Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 400.000 VND
Đánh giá 8 lượt đánh giá
Cây cà độc dược thường mọc hoang ở nhiều nơi, cây thuốc cũng được trồng để làm dược liệu lưu ý không nên trồng cây cà độc dược làm cảnh vì khi trồng trẻ còn nhìn thấy quả thấy đẹp mắt có thể ăn phải gây ngộ độc rất nguy hiểm.
Người ta thường sử dụng lá và hoa cà độc dược để chữa viêm xoang.
Mô tả: Cây thảo cao đến 2m, sống hằng năm, phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le; phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thuỳ; có 5 nhị dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu nhạt.
Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11 .
Bộ phận dùng: Hoa và lá - Flos et Folium Daturae, thường có tên là Dương kim hoa
Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được thuần hoá ở nhiều miền nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng hạt trước mùa mưa. Người ta đã tạo ra nhiều giống trồng với lá có màu khác nhau: xanh, tía hay tim tím, hoa đơn hay hoa đôi. Có thể thu hái hoa vào mùa thu; thu hái lá quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc; có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật. Các alcaloid trong Cà độc dược là những thuốc huỷ phó giao cảm và tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ.
Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Lá Cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.
Cách dùng: Thường được dùng dưới dạng cao, bột, cồn thuốc, cồn thuốc tươi. Dùng ngoài làm thuốc hút, nướng đắp hoặc giã đắp. Để trị hen, dùng 1-1,5g lá hoặc hoa khô cuốn vào giấy hút lúc lên cơn hen.
Dùng lá hoặc hạt ngâm rượu uống mỗi ngày 10-15 giọt chữa nôn mửa, đau dạ dày ruột. Có thể ngâm lá tươi vào rượu để dùng. Dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức, hơ nóng đắp trị đau dây thần kinh toạ.
Ghi chú: Lá cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Khi đã phát hiện là bị trúng độc, phải giải độc bằng đường vàng và Cam thảo, bột sắn dây.
Cây cà độc dược dược thu hoạch lá để phơi khô làm dược liệu, người ta dùng lá để xông chữa viêm xoang, theo kinh nghiêm dân gian thì người ta thì sử dụng hoa cà độc dược chữa bệnh viêm xoang hiệu quả gấp nhiều lần so với lá.
Hoa cà độc dược khô đóng gói
Hoa cây cà độc dược được đóng gói để bảo quản, người ta thường cắt thành sợi nhỏ để cuộn thành điếu thuốc dùng xông mũi chữa viêm xoang.
Cây lá, hoa, quả, đều chứa chất độc khi sử dụng cần thận trong.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
Ngoài các triệu chứng nêu trên, thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ khác nhau. Do đó, nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi dùng cà độc dược, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
Sử dụng chung cà độc dược với các loại thuốc, thảo dược khác có thể làm giảm tác dụng điều trị và tăng phản ứng phụ. Do đó, người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, không nên dùng thảo dược này chung với thuốc kháng cholinergic như scopolamine và atropine. Bởi tương tác thuốc có thể gây nên các phản ứng phụ như
Khi sử dụng cà độc dược làm thuốc điều trị, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:
Cà độc dược có tác dụng chữa bệnh nhưng vị thuốc này cũng chứa chất độc nên rất nguy hiểm nếu người bệnh không biết cách sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Chính vì trong các thành phần của cà độc dược có hyoscyamine, atropine và scopolamine. Nên bạn có thể bị ngộ độc nhẹ bạn sẽ cảm thấy hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi, nhịp tim chậm còn nặng sẽ gây giãn đồng tử, da đỏ, ảo giác hôn mê.
Khi bị ngộ độc bạn không nên quá lo sợ và hãy áp dụng cách giải độc đơn giản được chia sẻ dưới đây:
Ngoài các trường hợp nêu trên, trong quá trình sử dụng cà độc dược nếu thấy bất kỳ biểu hiện khác thường nên ngừng dùng thuốc và đến ngay bệnh viện để bác sĩ khám.
Cà độc dược đã được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. vì vậy, bạn không nên tự ý mua, sử dụng khi chưa có hướng dẫn cụ thể và chính xác từ thầy thuốc.
Tóm lại, cây cà độc dược là một vị thuốc rất tốt, nó chữa được nhiều tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng cần chú ý trong chế biến thức ăn uống, tránh chế biến nhầm thực phẩm từ cây cà độc dược gây nguy hiểm đến tính mạng. Người lớn cũng chú ý tránh không cho trẻ nhỏ ăn nhầm từ cây, lá, quả cà độc dược.
Khi có triệu chứng ngộ độc cần biết cách sơ cứu như trên và đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cà độc dược ở trên sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan, sử dụng đúng lúc và đặc biệt là đúng liều lượng cũng như đúng đối tượng để tránh dẫn đến những điều đáng tiếc không nên xảy ra.
hoa cà độc dượcđịa chỉ bán hoa cà độc dượccây cà độc dượclá cà độc dượcbán cà độc dược
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn