn được. Vỏ cây và gỗ được dùng làm thuốc trị viêm xoang mũi, viêm tử cung do nhiễm trùng âm đạo, đau dạ dày, lạc huyết xuất huyết. Cũng dùng chữa bệnh ngoài da, ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt. Ở Campuchia cây và lá dùng chữa viêm mắt nặng, lan tràn đến cơ thể. Thường dùng vỏ, gỗ đốt lấy hơi xông, cũng có thể dùng bột quấn thành thuốc hút; hoặc dùng vỏ hay gỗ tán bột, hoà nước, lọc uống. Dùng ngoài, lấy than gỗ, tán bột, thêm dầu dừa để bôi.
Theo ydhvn.com
CHI CỤC KIỂM LÂM AN GIANG ::.
Tên khoa học: Milius velutina (Dun) Hook. f.et. Thoms
Mô tả: Cây gỗ cao 5-6m, có thể tới 15-30m, đường kính 15-20 cm, nhánh to, lúc non có lông như nhung màu vàng.
Lá hình bầu dục hay xoan, có lông mềm ở cả hai mặt; lá nhỏ ở các nhánh có hoa.
Hoa 2-3 cái ở ngọn, màu lục nhạt. Cánh hoa trong dài hơn cánh hoa ngoài, có lông dài. Ra hoa vào tháng 4-6.
Quả tròn tròn, có lông dày, màu đất nung, sáng bóng. Cây thường rụng lá vào mùa khô.
Bộ phận dùng: Vỏ, gỗ cây và lá
Phân bố, sinh thái: Cây của vùng đông dương, mọc hoang ở chỗ ẩm mát ven suối, trên đất sét pha cát, trên núi Cấm và nhiều nơi khác trong tỉnh An Giang. Còn phân bố ở Tây Ninh và Lâm Ðồng.
Tính chất, tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ nhận thấy cây có tác dụng tiêu viêm, kháng sinh sát trùng và cầm máu.
Công dụng: Cây có quả ăn được. Nhân dân sử dụng chủ yếu là vỏ cây và gỗ để trị 1. Viêm xoang mũi: Đốt vỏ, gỗ lấy hơi xông mũi. Hoặc tán thành bột quấn hút như thuốc lá; 2. Ghẻ lở, bệnh ngoài da, hắc lào, mụn nhọt: Gỗ đốt thành than tán bột, thêm dầu dừa bôi 3. Đau dạ dày: Tro gỗ hay vỏ tán bột hòa nước chín, lọc uống; Lạc huyết xuất huyết: Dùng nước tro như trên; Viêm tử cung, nhiễm trùng âm đạo: Đốt vỏ cây và gỗ, lấy hơi xông. Ở Campuchia cây và lá dùng chữa viêm mắt nặng, lan tràn đến cơ thể.
Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên. Khuyến khích gây trồng để bảo vệ.
Bành Thanh Hùng, Sưu tâm và biên soạn.
Nguồn: Cây thuốc An Giang, Võ Văn Chi, UBKH-KT, tr 154.
http://kiemlamangiang.gov.vn