Thuốc Y học dân tộc là gì, Các bài thuốc dân tộc quý, bảo tồn thuốc dân tộc, thuốc dân tộc có tốt không ?

Thuốc Y học dân tộc là gì, Các bài thuốc dân tộc quý, bảo tồn thuốc dân tộc, thuốc dân tộc có tốt không ?

Thuốc Y học dân tộc là gì

Hiểu theo cách đơn giản là những bài thuốc của những người dân tộc trong 54 dân tộc của Việt Nam đây là những bài thuốc đã trải qua nhiều đời đúc kết. Thuốc y học dân tộc là những bài thuốc, còn y học dân tộc thì thuộc trong ngành Y Học Cổ Truyền Việt Nam, một số nơi thành lập các trung tâm nguyên cứu thuốc dân tộc… Hay  TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC ( thuocdantoc.vnthuocdantoc.org )

 Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam; nền y học của 54 bộ tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên để dựng nước và giữ nước, giao lưu với các dân tộc khác trong khu vực, nên Việt Nam có nền Y học truyền thống rất phong phú và đa dạng. Thuốc cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc: từ thực vật, động vật và khoáng vật.

thuoc_dan_toc_la_gi_bupxanh

LỊCH SỬ  Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.

Việt Nam có địa sinh học riêng.

Theo nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: mặt trời có khoảng 5 tỷ năm.

Thời đại cổ sinh cách đây 600 triệu năm.

Thời nguyên đại trung sinh cách đây 200 triệu năm, giải đất nước ta lúc đầu như mầm xương sống hình chữ  S đó là dãy núi Trường Sơn.

Thời đại Tân sinh cách đây 50 triệu năm là thời kỳ tạo đất bồi đắp hợp thành lục địa Á châu có kết cấu địa chất địa tầng có sông, núi…

Cuối thời kỳ Đệ Tam đã có vượn cao cấp cách đây 10 -  20 triệu năm. Nhiều nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh con người Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Canh Tân, cái nôi của loài người và cũng là cái nôi của các thuốc thảo mộc.

Do thời kỳ băng hà kéo dài Thuỷ Canh Tân đến Canh Tân. Nhưng ở nước ta nói riêng và ở Đông Nam á nói chung chỉ có mưa lớn. Sau băng hà nước biển trào lên kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển nguồn thức ăn của nhiều loại động vật trong đó có con người. Vượn ăn cỏ cây động vật để sống đồng thời cũng chọn lọc tự nhiên những động vật và cây cỏ để ăn để chữa bệnh. Vì vậy thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ thời này sang thời khác, đời này sang đời khác và tồn tại đến nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, y học cổ truyền Việt Nam đã đúc kết được nhiều phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, day, bấm huyệt…) có hiệu quả. Đã phát hiện nhiều vị thuốc quí: quả giun, gừng gió, ý dĩ, xương bồ, kỳ nam, sa nhân, đậu khấu, hương phụ… được lưu truyền đến ngày nay.

Việt Nam có lịch sử xã hội lâu đời.         

Việt Nam có nhà nước Văn Lang từ đời Hồng Bàng năm 2879 trước Công Nguyên; thời đại các Vua Hùng, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật và khoáng vật để làm thuốc. Ngoài ra còn biết sử dụng cả thuốc độc tẩm vào tên, giáo mác để chống giặc ngoại xâm… Hiện nay có tượng và miếu thờ An Kỳ Sinh - Nhà châm cứu Việt Nam đầu tiên tại Trúc sơn, Yên Tử, Huyện

Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Tượng và miếu thờ Bảo Cô - Nhà nữ châm cứu

(thế kỷ thứ 3 trước công nguyên). Tài liệu do Giáo sư thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu Viện trưởng Viện châm cứu Việt Nam sưu tầm.

Hơn một thiên niên kỷ dân tộc Việt Nam dưới ách xâm lược nô dịch và đồng hoá của phong kiến Trung Quốc. Các dược liệu quí hiếm đều bị cướp bóc mang về chính quốc. Thời kỳ độc lập dưới các triều đại phong kiến (938 - 1884) sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền từ 938 nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập.

Đời lý (1010 - 1224) có tổ chức thái y viện ở Kinh đô cũng như ở các địa phương.

Đời Trần (1225 - 1399) phát triển nghề nuôi trồng dược liệu khắp nơi, nhiều danh y nổi tiếng trong thời kỳ này, đặc biệt là Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ Tĩnh, quê Nghĩa Phú, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Hưng, đỗ là Tiến sĩ nhưng đi tu, tác phẩm y học nổi tiếng của ông là “Nam dược thần hiệu” 11 quyển, chọn lọc 580 vị thuốc phân loại theo nguồn gốc (23 loại); cỏ hoang, dây leo, mọc ở nước, có cánh chim, cầm thú… chọn lọc dược liệu có trong nước tổ chức thành 8 - 873 bài thuốc điều trị 182 chứng bệnh của 10 khoa.

Tác phẩm “Hồng nghĩa giác tư  y thư” tóm tắt tác dụng 630 vị thuốc theo biện chứng luận trị, Ông được tôn là thánh thuốc nam. Năm 1335 Tuệ Tĩnh được mời sang Trung Quốc chữa bệnh cho Vua nhà Minh và bị giữ lại cho đến khi chết.

Đời Hồ (1400 - 1406) phát triển châm cứu có Nguyễn Đại Năng soạn cuốn sách “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca”…

Thời kỳ đô hộ của giặc Minh Trung Quốc (1047 - 1472), trong 20 năm dưới ách đô hộ của Triều Minh y học dân tộc bị tổn thất nghiêm trọng.

Hậu Lê (1428 - 1788) có bộ luật Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1460 - 1479) ban hành qui chế làm thuốc, 1665 Lê Huyền Tông 2 lần ra lệnh cấm hút thuốc lào; ở Triều đình có Thái y viện, các tỉnh có tế sinh đường, ở quân đội có sở lương y Hoàng Đôn Hoà và Trịnh Đôn Phát là lương y phục vụ trong quân đội nhà Lê. Tác phẩm nổi tiếng của Ông là sách “Hoạt nhân toát yếu”; Ông được Vua Lê

Thánh Tông sắc phong sáu chữ vàng“Lương Y Quốc - Thọ Tư Dân”. Hiện nay nhân dân lập đền thờ Hoàng Đôn Hoà tại quê ông: Đa sĩ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Tây.

Đặc biệt trong thời kỳ này có Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791) quê Văn Xá Yên Mỹ Hải Hưng ông đã tóm được y lý y học cổ truyền phương Đông, tổng kết những thành tựu y học cổ truyền Việt Nam từ trước đến thế kỷ XVIII và đã vận dụng sáng tạo những tinh hoa y học cổ truyền vào điều kiện thời tiết khí hậu liên quan đến đặc điểm phát bệnh ở nước ta. Tác phẩm “Hải Thượng Lãn Ông y tâm lĩnh” là bộ sách đồ sộ gồm 28 tập, 66 quyển, đến nay vẫn được coi là bộ sách bách khoa về y học cổ truyền. Ông đã tổng kết sáng tác hoàn chỉnh hệ thống hoá nền y học truyền thống Việt Nam trên các lĩnh vực; nội khoa, ngoại khoa, sản phụ và nhi khoa, ngũ quan khoa trên phương diện chẩn trị dự phòng từ lý pháp đến phương dược, từ y đức đến y sử, y thuật đến các lĩnh vực thiên văn y học và thực trị học. Về dược học Lãn Ông đã sưu tầm thêm 300 vị thuốc tổng hợp thành 2854 bài thuốc kinh nghiệm. Nét độc đáo trong biện chứng luận trị y học cổ truyền của Lãn Ông đến nay và mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động chẩn trị theo y lý cổ truyền của các thế hệ thầy thuốc y học dân tộc Việt Nam.

Thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ (1884 - 1945)

Thực dân Pháp đưa y học phương Tây vào nước ta giải tán các tổ chức y tế Triều Nguyễn (y học phương Đông và y học dân tộc). Thực hiện chính sách ngu dân chia để trị, coi thường y học truyền thống dân tộc, hiện nay vẫn còn tản dư ở một số tri thức coi thường y học dân tộc cần phải khắc phục để xây dựng nền y học xã hội chủ nghĩa.

PHƯƠNG HƯỚNG KẾT HỢP YHHĐ VỚI YHCT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA.

Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời. Mặc dù phải trải qua 2 cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính phủ ta rất chú trọng phát triển y tế nói chung và phát triển y học cổ truyền nói riêng. Phong trào sử dụng thuốc nam theo “toa căn bản” ở Nam bộ đã đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho các lực lượng vũ trang và nhân dân. Ngày 27 - 2 - 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi cho ngành y tế: “… y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng… ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông y với Tây y…”

Nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã ghi rõ phương hướng kết hợp 2 nền y học “phối hợp chặt chẽ Đông y với Tây y trong công tác y tế trên các mặt phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc nam, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học”

Chỉ thị 101/TTg của thủ tướng chính phủ cũng ghi cụ thể: “Trên cơ sở khoa học, thừa kế, phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y với Tây y nhằm tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân tiến lên xây dựng một nền y học Việt nam xã hội chủ nghĩa”

Chỉ thị 21/CP ngày 19/2/1967 của thủ tướng chính phủ. Chỉ thị 210 TTG/VP ngày 6/12/1966 về công tác dược liệu. Triển khai nghị quyết Đại hội

Đảng IV, V nghị quyết 200 - CP ngày 21/8/1978 và NQ 266 - CP ngày 19/10/1978. Ngày nay việc kết hợp 2 nền y học đã được ghi trong hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trở thành một pháp lệnh của nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng VII (1991) “kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền từng bước hiện đại hoá y học cổ truyền, giữ gìn bản sắc y học cổ truyền. Hiện nay Hội nghị Trung ương 4 khoá 7 có riêng nghị quyết về y học cổ truyền: “Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền dân tộc kết hợp với Y học hiện đại, phát triển nuôi trồng cây con làm thuốc, trang bị thêm phương tiện cho việc khám chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền dân tộc. Khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ đầu đàn y học dân tộc. Tăng thêm đầu tư và nâng cấp các cơ sở y học dân tộc” kết hợp hai nền y học đã trở thành phương châm của ngành y tế. Về tổ chức của Bộ y tế có Vụ y học cổ truyền, có viện y học dân tộc, có 2 viện nghiên cứu dược học dân tộc ở thủ đô Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh có viện y học dân tộc tỉnh, trong các viện đa khoa tỉnh có khoa y học dân tộc, trong các bệnh viện huyện, trạm y tế xã cũng đều có bộ phận y học cổ truyền.

Trong quân đội có viện y học dân tộc quân đội, Học viện Quân y có Bộ môn y học dân tộc, cục quân y có phòng y học dân tộc, các bệnh viện loại A đa khoa, loại B, các quân khu, quân đoàn, quân chủng đều có bộ phận y học dân tộc.

Về tổ chức quần chúng có hội y học cổ truyền, Việt Nam có hội châm cứu Trung ương được thành lập ở hầu khắp trên 64 tỉnh và thành phố thị xã; hiện đã trở thành tổ chức chuyên môn rộng khắp từ trung ương đến các cơ sở.

Phương hướng kết hợp hiện nay.

Theo tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV là: “Để không ngừng nâng cao khả năng chất lượng phòng và chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ giữa  y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, vận dụng phát triển những thành tựu tiên tiến của y học thế giới, đồng thời coi trọng đúng mức việc phát triển y học dân tộc, tích cực thừa kế áp dụng nâng cao những thành tựu và kinh nghiệm của y học dân tộc, từng bước xây dựng nền y học Việt nam; mở rộng một cách có kế hoạch nguồn dược liệu thiên nhiên phong phú trong nước, xây dựng nền y dược học Việt nam, nhanh chóng phát triển công nghiệp dược phẩm và đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế”. Nghị quyết 46 của Bộ chính trị ngày 232-2005 cũng nhấn mạnh: "...  Đẩy mạnh việc nghiên cứu thừa kế bảo tồn và phát triển y dược học cổ truyền thành một chuyên ngành khoa học. "

Tại các tuyến Trung ương kết hợp chặt chẽ trong chẩn đoán: chẩn đoán bệnh dựa trên thành tựu YHHĐ kết hợp với y lý cổ truyền. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, tiêu chuẩn đánh giá dựa trên y học hiện đại kết hợp với chẩn trị y học cổ truyền. Về điều trị tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân và khả năng đảm bảo thuốc theo từng tuyến có thể áp dụng cổ phương, nghiệm phương hay đối pháp lập phương, có thể dùng thuốc, dùng châm xoa bấm hoặc thuốc châm xoa bấm kết hợp. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước phương Tây. Hoà nhập với tổ chức y tế thế giới (OMS), tổ chức đã và đang kêu gọi các nước phát triển y học cổ truyền góp phần đưa y học cổ truyền dân tộc vào chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của cộng đồng, đóng góp tích cực trong dự phòng và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Các bước tiến hành ở các tuyến.

Trên cơ sở khoa học hiện đại kết hợp với y học phương Đông mà thừa kế chỉnh lý nâng cao phát huy và phát triển hệ thống lý luận y học cổ truyền dân tộc Việt Nam.

Kết hợp YHHĐ với YHCT trên các mặt: phòng bệnh, chữa bệnh và sản xuất thuốc đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.

Tiến tới xây dựng một nền y học Việt nam xã hội chủ nghĩa có đầy đủ tính chất; khoa học, dân tộc và đại chúng.”

Siêu tầm (bvnguyentriphuong.com.vn)

cay_thuoc_cua_nguoi_dan_toc_bupxanh

Bảo tồn thuốc dân tộc 

Việc bảo tồn thuốc dân tộc trực thuộc ngành Y Học Cổ Truyền Việt Nam và Ngành Y Học Việt Nam Nói Chung

Cây thuốc dân tộc là những cây đã thuốc được những bộ tộc sử dụng để chữa bệnh qua nhiều đời được lưu lại đến ngày nay, qua nghiên cứu ma chúng ta phát hiện ra được nhiều cây thuốc quý như cây tơm trơng,  trà hoa vàng, cây cỏ máu…

SKĐS - Việc xây dựng các khu sản xuất, nuôi trồng cây thuốc tập trung đã giúp khôi phục, bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có giá trị. Đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời nâng cao ý thức của nhân dân trong vùng về bảo vệ tài nguyên cây thuốc…

Doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến dược liệu cũng cần khuyến khích các chủ hộ, gia đình nông dân, bà con các dân tộc liên kết trồng dược liệu theo vùng, theo tiêu chuẩn, quy mô đặt ra. Xây dựng quy trình khép kín từ khâu giống - trồng - thu hoạch - chế biến sản phẩm. Họ cần đặt hàng cho các nhà khoa học nghiên cứu quy trình, hướng dẫn thực hiện quy trình nói trên một cách kịp thời, hiệu quả để phục vụ cho nhiệm vụ chung bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý hiếm, hướng tới những mục tiêu xa hơn, cao hơn về xuất khẩu, nâng cao chất lượng cuộc sống…

“ Tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển dân tộc chúng ta từ xa xưa đến nay. Nó đang và chắc chắn sẽ còn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người và tồn tại một cách bền vững của y học cổ truyền Việt Nam.”

Các bài thuốc dân tộc quý

Những bài thuốc quý đã được lưu truyên như bài thuốc amakong, minh mạng thang, thuốc tắm người dao….

Lưu giữ những bài thuốc quý của dân tộc

- “Vườn thuốc nam là một trong những tiêu chí bắt buộc khi chấm điểm xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Do đó, việc xây dựng và phát triển vườn thuốc nam vừa để làm thuốc, vừa giới thiệu cho người dân, vừa tạo cảnh quan, không gian xanh được các trạm y tế xã trên địa bàn huyện Yên Sơn chú trọng.

luu_giu_bai_thuoc_dan_toc_quy_bupxanh

Tháng 5-2019, Trạm Y tế xã Kiến Thiết được đầu tư xây mới nhà trạm và quy hoạch trồng lại vườn thuốc nam diện tích hơn 90 m2 với gần 60 cây thuốc được chia ô trồng theo từng nhóm có gắn biển tên, công dụng mỗi loại cây thuốc. Vườn có nhiều cây như: hương nhu, xạ đen, kim ngân, ngải cứu, chanh, sả, hẹ, đinh lăng… Những loại cây này có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh như: cảm, sốt, ho, đau xương khớp, dị ứng, mụn nhọt, tiêu chảy... Bác sỹ Lương Thái Hoàng, Trạm trưởng Trạm y tế xã cho biết, Trạm luôn phân công cán bộ chăm sóc, sưu tầm các loại cây thuốc về trồng tại vườn. Khi bệnh nhân đến trạm khám và điều trị bệnh, cán bộ của trạm đều tuyên truyền, giới thiệu các bài thuốc nam cho người bệnh, nhất là những người cao tuổi hay trẻ nhỏ nhằm mục đích sử dụng kết hợp giữa đông, tây y trong điều trị một số bệnh.

Việc xây dựng vườn thuốc nam không chỉ góp phần tăng hiệu quả khám chữa bệnh bằng các bài thuốc cổ truyền cho người bệnh mà còn nâng cao hiểu biết cho người dân về cây dược liệu từ đó gìn giữ các loại cây thuốc tại địa phương. Tiêu biểu trong công tác xây dựng và phát triển vườn thuốc nam là trạm y tế các xã: Tứ Quận, Phúc Ninh, Kiến Thiết, Thái Bình, Tiến Bộ...

Trung bình mỗi năm, tỷ lệ khám và điều trị kết hợp y học cổ truyền tại các xã đạt từ 30%. Tuy nhiên, một số nơi việc duy trì và chăm sóc vườn thuốc nam chưa được thường xuyên, hiệu quả. Toàn huyện có 25 trạm y tế xã và 3 phòng khám khu vực. Trong đó, các xã Trung Môn, Xuân Vân không có vườn thuốc nam do không có quỹ đất để xây dựng, xã Hùng Lợi đang trong giai đoạn xây nhà trạm…

Do chuyển địa điểm nhà trạm, khu đất mới chuyển đến chưa được cải tạo nên việc trồng và chăm sóc vườn thuốc nam của Trạm Y tế xã Thắng Quân chưa được đảm bảo, nhiều cây bị chết chưa được trồng thay thế. Hay Trạm Y tế xã Quý Quân đang trong giai đoạn trồng mới cây thuốc nên cây chưa được tốt, còn thiếu nhiều loại cây…

Theo Bác sĩ Hà Thanh Hiếu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thắng Quân, những năm trước, vườn cây thuốc nam mang lại hiệu quả, giúp người dân chữa được các bệnh thường gặp khi giao mùa như ho, sổ mũi, đau xương khớp... Tuy nhiên, do kinh phí đầu tư và mua giống cây không có, thiếu người chăm sóc nên việc duy trì vườn cây thuốc nam tại trạm cũng gặp khó khăn. Khu đất mới chuyển đến chưa được cải tạo, đất cằn khiến cây phát triển chưa tốt. Vì vậy, cán bộ trạm chủ yếu giới thiệu các cây thuốc tới người dân qua bộ tranh mẫu để họ biết và tìm kiếm. Hơn nữa, trạm mới chỉ có các cây thuốc mẫu thông dụng chứ chưa thể sơ chế thành thuốc nguyên liệu để đưa vào sử dụng.

Thực tế cho thấy, so với việc chữa bệnh theo phương pháp tây y, chữa bệnh bằng các bài thuốc nam có nhiều ưu điểm như ít tốn kém, an toàn, ít gây tác dụng phụ. Chị Đặng Thị Vân, thôn Đồng Trò, xã Tứ Quận cho hay, trước đây, mỗi lần con chị bị bệnh nhẹ chị cũng vội cho con dùng thuốc tây. Nhờ cán bộ Trạm y tế xã tư vấn, hướng dẫn nên khi con bắt đầu ho chị đã lấy lá hẹ, húng chanh hấp mật ong cho con uống để giảm ho hay lấy lá kim ngân về đun nước tắm khi con bị sốt phát ban. Tác dụng tuy không nhanh bằng thuốc tây nhưng an toàn, không có tác dụng phụ, về lâu dài con không bị nhờn thuốc.

Việc phát triển vườn thuốc nam góp phần lưu giữ những bài thuốc của dân tộc, bảo vệ và duy trì nguồn dược liệu quý. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên, theo đồng chí Phạm Đức Thắng, Phó Giám đốc TTYT huyện Yên Sơn, Trung tâm sẽ tăng cường kiểm tra việc duy trì vườn thuốc nam, tăng cường tập huấn, củng cố đội ngũ cán bộ chuyên môn. Ngoài công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc một số cây thuốc thông dụng để sử dụng khi cần thiết, các trạm y tế xã cần chủ động trồng và duy trì vườn thuốc nam tại trạm; tích cực tư vấn sử dụng thuốc nam trong điều trị một số bệnh thông thường để người dân tin tưởng.”

Bài, ảnh: Thúy Nga (baotuyenquang.com.vn)

Thuốc dân tộc có tốt không ?

Những bài thuốc dân tộc đã được nghiên cứu và được công bố trên các tạp chí chuyên ngành là những bài thuốc an toàn, người sử dụng chỉ cần làm theo hướng dẫn nếu có. Còn những bài thuốc chưa được công bố thì quý khách cần tìm hiểu kỹ nơi khảm chữa bệnh và người thầy điều trị bệnh.

Cách nấu thuốc dân tộc | Cách sắc thuốc dân tộc

Cách nấu thuốc thì cũng như những bài thuốc thông thường nhưng cân lưu ý đối với những bài thuốc bí truyền thì người thầy thuốc dặn thế nào thì mình làm như vậy ví dụ như hà thủ ô kỵ sắt mà ta lấy nồi sắt để nấu thì không có hiệu quả mà con có tác hại với sức khỏe.

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung