Cây dạ cẩm là một vị thuốc quý chữa bệnh dạ dày bao tử, cây được sử dụng làm thuốc là cây khô sắc nước uống, quý khách sử dụng dạ cẩm hãy liên hệ với búpxanh để được tư vần sử dụng miễn phí
Cây dạ cẩm thảo dươc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày bao tử, nở miệng, loét miệng...
Cây dạ cẩm thường mọc hoang quanh các bãi đất trống, ngày nay người ta nghiên cứu tìm ra tác dụng của cây rất tốt cho bệnh dạ dày nên một số gia đình thường trồng quanh nhà để sử dụng.
Cây dạ cẩm thường được sử dụng để nhuộm màu thực phẩm đặc chưng của dạ cẩm là co màu đỏ tím được người dân sử dụng chủ yếu là dùng nấu xôi có màu đỏ tím rất ngon, và một số món ăn khác.
Tên khoa học - Hedyotis capitellata Wall. ex G. Don var. mollis Pierre ex Pit., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả: Cây thảo leo bằng thân quấn; cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt, có lông đứng. Lá có phiến hình trái xoan thon, chóp nhọn, đáy hơi tròn; gân phụ 4-5 cặp; mặt trên xanh nhẵn bóng, mặt dưới nhạt màu và có lông mềm; cuống lá 3-5mm; lá kèm có lông và 3-5 thuỳ hình sợi. Cụm hoa chuỳ ở ngọn và nách lá, mang tán tròn; mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang 1,5-2mm, chứa nhiều hạt rất nhỏ.
Mùa quả tháng 5-7.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất - Herba Hedyotidis. người ta thu hái sau đó cắt nhỏ phơi khô để sử dụng có thể dùng tươi để nấu nước uống.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi từ Lạng Sơn tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai. Gặp nhiều trên đất sau nương rẫy bỏ hoang. Nguồn dược liệu trong tự nhiên rất dồi dào. Thu hái quanh năm; chọn những dây có nhiều lá, rửa sạch, chặt thành đoạn 5-6cm, phơi hay sấy khô.
Ngày nay người ta trồng để làm dược liệu, một phần cũng thu hái trong tự nhiện
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa alcaloid, tanin, saponin, anthraglycosid.
Tính vị, tác dụng: Dạ Cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.
Từ những kinh nghiệm dân gian của đồng bào Tày sử dụng cây Chạ khẩu cắm mà ta gọi tắt là Dạ Cẩm, để chữa bệnh đau dạ dày; qua những thí nghiệm từ năm 1962, người ta đã chữa bệnh loét dạ dày với tác dụng làm giảm đau, trung hoà acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm vết thương loét se lại, ta đã chế dạng thuốc gọi là Cao Dạ cẩm bán ra thị trường vào năm 1963. Người ta dùng lá Dạ Cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá Dạ Cẩm với nước thành 8kg cao, cho vào 2kg đường và đánh tan còn 9kg, cuối cùng thêm 1kg mật ong. Cao có màu nâu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây. Đóng thành chai 250ml. Ngày uống 2-3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lẫn 1 thìa to.
Cũng có thể chế thành cốm: Bột lá khô Dạ cẩm 7kg, Cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp viên đủ làm thành cốm. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần 10-15g, trẻ em dưới 15 tuổi: 5-10g. Ngoài việc dùng chữa loét dạ dày, Dạ cẩm còn được dùng chữa loét miệng lưỡi và chữa các vết thương. Cũng dùng phối hợp với các vị thuốc khác như Cỏ bạc đầu, lá Răng cưa, giã đắp trị đau mắt; hoặc phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.
Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
Người bị lở mồm, loét miệng
Vì sao dạ cẩm lại được gọi là cây loét miệng?
Theo các tài liệu Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt đắng, tính bình, quy về hai kinh tỳ và vị. Dược liệu có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, lợi tiểu. Do đó, trong dân gian thường dùng cây dạ cẩm để chữa viêm loét trong miệng. Lâu dần, cái tên cây loét miệng trở thành cách gọi thân thuộc của người dân dành cho cây thuốc này.
Tác dụng chống loét của cây dạ cẩm được chứng minh thông qua nghiên cứu
Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại thuốc tân dược trị loét miệng. Thế nhưng, vị thuốc dạ cẩm vẫn là lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người bệnh bởi những lợi ích như:
Đã được nghiên cứu: Tác dụng chống loét của cây dạ cẩm đã được nghiên cứu bởi Bệnh viện Lạng Sơn và đề tài của Tiến sĩ Lại Quang Long – Trường Đại học Dược Hà Nội.
Chế biến đơn giản: Các bài thuốc trị loét miệng được chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần bôi dịch chiết lá dạ cẩm lên vết loét hàng ngày đã giúp vết loét chóng lành hơn.
Hiệu quả: Theo kinh nghiệm dân gian, vết viêm loét miệng có thể được cải thiện sau một vài ngày dùng bài thuốc từ cây dạ cẩm. Hiệu quả này tương đương với rất nhiều loại thuốc chữa loét miệng trên thị trường.
An toàn: Dạ cẩm là dược liệu tự nhiên nên có tính an toàn cao, thường không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Tiết kiệm chi phí: Giá bán dược liệu thô hay các sản phẩm từ cây dạ cẩm thường không cao. Ngoài ra, nếu sống ở các tỉnh nơi cây dạ cẩm phân bố, người bệnh có thể hái ngoài tự nhiên nên rất tiết kiệm chi phí.
Cách sử dụng dạ cẩm để chữa viêm loét miệng
Vị thuốc dạ cẩm có vị đắng khá rõ. Vậy nên, những đối tượng như: trẻ nhỏ, người già hoặc người có vị giác nhạy cảm sẽ khó sử dụng khi uống trực tiếp. Đây là lý do dạ cẩm được nghiên cứu chế biến nhiều cách khác nhau nhằm che bớt vị đắng khi sử dụng.
Dạ cẩm chữa loét miệng rất hiệu quả
Dưới đây là một số cách dùng vị thuốc dạ cẩm để chữa viêm loét miệng:
Cách 1: Lấy một nắm dạ cẩm rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó, cho dạ cẩm vào cháo đã được nấu chín. Mỗi ngày ăn một bát cháo lá dạ cẩm cho đến khi tình trạng viêm loét miệng được khắc phục.
Cách 2: Đem lá dạ cẩm đun sôi cùng nước. Sau đó, chắt lấy phần nước và thêm mật ong nguyên chất. Nấu trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc cô thành cao lỏng. Dùng cao này thoa lên vết loét trong miệng hàng ngày sau khi vệ sinh khoang miệng. Bôi thuốc cho đến khi vết viêm loét được trị khỏi.
Cách 3: Dùng 30g bột cam thảo trộn đều cùng 200g bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày lấy 30g thuốc pha cùng nước sôi và uống trực tiếp. Thực hiện đến khi khỏi viêm loét miệng.
Tại của hàng chỉ cung cấp cây dạ cẩm khô dùng làm thuốc quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sử dụng.
Ngoài cây dạ cẩm tại của hàng có bán chè dây dùng chữa dạ dày đạt hiệu quả 90% người khỏi bệnh giảm đau sau 15 ngày sử dụng
Những lợi ích sử dụng của lá cẩm trong cuộc sống
Là một loại cây thảo mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, cây lá cẩm thường được sử dụng phổ biến và đem đến khá nhiều công dụng trong cuộc sống. Những lợi ích mà loại cây này đem đến cho người dùng như:
Sử dụng để làm chất tạo màu trong chế biến món ăn
Đối với người dân miền Nam, việc sử dụng lá cẩm để làm chất tạo màu cho một số món ăn rất được ưa chuộng. Đặc biệt trong số đó có thể kể đến món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, bánh tét, thạch rau câu, bánh dày, mứt dừa bột lá cẩm … rất hấp dẫn.
Việc sử dụng làm chất tạo màu khi đồ xôi rất hấp dẫn
Người dùng thường sử dụng lá cẩm làm chất tạo màu cho thực phẩm bởi nó không những bổ ích, tạo sự đẹp mắt mà cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Sử dụng trong mục đích làm đẹp
Những người gặp phải chứng bệnh mụn trứng cá, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ. Việc sử dụng lá cẩm để làm đẹp đã đem đến khá nhiều hiệu quả, giúp cho người dùng có làn da luôn mịn màng và giảm mụn đáng kể.
Bài thuốc từ lá cẩm có thể giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả
Nguyên liệu chuẩn bị: Lá cẩm (1 bó) + 1,5 lít nước.
Tiến hành rửa sạch lá cây, cho vào cùng 1,5 lít nước sau đó đun sôi khoảng 10-15 phút nhỏ lửa thì dừng lại. Tiếp tục gạn nước này ra để ấm rồi rửa mặt (không cần rửa lại bằng nước sạch). Nước còn thừa không sử dụng hết bạn có thể đổ ra lọ rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh sử dụng trong 3-4 ngày được.
Sử dụng đều đặn sẽ thấy da mặt được căng mịn và giảm mụn trứng cá hiệu quả.
Sử dụng điều chế thành bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh
Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, lá cẩm có tính bình, vị đắng nên có tác dụng tốt trong việc dùng chữa thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Đặc biệt, các chứng bệnh liên quan đến viêm phế quản cấp tính, lao phổi, bong gân, ổ tụ máu, nôn hay ho ra máu … cũng có thể sử dụng bài thuốc từ lá cẩm để hỗ trợ điều trị.
Tại một số tỉnh ở Trung Quốc, người dân nơi đây còn dùng lá cây này để điều trị mụn nhọt, thấp khớp, viêm họng, lao hạch hay nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em khá hiệu quả.
Hướng dẫn cách nấu món xôi lá cẩm ngon miệng và bổ dưỡng
Món ăn này rất được ưa chuộng tại các tỉnh phía Nam nước ta. Người dùng sử dụng lá cẩm để tạo màu cho món xôi ngũ sắc rất hấp dẫn. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản mà chúng ta có thể tự học và làm tại nhà.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Lá cẩm tím 100gr; nước cốt dừa 4 muỗng cafe; gạo nếp 500gr; vừng; muối; đậu phộng; đường.
Các bước thực hiện
Lá cẩm đem rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi đổ nước sắp bằng mặt rồi đưa lên bếp đun sôi. Bạn cũng có thể cho thêm tro rơm nếp và vò nát lá trước khi nấu).
Món đồ xôi bằng lá cẩm giúp tạo màu rất cuốn hút và bổ dưỡng
Trong khi đun lá sẽ chuyển dần sang tím, hồng. Chúng ta lọc lấy nước rồi bỏ riêng lá, cho gạo nếp vào trong nước này để ngâm qua đêm. Ngày hôm sau đem gạo đã được ngâm này chõ đồ xôi bình thường. Sau thời gian khoảng 30 phút tiến hành cho thêm nước cốt dừa và đường. Đun đến khi nào thấy gạo dẻo là xôi đã chín và sử dụng được.
Bổ sung thêm đường, muối, lạc, vừng giã nát rồi thưởng thức. Trong quá trình đồ xôi bạn cũng cần đảo đều để giúp gạo có thể chín từ trên xuống.
Lưu ý khi sử dụng cần theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
Cây dạ cẩm được bán tại Búpxanh sản phẩm được đóng gói sẵn giá cả hợp lý, quý khách liên hệ mua ngay
Dạ cẩm tuy không có độc nhưng khi sử dụng để kết hợp với những cây thuốc khác thì cần có liều lượng đúng
"Tiềm năng sản xuất chế phẩm giảm đau từ lá dạ cẩm
thuốc chống viêm không steroid NSAID... đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài các loại thuốc giảm đau trên có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Chính vì vậy, cần nghiên cứu các lựa chọn thay thế khác nhằm điều trị cơn đau. Trong đó, nhiều loại thảo mộc có hoạt tính giảm đau đã được sử dụng mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Chiết xuất methanol lá cây dạ cẩm. Ảnh: NNC
Cây dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm, họ Cà phê (Rubiaceae), thường mọc hoang, phân bố ở nhiều vùng núi và trung du với độ cao đến 1.000 m của các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Đồng Nai và Lâm Đồng.
Theo y học cổ truyền, dạ cẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Trên thực tế lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm các cơn đau và có tác dụng trung hòa a xít trong dạ dày, làm bớt ợ hơi, ợ chua, làm cho vết loét nhanh lành lại và nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá dạ cẩm chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học như iridoid, antraquinone, flavonoid, alkaloid, sterol và polysacarid nên có khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ gan, cắt cơn đau và các hoạt động bảo vệ thần kinh. Vì thế, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã thu mua lá cây dạ cẩm tươi tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai để sử dụng trong nghiên cứu.
Lá được rửa sạch và sấy khô trong tủ sấy ở 60oC, cho đến khi độ ẩm < 12%. Sau đó, lá khô được nghiền thành từng mảnh nhỏ bằng cối, rồi nghiền thành bột thô. Đem bột mịn của lá ngâm với dung môi methanol 95% trong 36 giờ ở nhiệt độ phòng và lắc liên tục. Hỗn hợp này sau đó được lọc và cô lại bằng thiết bị cô quay chân không. Dịch chiết thu được có độ ẩm ≤20%, ở dạng cao lỏng (gọi là EtOC).
Phân tích các thành phần hóa học cho thấy dịch chiết lá cẩm chứa một số chất hóa học thực vật như alkaloid, tannin, terpenoid, carbohydrate, flavonoid, glycoside, phenolic, saponin, nhưng không có sự hiện diện của protein, steroid.
Chuột được gây đau bằng nhiệt, axit axetic và sử dụng đường uống EtOC để thử nghiệm khả năng giảm đau. Kết quả, sử dụng EtOC ở mức 100, 150 và 200mg/kg, làm giảm đáng kể số lần co thắt vùng bụng do axit axetic gây ra ở chuột so với nhóm đối chứng âm (nhóm sử dụng nước muối sinh lý). Hiệu quả giảm đau phụ thuộc vào thời gian sử dụng EtOC. Cụ thể, số lần co thắt vùng bụng ở 5 phút đầu khoảng 12 lần, phút thứ 50 giảm xuống còn khoảng 7 lần ở mức liều EtOC 200 mg/kg, so với dùng aspirin giảm các cơn co thắt bụng từ 8 xuống còn 4 lần, nước muối sinh lí từ 31 xuống 26 lần.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả ức chế cơn đau của EtOC, do có sự hiện diện của các chất chuyển hóa như alkaloid, flavonoid, saponin, terpenoid và tannin với tác dụng chống viêm và giảm đau. Do đó, chiết xuất ethanol lá cẩm là thảo dược mới có tiềm năng ứng dụng sản xuất các chế phẩm giảm đau."