Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 400.000 VND
Đánh giá 2 lượt đánh giá
Cây mọc hoang tìm thấy ở nhiều nơi người ta dùng củ phơi khô để làm thuốc hay ngâm rượu để sử dụng.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi: "Cát" là sắn; vị thuốc giống củ sắn, lại có tác dụng bổ như sâm, do đó có tên là "cát sâm".
Cây còn có rất nhiều tên khác, như "nam sâm", "cát muộn", "sâm chuột", "sâm chèo mèo", "sơn liên ngẫu", "độc cước lập", "kim chung", "đảo điếu kim chung", "đại lực thự", ... tên khoa học là Millettia speciosa Champ.; họ Đậu (Fabaceae).
Cát sâm mọc hoang ở những vùng đối núi, chỗ dãi nắng, tại nhiều tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An, ... Hiện tại, một số nơi cũng trồng để lấy củ làm thuốc. Trồng bằng hạt, vào mùa Xuân. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào mùa Thu và mùa Đông. Đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Nói chung không phải chế biến gì khác, hoặc có thể tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.
Cát sâm là một loại cây nhỡ, thân gỗ. Cành mọc tựa, dài hàng mét. Cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài phủ đầy lông; lá chét hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, gốc tròn đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa dạng chùy, dài 10-20cm, với rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá bắc dạng lá; lá đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông. Tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài; bộ nhụy 2 bó; bầu có lông. Mùa hoa tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12. Quả dẹt, phủ lông mềm, chứa 4-5 hạt có vỏ khá dày, màu đen.
Theo Đông y: Cát sâm có vị đắng, ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc. Dùng chữa cơ bắp lao tổn, viêm khớp do phong thấp; lao phổi, viên phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, di tinh, bạch đới.
Trong sách "Lĩnh Nam bản thảo", Lãn Ông nhận định về tính năng của nam sâm (cát sâm) như sau: "Nam sâm cát muộn có tác dụng bổ nguyên khí, sinh tân dịch, chữa phổi nóng thổ huyết hay bại liệt nửa người bên phải, mạch không hợp bệnh, ...".
Thời xưa, Tuệ Tĩnh thường dùng cát sâm chữa cảm sốt khát nước, phối hợp trong các phương thuốc cổ như "sâm tô ẩm", "tiểu sài hồ thang", ...
Liều dùng: Từ 30-60g, sắc nước hoặc ngâm rượu uống.
Lưu ý: Theo một số tài liệu, thân và lá cát sâm có độc; chưa thấy nói về việc sử dụng thân và lá làm thuốc.
Một số cách sử dụng cụ thể: sâm trâu
(1) Thuốc bổ dùng cho những người cơ thể suy yếu, ho khan, ho dai dẳng, sốt khát nước: Cát sâm 12g, mạch môn 12g, thiên môn 8g, vỏ rễ dâu 8g; nước 400ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.
(2) Chữa cảm nắng: Cát sâm, cát căn, mạch môn, cây cam thảo đất - mỗi vị 12-20g; sắc uống. Cóc tác dụng chữa cảm nắng với triệu chứng sốt nóng, đổ mồ hôi, ho khan; hoặc trẻ nhỏ nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
(3) Thuốc chữa cảm sốt, khát nước: Cát sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo 4g; nước 400ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.
(4) Chữa nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện: Cát sâm 30g, tẩm mật sao; sắc uống.
(5) Cơ thể suy nhược, kém ăn: Cát sâm tẩm nước gừng, sao vàng; ngày dùng 30g, sắc uống.
Sâm trâu được đào song rửa sạch phơi khô hay sây khô để sử dụng, ngày nay người ta dùng sâm để ngâm rượu để sử dụng có tác dụng bồi bổ cơ thể
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn