Chè đắng phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, mọc rải rác trên núi đá vôi gần bờ khe suối.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây chè đắng là lá bánh tẻ, được thu hái quanh năm, đem về tãi mỏng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô. Khi dùng sao khô cho thơm.
Lá chè đắng có vị rất đắng, sau có cảm giác ngọt ở họng, có tác dụng tăng lực, tiêu viêm giải biểu. Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu được dùng để pha nước uống như trà hàng ngày làm cho người khỏe mạnh, đỡ mệt mỏi khi làm việc trí óc căng thẳng hoặc gặp những bất lợi về thời tiết như trời quá nóng, hay quá lạnh. Gần đây, những công trình nghiên cứu trong nước còn cho thấy lá chè đắng có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, giảm cholesterol máu, giải độc, bảo vệ gan, kích thích thần kinh mà không hề làm mất ngủ.
Có thể dùng chè đắng ở những dạng sau:
- Lá phơi khô ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như tổ sâu kèn, đóng gói thành túi 100g, 200g hoặc 500g. Ngày dùng 1-2g (tương đương với 1-2 lá đã cuộn tổ) cho vào nước ấm, đổ nước sôi vào hãm uống. Hâm đến khi nước chè loãng thì thôi.
Lá chè đắng khô đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi lọc, mỗi túi có 0,5g bột. Khi dùng pha với nước sôi như các loại trà túi lọc khác, mỗi lần 1 túi ngày 2-3 lần.
Dùng phối hợp, lá chè đắng và lá bạch quả lượng hai thứ bằng nhau, để nguyên củ lá hoặc tán thành bột khô, mỗi lần dùng 1g bột hỗn hợp, pha uống trong ngày như uống trà. Thuốc làm tăng tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ.
DS. Đỗ Huy Bích
Tác dụng của chè đắng
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, chè đắng tính thanh nhiệt, làm sáng suốt đầu óc. Ngoài ra, chè đắng có công dụng giải độc, chữa cảm mạo, sổ mũi, đỏ mắt, ngứa mắt, nhức đầu,
ho, trị viêm phế quản, làm dịu chứng run cơ và tiêu khát. Chè đắng Cao Bằng hỗ trợ tiêu hóa tốt, cải thiện sức khỏe tinh thần và trí nhớ, đặc biệt nếu bị sốt hoặc tiêu chảy nặng. Những nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng uống chè đắng có thể cải thiện tuần hoàn, giảm huyết áp, lipid máu (gồm cả cholesterol). Đồng thời, ngăn ngừa suy giảm chức năng tim và não, duy trì cân nặng. Người mới dùng chè đắng trong tuần đầu sẽ có hiện tượng đi tiêu nhiều lần trong ngày nhưng phân rắn, không lỏng như tiêu chảy. Về nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của chè đắng ở Việt Nam, theo TS Lê Hùng thì chưa có công bố khoa học nào về tác dụng chữa bệnh từ cây chè đắng. Tuy nhiên, bản chất chung của chè đắng Cao Bằng là lạnh (hàn) nên không phù hợp cho tất cả mọi người.
Vẫn theo TS Lê Hùng, khi dùng chè đắng thường xuyên, chỉ nên sử dụng 2-3 cọng chè cho một ấm trà trong ngày. Hãy vừa dùng chè đắng vừa đánh giá sự thay đổi của cơ thể theo hướng tích cực hay xấu. Nếu muốn uống chè đắng lâu dài thì phải được giám sát của bác sĩ.
Ngoài ra, những cơ quan chuyên môn cần tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tác dụng trị bệnh của chè đắng để hướng dẫn người dùng trà đắng đúng cách, hiệu quả
và thông minh. Những lưu ý khi dùng chè đắng Tuy nhiên, chè đắng Cao Bằng có tác dụng phụ: uống quá nhiều chè đắng có thể giảm lượng vitamin B1 trong cơ thể. Và có thể dẫn tới thiếu vitamin B1 trầm trọng ở một vài người.
Với liều lượng cao và dùng lâu dài, chè đắng có thể làm say mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, chán ăn, suy nhược, kích thích thần kinh. Chè đắng cũng có thể khiến khó đi vào giấc ngủ,
vì thế không nên uống chè đắng buổi tối hoặc uống quá đặc. Nếu đang tìm kiếm phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả thì trà đắng là lựa chọn tuyệt vời. Thực tế, nhiều người áp dụng cách này và có được kết quả tích cực. Trong trà đắng chứa đến 24 amino acid giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng những cơ quan trong cơ thể.
Hỏi: Trà đắng Cao Bằng trị tiểu đường, huyết áp cao… Xin hỏi uống lâu dài có được không? Cảm ơn bác sĩ.(Kim Nga)
Trả lời:
– Cây trà đắng sinh trưởng và phát triển tự nhiên trong những cánh rừng trên đất Cao Bằng. Trà đắng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm mỡ, giảm cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết, mát gan, an thần, trợ tim, giúp cơ thể kháng lại các tế bào gây lão hóa…
Không riêng trà đắng Cao Bằng, các loại lá trà khác như lá trà xanh cũng tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, mọi cái tốt đều có giới hạn, vượt khỏi giới hạn ấy sẽ có những hiệu ứng ngược lại. Dùng trà cũng vậy, nhiều nghiên cứu chứng minh chất cafeine trong nước trà có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, gây khó ngủ, những người uống thuốc an thần, thuốc ngủ nhất thiết không được uống nước trà. Lượng tanin trong trà cũng được chiết ra khi hãm nước sôi, có thể gây tủa với chất sắt trong một số loại thực phẩm, dùng lâu sẽ bị thiếu máu.
Nếu sử dụng lâu với liều cao, trà có thể gây nhiễm độc mãn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh, vàng da… Nước trà cũ hoặc để lâu còn phóng thích nhiều chất có hại cho cơ thể hoặc gây ung thư. Vì thế chỉ nên dùng trà đắng với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng. Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta còn nhiều thứ rau củ khác rất tốt như rau cần tây, giá sống, đậu xanh… Không nên sử dụng lâu dài bất kỳ một loại thuốc hoặc dược thảo nào, thỉnh thoảng nên thay đổi loại khác hoặc dùng mỗi loại một ít sẽ tốt hơn.
Theo Tuổi Trẻ
Tìm hiểu trà thanh nhiệt thái