Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 2 lượt đánh giá
Bình bác hay gọi là bình bát là cây rất phổ biến tại khu vực phí nam cây có tác dụng chữa lao phổi rất tốt và rất được nhiều người sử dụng để điều trị.
Cây bình bát được thu hoạch và được cắt thành miếng nhỏ để phơi khô, lá được tách riêng, quả non được cắt mỏng để phơi khô sản phẩm được đóng gói ở dạng túi. 1kg/túi
Thân, lá, quả cây bình bát được dùng để hỗ trợ bệnh lao, phổi, hỗ trợ ung bướu
Cây bình bát được Búpxanh cung cấp là hàng khô, không chất bảo quản, hãy liên hệ 0971011106
Bình bát hay còn gọi là Na xiêm là quả có vị chát thường được sử dụng để sát khuẩn, chống viêm, trừ lỵ, tẩy giun. Trong Đông y, Bình bát còn được cho là có thể điều trị lao phổi, tiểu đường và các bệnh xương khớp.
Dược liệu Bình bát thường mọc hoang ở các bờ sông có tác dụng thanh nhiệt cơ thể
Cây Bình bát còn được gọi là cây Na xiêm là cây rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Đây là cây thân gỗ, nhỏ, có thể cao 5 – 7 mét và có tán lá rất rộng. Cây phân thành nhiều cành nhỏ, các cành non có phủ một lớp lông mịn, các cành già nhẵn, bóng, không chứa lông.
Lá Bình bát mọc so le, thuôn hình mác, dài khoảng 12 – 15 cm, rộng 4 cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông mịn, gân lá nổi rõ ràng, cuống lá có lông, dài khoảng 1 – 2 cm.
Cụm hoa mọc ở các kẽ lá, hoa màu vàng, đài hoa gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngoài có nhiều lông. Tràng hoa có hai vòng, canh hoa hẹp, khi nở 3 cánh tam giác bên ngoài mở ra, to, dày, có phủ lông tơ. 3 cánh hoa bên trong nhỏ, có nhiều nhị, trung đới dài, bầu chứa nhiều lá noãn có lông. Quả Bình bát hình tim, chia thành 5 ô góc mở. Khi non quả màu xanh, có mùi đặc trưng, khi chọn quả có màu vàng hoặc hơi trắng ngà, có mùi thơm nồng, có thể ăn được.
Mùa hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả vào tháng 7 – 8.
Hoa Bình bát nở vào tháng 5 – 6 và kết quả vào tháng 7 – 8
Thân, quả, hạt, lá và rễ cây Bình bát được ứng dụng để làm dược liệu.
Bình bát có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Brazil, Nam Mexico và Peru.
Tại Việt Nam, cây được tìm thấy ở các vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam. Bình bát ưa nước do đó thường phát triển ở bờ sông, rìa kênh, mương, ao hồ.
Lá Bình bát có thể thu hái quanh năm, rễ nên thu hái ở những cây lớn, rễ to khỏe, quả thu hái tùy vào mục đích sử dụng, hạt thu hái khi quả chín, bỏ phần thịt lấy hạt dùng.
Sau khi thu hái rửa sạch để ráo nước, có thể phơi khô hoặc dùng tươi đều được.
Bình bát có mùi thơm đặc trưng nên rất dễ thu hút côn trùng nhỏ. Do đó, khi bảo quản cần chú ý tránh nơi có nhiều côn trùng. Ngoài ra bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để khô làm ẩm mốc, hư hỏng dược liệu.
Vỏ thân Bình bát có chứa: chờ cập nhật
Toàn thân cây Bình bát có vị đắng chát, chứa độc tố, đặc biệt là ở vỏ thân và hạt.
Theo y học hiện đại:
Theo y học cổ truyền:
Chủ trị:
Toàn thân cây có vị chát và chứa một chất độc nhẹ. Quả chín có thể ăn được, vị chát, ngọt ít.
Quả xanh có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, trừ giun, điều trị kiết lỵ. Quả có thể thái mỏng, phơi khô, sắc thành thuốc dùng chữa sốt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
Hạt Bình bát có thể điều trị kiết lỵ, tiêu chảy nhưng chứa độc, do đó thường chỉ sử dụng bên ngoài. Hạt phơi khô, giã nhuyễn, nấu nước đặc, dùng gội đầu có thể trừ chấy rận, ngâm quần áo trừ côn trùng nhỏ hoặc sử dụng nước trừ sâu tự nhiên. Hạt có thể đốt thành tro, dùng trộn với dầu dừa, bôi vào vết ghẻ lở để chóng lành.
Lá giã nát, ép lấy dịch có thể sử dụng để trừ chấy rận trên người và gia súc.
Ở Philippin, vỏ thân và rễ con Bình bát được sử dụng để chữa đau dạ dày, viêm lợi, đau răng và chữa sốt.
Bình bát có thể dùng tươi hay khô đều được, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
Liều lượng không quy định, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu của toa thuốc.
1. Điều trị mề đay mẩn ngứa
Sử dụng một bó lá dừa khô nhỏ và một vài nhánh cây Bình bát tươi, rửa sạch, để ráo nước.
Trước tiên người bệnh cần đốt lá dừa khô để tạo lửa, sau đó đặt lá Bình bát đã ráo nước lên trên để tạo khói. Cởi quần áo hoặc hơ những vị trí bệnh mề đay qua khói đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.
2. Điều trị bệnh lao phổi
Sử dụng 20 g thân vỏ cây thái thành lát mỏng, phơi khô, đun sôi cùng 1.2 lít nước, dùng uống trong ngày.
3. Chữa đau nhức xương khớp, tay chân nhức mỏi
Sử dụng trái Bình bát đập dập, hơ qua lửa nóng, chườm vào vị trí đau nhức hoặc đau. Nếu khu vực đau ở lưng, người bệnh có thể đặt quả hơ nóng lên lưng rồi nằm nghỉ ngơi. Biện pháp này có thể cải thiện các cơn đau ở vùng cơ và khớp hiệu quả.
4. Điều trị bệnh tiểu đường
Sử dụng quả xanh, thái mỏng, bỏ hạt, phơi khô. Mỗi lần dùng 5 g đun nước dùng uống trong ngày. Đây là biện pháp đơn giản có thể hỗ trợ làm ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
5. Chữa bướu cổ
Sử dụng quả tươi, cắm xuyên qua một cây đũa, nướng cháy xém vỏ. Để nguội vừa phải, dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi lăn khoảng 2 – 3 quả, làm liên tục đến khi bướu tan hẳn.
6. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán
Sử dụng quả Bình bát xanh, phơi khô, thái lát. Mỗi lần dùng 8 – 12 g sắc thành thuốc, dùng uống.
Các hoạt chất trong quả bình bát chín có thể ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bài thuốc dân gian thường được áp dụng nhiều đó là uống nước bình bát xanh/ăn nhiều bình bát chín. Axit ở vùng kín sẽ được cân bằng và chữa các bệnh liên quan đến phụ khoa.
Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây bình bát đều có những công dụng nhất định như sau:
+ Lá cây: Trị được bệnh giun sán, mụn nhọt, áp xe, lở loét
+ Quả bình bát: Chữa khí hư, tiêu chảy, bệnh lỵ, thiếu máu.
+ Vỏ cây bình bát: Dùng để trị đau nhức, đau răng
+ Hạt bình bát: Gội đầu, trị chấy rận.
Bạn hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc hay từ bình bát trên đây. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất nhé.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn bình bát với những lợi ích không thể ngờ như:
Chống lại gốc tự do gây lão hóa, duy trì sức khỏe cho da, răng, xương và tăng cường sức đề kháng của mẹ tốt nhất.
Trong khi mang thai, mẹ thường có nguy cơ giảm thiểu thị lực. Hay khi nuôi con thì tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại dễ gây mỏi mắt. Vậy vitamin A có trong bình bát sẽ làm cho mắt mẹ tốt hơn.
Vitamin B6, chất xơ cùng thành phần khoáng chất khác rất lợi tiểu cho mẹ bầu. Mẹ cũng hạn chế được những cơn trầm cảm hay cơn co thắt khi mang thai. Đặc biệt, bệnh huyết trắng sẽ được đẩy lùi hiệu quả nhất mà hầu như mẹ nào cũng gặp phải.
Bình bát là món ăn giải nhiệt tốt cho mẹ bầu, hạn chế được cơn đau nhức răng do thiếu canxi trong thai kỳ.
Loại quả này cũng chứa nhiều chất tốt cho da nên mẹ bầu hay dùng để ngăn ngừa lão hóa, tàn nhang, giúp da sáng khỏe hơn ngay trong khi mang bầu.
Tất nhiên, mẹ bầu là đối tượng dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nhất. Và với bình bát cũng vậy, hãy có những cách ăn đúng đắn nhất nhé.
Lưu ý khi sử dụng Bình bát
Bình bát có chứa độc, do đó khi sử dụng cần hết sức thận trọng.
Không để nhựa, nước của cây bắn vào mắt để tránh kích ứng. Ngoài ra, khi sơ chế nên tránh để tiếp xúc trực tiếp với da, nhựa cây có thể gây dị ứng, kích ứng, mề đay mẩn ngứa.
Bình bát là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi với nhiều ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, cây có chứa độc tính, do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.
Theo tiến sĩ Trương Phương, người tìm ra hoạt chất nói trên, chất này được nhóm nghiên cứu đặt tên là Anonaxin và có trong vỏ thân cây bình bát. Qua đánh giá tác dụng độc tế bào và chống phân bào (hai phương pháp nhằm xác định khả năng chống ung thư của một chất), Anonaxin tỏ ra có độc tính mạnh đối với tế bào ung thư. Phát hiện này mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị bệnh ung thư.
Bình bát là loại trái cây ăn được. Trái ăn có vị hơi chua và ngọt thanh, cùng với mùi thơm, được nhiều người yêu thích. Trong trái bình bát chứa rất nhiều vitamin và các chất hữu ích tốt cho sức khoẻ như: vitamin A, C, B6, magie, kẽm..
Trái bình bát xanh hay chín đều có thể sử dụng, tuỳ vào những công dụng, mục đích riêng. Để ăn trực tiếp như một loại trái cây mùa hè, có thể ăn trái bình bát chín, có vị ngon và mùi hương rất tự nhiên. Trái bình bát xanh, thường dùng làm thành vị thuốc, hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trái bình bát xanh có những tính chất khác với quả đã chín, hơn nữa khi trái còn xanh và cứng sẽ tiện cho việc thái lát nhỏ, phơi khô và bảo quản.
Ở một số nước khác, trái bình bát khi chín có nhiều công dụng như sử dụng để pha nước uống, làm thành mứt hay siro, còn có thể chế biến làm thành nước sốt cho các món ăn.
Tại Việt Nam ngoài được sử dụng như một loại trái cây thông thường. Ngoài ra, trái và nhiều bộ phận khác của cây bình bát được sử dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh.
Bình bát dầm đường là món được chế biến phổ biến, rất được ưa thích. Lựa chọn những trái bình bát thơm ngon chín vàng, rửa sạch và lột bỏ phần vỏ. Sau đó, lấy phần ruột quả cho vào cốc, dầm cùng với đường. Cho tới khi để đường tan dần và hoà cùng vào thịt quả, thì thêm đá vào là có thể thưởng thức. Món bình bát dầm với đường đá này có vị thanh ngọt và vị béo đặc trưng của trái bình bát, đem lại sự thanh mát, giải nhiệt vô cùng phù hợp với những ngày hè.
Tương tự món bình bát dầm đường, sau khi bình bát được dầm mịn thay vì thêm đường, cho thêm một lượng sữa đặc phù hợp hoặc có thể thêm cả đường và sữa vào dầm chung.
Bình bát dầm sữa đặc sẽ có vị ngọt riêng so với dầm đường nhưng chúng đều ngon và giải nhiệt rất tốt, bạn có thể lựa chọn tuỳ theo khẩu vị, sở thích của mình.
Ngoài ra, sau khi dầm, cho hỗn hợp bình bát và đường, sữa vào tủ lạnh, để khoảng nửa tiếng, khi ăn mới cho đá vào. Lúc này, bình bát đã lạnh đều, thêm đá sẽ càng thêm mát lạnh, ăn sẽ ngon hơn nữa.
Làm kem từ trái bình bát cũng rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị những trái bình bát chín, đường, máy xay sinh tố, khuôn kem hoặc hộp đựng kem.
Để đảm bảo an toàn và không xảy ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với cơ thể, bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng bình bát:
mua bán bình bátĐịa chỉ bán cây bình bánbình bácbình bát khôquả bình bác khô
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn