Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 300.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Thiến Thảo còn gọi là Tây thảo, Thiến căn, Huyết kiến sầu, Hoạt huyết đan, Địa huyết là rễ phơi hay sấy khô của cây Thiến thảo Rubia cordifolia L. dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Bản kinh". Cây Thiến thảo thuộc họ Cà phê ( Rubiaceae) mọc hoang dại ở vùng núi cao mát như Sapa, Nghĩa lộ Lai châu. Ở Trung quốc cây thuốc mọc nhiều ở các tỉnh Thiểm tây, Hà nam, Hà bắc, An huy, Sơn đông... thường được đào rễ vào mùa thu đông để chế biến làm thuốc.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, tính hàn. Qui kinh Can.
Theo các Y văn cổ:
Thành phần chủ yếu:
Purpurin. pseudopurpurin, alizarin, manjistin, purpuroxanthin, rubiadin, glucoza.
A.Theo Y học cổ truyền:
Thuốc có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết khu ứ. Chủ trị các chứng xuất huyết do nhiệt, huyết ứ kinh bế, chấn thương ngoại khoa, đau nhức khớp.
Trích đoạn Y văn cổ:
1.Tác dụng cầm máu: Cho uống than Thiến thảo làm rút ngắn thời gian chảy máu của đuôi chuột nhắt trắng. Nước ấm ngâm kiệt rễ Thiến thảo rút ngắn thời gian đông máu của thỏ, có tác dụng cầm máu nhẹ.
2.Tác dụng kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu khuẩn vàng, trắng, phế cầu khuẩn và trực khuẩn cúm.
3.Tác dụng giảm ho hóa đàm: Thuốc sắc cho chuột nhắt uống có tác dụng cầm ho hóa đàm, nếu cho cồn kết tủa thuốc sẽ không có tác dụng này.
4.Tác dụng đối với cơ trơn: Nước sắc Thiến thảo có tác dụng đối kháng với acetylcholin làm co thắt ruột cô lập của thỏ.Chất chiết xuất nước của rễ Thiến thảo làm hưng phấn tử cung cô lập của chuột lang, cho sản phụ uóng làm tăng co bóp tử cung.
5.Tác dụng đối với sỏi đường niệu: cho chuột nhắt uống chế phẩm thuốc 20% có tác dụng ngăn ngừa hoặc hạn chế sự hình thành sỏi thận và bàng quang. Tác dụng thúc đẩy tống sỏi có thể do thuốc có tác dụng hưng phấn co bàng quang.
6.Tác dụng làm tăng bạch cầu: chất glucozit I và II đều có tác dụng làm tăng bạch cầu ngoại vi.
7.Tác dụng chống k: chất RA được chiết xuất từ cây Thiến thảo có tác dụng chống k đối với bệnh bạch cầu của chuột nhắt, k đại tràng, k nước ổ bụng và phòng chống di căn của tế bào k. Độc tính của thuốc đối với tế bào bình thường rất thấp.
8.Độc tính của thuốc: cho chuột nhắt uống nước sắc của thuốc với liều 150g/kg không có tử cung, nếu tăng liều lên 175g/kg thì cứ 5 con có 1 con chết.
1.Dùng cầm máu: Trị các chứng chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu ra máu, kinh kéo dài, huyết lî.
2.Trị tắt kinh: dùng Thiến thảo 20g sắc uống.
3.Trị Xích bạch đới: dùng bài:
4.Trị viêm phế quản mạn tính: dùng Thiến thảo và vỏ cây cam chanh chế thành thuốc sắc hoặc thuốc viên cho uống trị 123 ca, mỗi liệu trình 10 ngày, sau 1 liệu trình tỷ lệ có kết quả là 40,7%, sau 2 liệu trình là 69,1% kết quả tốt, đối với thể hen kết quả càng rõ rệt ( tư liệu Y học của Bộ vệ sinh quân khu Phúc châu 1972,3:10))
Liều dùng và chú ý:
Vị thuốc thiến thảo (rễ khô của cây thiên thảo) trị chảy máu cam, đại tiện ra máu, tắc kinh…
Thiến thảo được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Lương huyết cầm máu. Dùng cho các chứng huyết nhiệt, mất máu như nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, lỵ ra máu, hành kinh không ngừng.
Bài 1 - Bột xuyến căn: xuyến thảo căn 12g, a giao 12g, hoàng cầm 8g, trắc bách 8g, sinh địa 20g, cam thảo 4g. Các vị nghiền thành bột hoặc sắc uống. Trị chảy máu cam, đại tiện ra máu.
Bài 2 - Thang xuyến thảo: địa hoàng 16g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g, hoàng liên 6g; xuyến thảo căn, đương quy, địa du, đậu xị, giới bạch mỗi vị 12g. Sắc uống. Trị người nhiệt đi lỵ ra máu.
Hành ứ thông kinh. Dùng cho phụ nữ tắc kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra hết: xuyến căn 20g. Sắc uống.
Thanh nhiệt chỉ đới. Dùng trị xích bạch đới: dùng Thang thanh đới: sơn dược 20g; long cốt, xuyến thảo căn, hải phiêu tiêu, mẫu lệ mỗi vị 12g. Sắc uống. Trị xích bạch đới. Nếu trị xích đới, thêm bạch thược 12g, khổ sâm 12g. Nếu trị bạch đới, thêm lộc giác sương 15g.
Trị các trường hợp ra máu, nhất là đường tiêu hoá trên: xuyến thảo, tử chu thảo, bạch cập liều lượng bằng nhau. Các vị nghiền riêng thành bột mịn, trộn đều, tiệt trùng ở 1,5 Atm trong 15 phút. Mỗi lần dùng 8g, ngày uống 3 lần. Dùng ngoài: lấy một lượng vừa đủ rắc lên vết thương, ấn nhẹ.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: xuyến thảo 8g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, a giao 8g, cam thảo 6g, hoàng kỳ 2g. Sắc uống.
Kiêng kỵ: Người không ứ trệ không được dùng.
công dụng thiên thảođịa chỉ bán thiên thảomua thiến thảo ở đâuvị thuốc thiến thảobán thiến thảocung cấp thiến thảophân phối thiến thảothiến thảo bán ở đâu
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn