Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 380.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Cây cau thường được dùng trong nhiều bài thuốc, rễ cau là một vị thuốc rất quý có tác dụng chữa bệnh sinh lý rất đươc nhiều người tìm hiểu dùng để chữa bệnh, người ta dùng sắc nước uống hay dùng để ngâm rượu sử dụng
Tên K’Ho là pơ lạng, thuộc họ Cau. Arecaceae. Đó là loại cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn, để lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc.
- Rễ cau: Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất gọi là rễ cau nổi. Dùng độc vị rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa liệt dương. Để chữa đái nhắt, đái són, lấy rễ cây cau (10g) phối hợp với rễ trầu không (10g, có thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có thai không được dùng rễ cau.
- Lá cau: Phối hợp với vỏ núc nác, mỗi thứ 20-30g, thái nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường nằm, chữa kinh giật ở trẻ em.
- Hạt cau: Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày.
- Vỏ quả cau: Lấy lớp vỏ dày trắng bên trong (đã lột bỏ vỏ xanh bên ngoài) phơi khô, có tên thuốc trong y học cổ truyền là đại phúc bì. Dược liệu có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng hạ khí, tiêu thũng chữa phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Ngày 6-9g dưới dạng nước sắc.
Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu.
- Buồng cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, không phát triển, tự khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng cau điếc (tên dân gian) hay tua cau rũ (tên trong sách thuốc cổ). Buồng cau điếc đốt tồn tính (không để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4-6g ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ em vào lúc đói, chữa khí hư. Buồng cau điếc (40g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết.
Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.
- Mốc Cây Cau hay phấn cau, rêu cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám ở gốc và thân cây cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40g giã nhỏ với bồ hóng (20g), dịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay.
Dược sĩ Đỗ Huy Bích
Hộ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý
Nên lấy rễ ở những cây cau đã trồng lâu năm, càng lâu càng tốt, nhưng ít nhất là 5 năm tuổi
Cách chế biến rễ cau làm thuốc :
Dùng độc vị (một mình) rễ non của cây cau (20 – 30g) thái nhỏ, sao vàng.
Sắc với 400 ml nước, sắc còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày để điều trị liệt dương
Ngoài cách sắc uống Chúng ta cũng có thể sử dụng rễ cau non để ngâm rượu. Cách ngâm như sau:
Rễ cau non phơi khô sao vàng hạ thổ, các bạn đem ngâm với rượu theo tỉ lệ: 1 ký rễ cau non khô ngâm với 5 lít rượu. Ngâm trong thời gian khoảng 50 ngày trở lên là dùng được.
Rượu rễ cau có tác dụng cường dương mạnh, kéo dài thời gian quan hệ, điều trị chứng xuất tinh sớm rất hiệu quả.
Lưu ý khi dùng bài thuốc này :
Đây là bài thuốc khá đơn giản được lưu truyền thông dân gian. Song cũng cần lưu ý, không nên lạm dụng bài thuốc này. Bởi vì nếu dùng quá nhiều có thể gây tán khí, nghĩa là hao tổn phần khí huyết bên trong cơ thể .
Rễ cau có thể ngâm chung với nấm ngọc cẩu , sâm cau
Rễ cau được thu hái sau đó phơi khô để sử dụng, sản phẩm được đóng gói 1kg để sử dụng quý khách ở thành phố hồ chí minh được giao hàng miễn phí.
Rễ cau người ta thường rất hiếm bởi người ta trồng để lấy quả, cây cau thường sống cả 100 năm nên cây cau càng già quả càng có chất lượng do vậy rễ cau rất hiếm.
rễ cây cauđịa chỉ bán rễ cây caurễ caurễ cau chữa yếu sinh lýmua rễ cau ở đâucung cấp rễ caubán rễ cây cau
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn