Thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành - Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) tư vấn:
Cây xương khỉ còn gọi là cây bìm bịp, lá cầm, tiểu cốt, liền xương. Cây ưa vùng đất ẩm ướt nên hay mọc ở bờ ruộng, bờ tường, góc vườn. Ở một số nơi, người dân dùng cây mảnh cộng làm rau nấu canh. Toàn bộ cây có thể làm thuốc, dùng ở dạng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Cây xương khỉ chứa nhiều flavonoid, điều chỉnh hoạt động của tế bào và chống lại các gốc tự do gây ra stress oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm. Ngoài ra, cây còn cung cấp chất xơ, canxi, đạm và chất béo. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy cây xương khỉ có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Đối với bệnh nhân ung thư, y học hiện đại chỉ ra rằng các chất trong cây xương khỉ như flavonoid, glycerol, cerebrosid, glycosid có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ cầm máu.
Các trường hợp ung thư giai đoạn sớm có thể sử dụng thêm cây xương khỉ kèm theo các thuốc được bác sĩ kê đơn. Cây giúp giảm tác dụng phụ của xạ trị, hóa chất. Người mắc ung thư tuyệt đối không từ bỏ các quá trình điều trị hiện đại để chỉ dùng cây xương khỉ chữa bệnh.
Ngoài ra, lá xương khỉ giúp nhanh liền sẹo, liền da, điều trị bệnh ngoài da, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, các tổn thương gan do độc chất, cải thiện bệnh lý huyết áp, phong tê thấp, đau nhức xương, gãy xương.
Dù cây xương khỉ là thảo dược nhưng cần dùng đúng liều. Người bị hàn khí xâm nhập như cảm lạnh, chân tay lạnh, phụ nữ có thai không dùng loại cây này. Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc Tây y, cần liên hệ bác sĩ tư vấn để có hướng dẫn phù hợp.
Cây mảnh cộng chữa đau dạ dày: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý
- Giới thiệu về cây xương khỉ
Cây xương khỉ hay trong nhân gian còn được gọi là cây bìm bịp đây là một loại cây mọc hoang dã và dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Cây được xét hiện nhiều ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Đây là một loại cây bụi nhỏ, thường có chiều cao khoảng từ 1m đến 3m thân cây có nhiều mảnh, nhiều cành, nhiều phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục thon dài, lá màu xanh đậm, mép lá có răng cưa. Hoa sẽ mọc thành chùm ở đầu cành và có màu trắng hoặc màu hồng nhạt.
Cây có vị ngọt, tính bình, được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền vì có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị đau dạ dày
Thành phần hóa học của cây xương khỉ
Cây xương khỉ sẽ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dược lý như:
- Alkaloid: Sẽ có tác dụng giảm đau, chống co thắt, hạ sốt và an thần.
- Tanin: Có tác dụng giảm viêm, sát khuẩn về làm se da
- Flavonoid: Có tác dụng bảo vệ các tế bào, chống oxy hóa, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm loét, giúp rất nhiều trong việc điều trị ung thư
- Saponin: Có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, ho và tăng cường sức đề sáng
Bên cạnh đó cây xương khỉ sẽ chứa rất nhiều các loại khoáng chất, vitamin và các hợp chất khác có lợi cho sức khỏe như:
- Vitamin B1: Sẽ giúp cơ thể có thể chuyển hóa được năng lượng, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh
- Vitamin C: Nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ da sáng khỏe
- Kali: Hỗ trợ điều hòa huyết áp
- Canxi: Giúp cho xương chắc khỏe
Sau đây là một số tác dụng của cây xương khỉ hỗ trợ cho việc chữa đau dạ dày:
- Sẽ giúp cho giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng: những hoạt chất trong cây xương khỉ sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn
- Tránh được tình trạng trào ngược axit dạ dày, ợ nóng, ợ chua: nhờ vào khả năng trung hòa axit dạ dày, hạn chế tiết axit, cây xương khỉ giúp cải thiện những triệu chứng khó chịu này
- Hạn chế được tình trạng buồn nôn, nôn mửa: cây xương khỉ sẽ có tác dụng giúp giảm tình trạng co thắt dạ dày, hỗ trợ giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa
Bài thuốc từ cây xương khỉ:
- Sử dụng lá tươi: Sử dụng lá tươi nhai khoảng từ 3 đến 8 lá tươi cùng với muối hột trước bữa ăn khoảng 30 phút, sử dụng một ngày hai lần
- Sử dụng lá khô: Phơi lá khô và sắc khoảng từ 20 đến 30g lá khô với khoảng 1,5l nước, uống thay nước trà trong ngày
- Kết hợp cây xương khỉ với các vị thuốc khác: Cây xương khỉ sẽ có thể kết hợp với những vị thuốc khác để có thể tăng hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó cây xương khỉ còn sẽ có một số tác dụng như sau:
- Giúp hỗ trợ điều trị trĩ ngoại, trĩ nội: cây xương khỉ sẽ có tác dụng giúp giảm co thắt búi trĩ, làm giảm cơn đau và chảy máu
- Hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng: những hoạt chất trong cây xương khỉ sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm viêm loét dạ dày
- Giúp tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể: cây xương khỉ chúa nhiều các khoáng chất và các vitamin hỗ trợ tốt cho việc bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng
- Hỗ trợ người bệnh ngủ ngon giấc hơn và ăn ngon miệng hơn: cây có công dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của dạ dày cải thiện việc ăn uống của người bệnh và hỗ trợ giúp người bệnh ngủ ngon hơn
Cách sử dụng cây xương khỉ chữa đau dạ dày
Sau đây là một số bài thuốc đơn giản cách sử dụng cây xương khỉ chữa đau dạ dày:
Cách sử dụng cây xương khỉ chữa đau dạ dày cơ bản:
- Sẽ dùng khoảng 8 lá xương khỉ tươi sử dụng cùng với hạt muối tinh trước bữa ăn khoảng 30 phút. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, kiên trì áp dụng sẽ thấy giảm được các triệu chứng của đau dạ dày rõ rệt.
Nếu như nhai lá tươi và hạt muối tinh cảm thấy khó dùng thì sẽ sử dụng phương pháp sắc uống:
- Sử dụng khoảng 30g cây xương khỉ rửa sạch và sắc với khoảng 1,5l nước uống thay nước, chia thành 3 lần uống trong ngày
Có thể kết hợp với các vị thuốc khác:
- Kết hợp với mật ong: Sẽ hỗ trợ làm giảm đau, giảm tình trạng co thắt dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày
- Kết hợp với nghệ vàng: Giúp giảm các vết loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Kết hợp với khổ qua: Hỗ trợ hạ khí, tiêu đờm, giải độc, thanh nhiệt
- Kết hợp với rau đắng đất: Hỗ trợ thanh nhiệt, mát gan, giải độc, giúp tiêu hóa được tốt hơn
Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ chữa đau dạ dày
Những lưu ý sau đây bạn cần nên ghi nhớ khi sử dụng cây xương khỉ chữa đau dạ dày:
- Tuyệt đối không được sử dụng cây có dấu hiệu nấm mốc, hư hỏng
- Khuyến cáo nên sử dụng cây xương khỉ phơi khô hoặc tươi, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
- Nên sử dụng cây xương khỉ theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.
Kết luận:
Cây xương khỉ là một loại thảo dược quý, hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên nên sử dụng đúng cách và kết hợp đúng cùng với một chế độ ăn uống hợp lý khoa học để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất
Cây bìm bịp hay cây mảnh cộng, cây xương khỉ có tác dụng gì
Một số nơi còn gọi là cây xương khỉ, ở Trung Quốc gọi là cây liền xương cốt (Tiểu cốt tiếp)
Do có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe, các quốc gia trên thế giới như (Thái Lan, Malayxia, Trung Quốc) đã biết sử dụng cây thuốc quý này từ lâu nhưng ở Việt Nam thời gian gần đây chúng ta mới biết sử dụng cây bìm bịp để làm thuốc. Hiện nay cây bìm bịp được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của vị thuốc này.
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Thuộc họ ô rô
Khu vực phân bố
Cây xương khỉ phân bố ở các nước vùng nhiệt đới, ở nước ta cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây đều được dùng làm thuốc, nhiều nơi còn dùng lá cây để làm bánh gọi là Bánh mảng cộng (Loại bánh này thường có ở một số tỉnh miền núi phía Bắc).
Tính vị
Cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình
Lá cây khi phơi khô có mùi thơm, lá tươi nấu canh ăn rất ngon và mát.
Công dụng của cây bìm bịp
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư (Đây là tác dụng đáng quý nhất của cây bìm bịp, bởi hiện nay cây thuốc có tác dụng với bệnh ung thư không nhiều và chỉ tính trên đầu ngón tay).
- Tác dụng mát gan, lợi mật
- Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm Gan, vàng da
- Tác dụng hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp
- Tác dụng chóng liền xương (Do gãy xương)
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân viêm gan
- Người có men gao cao, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu
- Người gì bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp
- Người bị chấn thương (Sai khớp, bó xương đắp vào vết thương để chóng liền)
Cách dùng, liều dùng cây bìm bịp
Dùng hàng ngày: 30-40g cây khô hãm nước uống.
- Dùng làm thuốc hỗ trợ điều tri bệnh Ung thư: Cây bìm bịp 30g, cây xạ đen 40g nấu với 1 lít nước uống trong ngày.
- Dùng cho bệnh nhân viêm gan, vàng da: Cây bìm bịp 30g, lá vọng cách 15g, trần bì 15g, râu ngô 20g, sâm đại hành 10g sắc với 1,5 lít nước (Còn 800ml) để uống trong ngày.
- Dùng hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp: Cây bìm bịp 30g, cây gối hạc 20g, tầm gửi dâu 20g, cây cổ trâu 20g. Các vị đem sắc với 1,5 lít nước, cạn còn 800ml chia ra uống trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị bong gân, xưng đau, gãy xương (Dùng cây tươi): Bìm bịp tươi 80g, ngải cứu, sâm đại hành mỗi vị 50g. Đem xào nóng với giấm rồi đắp vào vết thương, lấy vải buộc lại để trong thời gian 5-6 tiếng. Duy trì liên tục 5-10 ngày sẽ có kết quả.
Công dụng của cây Bìm Bịp có thực sự hỗ trợ trị ung thư ?
Cây thuốc Bìm Bịp là cây gì?
Cây thuốc bìm bịp là loại cây rau cứu cánh ông cha chúng ta trong thời chiến tranh. Ngày nay, bìm bịp vẫn mọc hoang ở những vùng nông thôn Việt Nam. Không những thế, cây còn được coi như một món đặc sản ở các nhà hàng. Những món canh rau bìm bịp nấu chua luôn làm hài lòng thực khách khó tính. Trong đông y, công dụng của cây thuốc bìm bịp còn nổi trội hơn cả với tác dụng chữa bệnh ung thư.
1. Đặc điểm của cây thuốc bìm bịp
Cây bìm bịp thường mọc thành bụi, là loại cây thân nhỏ có chiều cao khoảng 2m. Lá cây hình thong dài màu xanh sẫm, có cuống ngắn và nhiều gân bên dưới. Hoa bìm bịp nở thường rũ xuống, ngọn có màu đỏ hồng rực rỡ vô cùng đẹp. Tràng hoa được bao bọc bởi lớp phấn vàng xanh. Cây có quả nhỏ, nhiều hạt, cuống ngắn như lá và có hình truỳ. Thông thường quả có 4 hạt và có chiều dài khoảng 1,5 – 2cm.
Cây bìm bịp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa. Mọc hoang ở trên khắp cả nước ta. Vì là cây dễ trồng nên có thể thu hoạch quanh năm và sử dụng được cả lúc khô lẫn khi tươi.
2. Thành phần hoá học của cây thuốc bìm bịp
Cây bìm bịp chứa rất nhiều khoáng chất và các glycoside, cerebrosid, tamin, flavon, và glycerol. Các chất này có tình hàn nên có tác dụng trị nhiệt miệng vô cùng tốt.
Cây bìm bịp có tính bình cùng vị ngọt dịu có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, thanh nhiệt, mát gan, hạ sốt.
3. Cách trồng cây thuốc bìm bịp
Vì những công dụng tuyệt hảo trong việc chữa bệnh mà cây bìm bịp đã được những nhà thuốc đông y canh tác trồng để có thể cung cấp dược liệu chữa bệnh một cách tốt nhất.
Thời điểm thích hợp để giao trồng cây bìm bịp bằng hạt là trong khoảng tháng 5 hay tháng 6. Trước khi gieo nên rạch vỏ hạt rồi ngâm hạt vào nước. Ngâm khoảng 1 – 2 ngày cho hạt thấm nước rồi mới mang đi trồng. Một hố khi trồng nên để khoảng 1 – 2 hạt để chúng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Lưu ý nhỏ là nếu hạt 2 hạt này mầm thì hãy cắt đỡ 1 ngọn đi. Xử lý tốt hạt thì độ này mầm là cao nên không cần phải trồng quá nhiều hạt để dự phòng.
Khi được 3 lá thì nên đánh cây vào chậu cho thuận tiện việc chăm sóc. Sau khi cây ra 10 lá nên kiểm tra dây leo, nhánh thô để cây phát triển tự nhiên, nên ngắt bỏ chồi ngọn ở nhánh non và yếu để giúp nhánh phát triển.
4. Điều kiện và đất trồng thích hợp của cây thuốc bìm bịp
Vì là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên bìm bịp thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ mát. Cây cũng có khả năng mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi. Đối với đất trồng tốt nhất là nhiều mùn, than mụn có rơm.
5. Cách chăm sóc cây thuốc bìm bịp
Cách chăm sóc cây bìm bịp tương đối dễ và cũng khá thuận lợi vì vốn cây mọc hoang nên trong mọi điều kiện đều phát triển rất tốt. Nhưng hãy đảm bảo lượng nước đủ ẩm để giúp cây phát triển một cách đồng đều và tốt nhất. Ngoài ra cũng nên trồng ở nơi có đủ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt. Lưu ý nho nhỏ là không được làm ảnh hưởng đến rễ vì nó sẽ nhanh bị chết dóc.
Tìm hiểu về căn bệnh ung thư
Có thật là bìm bịp hỗ trợ chữa ung thư? Nghe thật vô lý bởi hiện nay khi tìm hiểu về cái gì người ta cùng dựa vào khoa học. Có thể nhiều người không tin. Nhưng theo phương thức chữa bệnh của Đông y thì đây là một phương thức hỗ trợ chữa ung thư hiệu quả. Công dụng của cây thuốc bìm bịp sẽ được làm rõ dưới đây.
1. Bệnh ung thư là gì?
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức. Và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa. Hiện có khoảng 200 loại ung thư. Không phải tất cả các khối u là ung thư. Ngoài ra còn có khối u lành tính không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Có thể dấu hiệu và triệu chứng bao gồm một khối u. Chảy máu bất thường, ho kéo dài, không giải thích được, giảm cân. Và một sự thay đổi trong đại tiểu tiện. Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh ung thư.
Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 22% số ca tử vong vì ung thư. Ngoài ra còn 10% do béo phì, kém ăn, lười vận động và uống rượu quá mức. Các yếu tố khác bao gồm một số bệnh nhiễm trùng. Tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm môi trường. Ở các nước đang phát triển, gần 20% bệnh ung thư là do nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C và nhiễm trùng papillomavirus ở người. Cũng có khoảng 5-10% bệnh ung thư là do di truyền.
2. Điều trị ung thư như thế nào?
Nhiều loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách không hút thuốc. Duy trì cân nặng khỏe mạnh, không uống quá nhiều rượu, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nhất định. Không ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ, tránh phơi nắng quá nhiều.
Phát hiện ung thư sớm rất có ích, nhất là với ung thư cổ tử cung hay ung thư đại tràng. Ung thư thường được điều trị bằng một số kết hợp của xạ trị liệu, phẫu thuật, hóa trị, và liệu pháp đích. Cơ hội sống còn phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh khi bắt đầu điều trị. Trẻ em dưới 15 tuổi ở chẩn đoán tỷ lệ sống sót 5 năm ở các nước phát triển trung bình khoảng 80%. Đối với bệnh ung thư ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình 5 năm là 66%.
3. Công dụng của cây thuốc bìm bịp chữa ung thư
Cây bìm bịp được xem như một thiên dược trong số những cây thuốc Nam có tác dụng điều trị bệnh ung thư. Các khoáng chất của cây có thể sử dụng làm thuốc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Qua đó có thể thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Bìm bịp là cây thuốc quý rất tốt cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam.
Cùng với bìm bịp còn có những cây thuốc quý chữa bệnh trong đông y khác như cây trinh nữ hoàng cung, cây bán chi liên, cây xạ đen, cây an xoa, cây bạch hoa xà thiệt thảo, tạo nên một kho tàng cây thuốc Nam quý của nước ta trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế sự phát triển của khối u đặc biệt là khối u ác tính.
4. Bài thuốc chữa ung thư của cây thuốc bìm bịp
Lấy 30g cây bìm bịp, 40g cây xạ đen, sắc cùng với 1 lít nước uống trong ngày. Và bài thuốc 2: Dùng 200g cây bìm bịp tươi xay lấy nước uống hàng ngày. Bài thuốc 3: Dùng độc vị cây bìm bịp khô 100g nấu với 1 lít nước, uống trong ngày. Ngoài ra còn một số bài thuốc với cây bìm bịp như:
* Chữa thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Dùng 80g lá bìm bịp tươi, 50g lá ngải cứu tươi, 50g củ sâm đại hành, đem giã nhuyễn rồi xào nóng với dấm. Để nguội bớt, còn âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, cố định bằng băng, làm vào buổi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5–10 ngày.
Vừa đắp, vừa áp dụng kết hợp với bài thuốc uống sau. Lấy 12g cây bìm bịp, 12g đậu đen rang thơm, 12g dây trâu cổ,10g dây tơ hồng xanh, 12g ba kích nhục, 12g cẩu tích, 12g đỗ trọng, 12g đương quy, 16g thục địa chế và 16g tang ký sinh, sắc với 1,2l nước cho đến khi còn 300ml, chia uống 2–3 lần trong ngày sau bữa ăn. Dùng liên tục 5–15 ngày, đối với bài thuốc này khi uống nên kiêng ăn măng.
* Trị khớp sưng đau
Lấy 80g cả cây bìm bịp (cả cành và lá), 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g cả cây trâu cổ, 20g tầm gửi cây dâu tằm, sắc với 1,2 lít nước, cho đến khi còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn. Liệu trình 5–15 ngày.
* Chữa viêm loét ở miệng
Cho 50g lá bìm bịp tươi đã rửa sạch vào cối, thêm một ít nước lọc rồi giã nát, vắt lấy nước cốt để uống và dùng bã đắp lên vết lở loét. Làm liên tục trong một vài ngày cho đến khi khỏi.
* Chữa bệnh viêm gan, vàng da
Lấy 30g cây bìm bịp, 15g lá vọng cách, 20g râu ngô, 15g trần bì và 10g sâm đại hành sắc với 1,5 lít nước, cho đến khi còn 800ml, chia uống trong ngày.
* Trị bong gân, sưng đau
Dùng 80g cây bìm bịp tươi, 50g sâm đại hành và 50g ngải cứu tươi, giã nát rồi xào nóng với dấm, khi còn ấm thì đắp lên vết thương, dùng băng gạc cố định lại trong 5–6 tiếng. Làm liên tục trong 5–10 ngày.
* Chữa đau sưng mắt
Giã nhuyễn lá bìm bịp tươi rồi đắp lên mắt vừa giảm đau vừa giảm sưng.
* Có thể bạn chưa biết
Cây bìm bịp còn dùng để ăn sống hoặc ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh tôm, canh cua. Vì lá cây bìm bịp có vị ngọt dịu rất dễ ăn. Bạn cũng có thể làm bánh bằng lá bìm bịp khô.
5. Một số điều cần biết khi dùng cây thuốc bìm bịp điều trị bệnh
– Không nên dùng cho người có thể hàn hoặc huyết áp thấp vì cây có tính mát
– Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú .
– Không uống nước sắc đã để qua đêm vì nước đã bị nhiễm khuẩn.
– Không sử dụng thuốc khi bị ẩm mốc, cũng không dùng quá liều lượng.
Cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi đi hết chặng đường tìm hiểu về công dụng của cây thuốc bìm bịp.
Địa chỉ bán cây bìm bịp giá rẻ chất lượng tại búpxanh