Búpxanh, thảo dược, dược liệu, thuốc nam, thuốc đông y
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Sâm báo, địa chỉ bán sâm báo, mua sâm báo ở đâu rẻ

Sâm báo, địa chỉ bán sâm báo, mua sâm báo ở đâu rẻ

Mã sản phẩm: sbtv

Giá: 400.000 VND

Hãng Sản Xuất Búpxanh

Đánh giá 0 lượt đánh giá

 

Sâm báo, địa chỉ bán sâm báo, mua sâm báo ở đâu rẻ

Sâm Báo – Đại Việt đệ nhất danh Sâm: Đặc sản dâng vua, tiến chúa

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, Thanh Hóa là vùng đất của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất “thang mộc” của các bậc quân vương vua Hồ, chúa Trịnh. Đây còn là mảnh đất với nhiều sản vật quý hiếm. Trong số ấy có thể kể đến sản vật Sâm Báo dùng để “dâng vua, tiến chúa” ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đặc sản dâng vua, tiến chúa

Chúng tôi tìm đến vùng đất Vĩnh Lộc vào những ngày nắng hạ đổ lửa. Thành nhà Hồ - Di sản văn hóa của nhân loại, uy nghi giữa đất trời như minh chứng cho sự kiên cường của mảnh đất, con người nơi đây.

Vĩnh Lộc là vùng đất cổ, từ thời tiền sử nơi đây đã sớm có người tụ cư sinh sống. Thời đồ đá mới, với di tích khảo cổ học Đa Bút, xã Vĩnh Tân, cùng với di chỉ Bản Thủy, xã Vĩnh Thịnh, di chỉ làng Còng, xã Vĩnh Hưng đã tạo cho vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa. 

Đặc biệt, thời kỳ phong kiến, Vĩnh Lộc đã từng là Kinh đô dưới vương triều Hồ (1400- 1407). Trong đó Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc thành “Độc nhất vô nhị” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại vào năm 2011. Đây cũng là nơi phát tích của chúa Trịnh.

Không chỉ là vùng đất địa linh nhân kiệt, Vĩnh Lộc còn là nơi trời phú cho những sản vật hiếm nơi nào có được. Nói về mảnh đất này, sử sách và các bậc cao niên nhắc đến những chuyện thú vị về cây Sâm Báo gắn với lịch sử  quê hương, đặc biệt dưới thời nhà Hồ, các đời chúa Trịnh. 

Từ trước thế kỷ X, cây Sâm Báo đã được nhân dân vùng Vĩnh Ninh, thuộc Ái Châu (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) dùng như dược liệu quý hiếm làm nước uống, thuốc chữa bệnh, thức ăn bổ dưỡng… Sâm Báo được biết đến rộng rãi hơn vào thời nhà Hồ.

Năm 1397, Lê Quý Ly (khi này chưa đổi sang họ Hồ) giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm quyền trong triều đình. 

Bằng quyền lực của mình, Lê Quý Ly cho xây thành ở động An Tôn, thuộc Vĩnh Ninh, trấn Thanh Đô (xã Vĩnh Long, thôn Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên gọi Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô về ấy, chuẩn bị cho công cuộc phế bỏ vương triều Trần. Khoảng thời gian xây thành Tây Đô gắn với nhiều giai thoại về việc xây thành và lịch sử cây Sâm Báo.

Theo đó, khi dựng thành Tây Đô nhiều đoạn xây lên lại đổ, tiến độ vô cùng chậm chạp. Sốt ruột, Lê Quý Ly đích thân đi khảo sát, nắm bắt tình hình. Trong một lần đi khảo sát việc xây thành, ông chứng kiến một nhóm thợ làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi. Đoạn thành do họ phụ trách cũng xây nhanh và chắc chắn hơn cả.

Tuy nhiên, thay vì khen thưởng ngay, Lê Quý Ly tỏ ra nghi ngờ. Đích thân ông tra hỏi và được biết nhóm thợ này người làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh Đô. Họ có sức khỏe cường tráng là do dùng một thức uống trong lúc mệt mỏi vừa giải khát, vừa tăng cường thể lực. 

Thứ nước uống họ mang theo nấu từ củ cây sâm trên núi Báo. Lê Quý Ly lệnh áp giải nhóm thợ cùng thứ nước uống được cho là thần kỳ kia về. Tể tướng sai các vị ngự y trong triều xem xét kỹ nước uống và công dụng có đúng với lời của người làng Biện Thượng hay không? Sau nhiều ngày tra cứu, gồm cả việc sai người lên núi Báo tìm cây sâm quý, Lê Quý Ly mới tin tưởng.

Khoảnh khắc các ngự y dâng nước sâm trên núi Báo, Lê Quý Ly không kiềm chế được khi ngửi thấy mùi thơm thanh mát của thứ nước có màu nâu nhạt. Nước sâm có mùi thơm, mát, vị ngọt nơi đầu lưỡi, người lập tức khỏe lại, vô vùng khoan khoái. Lê Quý Ly vui mừng ban thưởng hậu hĩnh cho nhóm thợ đến từ làng Biện Thượng.

Sau sự việc trên, Lê Qúy Ly ban thưởng hậu hĩnh cho nhóm thợ xây đến từ làng Biện Thượng. Ông còn cho thành lập một nhóm chuyên đi săn tìm loài cây sâm quý; đồng thời ban lệnh cấm người dân sử dụng, nhằm thu mua cây sâm phục vụ cho công cuộc xây dựng thành. Từ đó cây sâm mọc trên núi Báo được coi là sản vật quý hiếm, là phần thưởng cho quan lại, lính tráng, thợ xây thành… có công trạng lớn. Sức khỏe của thợ được đảm bảo một phần nhờ cây sâm quý, thúc đẩy việc xây thành Tây Đô rút ngắn thời gian xây dựng. Tòa thành đồ sộ chỉ mất 3 tháng để hoàn thành - một kỷ lục xây dựng trong lịch sử nhân loại.  

Thành nhà Hồ xưa kia - Chỉ mất 3 tháng để xây dựng

Tháng 11/1397, Lê Quý Ly bức vua Trần Thuận Tông dời kinh đô về Thanh Đô. Tháng 3 năm Canh Thân, vương triều Hồ thành lập. Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ (bởi ông tự suy mình có gốc gác họ Hồ, thuộc tỉnh Chiết Giang, thời Hậu Hán, Trung Quốc). Hồ Quý Ly đặt niên hiệu cho vương triều mới là Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu (nghĩa là sự yên vui, hòa bình), đổi tên trấn Thanh Đô thành phủ Thiên Xương, cùng Cửu Chân, Ái Châu làm “tam phụ” gọi là Tây Đô. 

Cây Sâm Báo lúc này trở thành nước uống, là dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh và là thực phẩm bổ dưỡng chuyên dùng trong cung nhà Hồ, được coi là sản vật quốc gia trong vương triều nhà Hồ. 

Năm 1407, nhà Hồ để mất nước vào tay nhà Minh (Trung Quốc), cha con Hồ Quý Ly bị bắt và áp giải về nhà Minh. Sau khi vương triều họ Hồ diệt vong, cây Sâm Báo dần chìm vào quên lãng. Cây sâm mất đi danh tiếng nhưng vẫn được truyền miệng trong dân gian.

Qua biến cố thăng trầm lịch sử, năm 1545 họ Trịnh cầm quyền ở Đàng Ngoài. Trịnh Kiểm được xem là vị Chúa Trịnh đầu tiên nắm quyền từ 1545 – 1570. Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Trịnh Kiểm sinh ngày ngày 14 tháng 9 niên hiệu Cảnh Thống thứ 6 (1503) dưới triều vua Hiến Tông Duệ hoàng đế Nhà Hậu Lê. 

Thuở nhỏ ông sinh sống ở làng Biện Thượng, chính là quê hương của bà cố ngoại, trung tâm xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Vùng đất này là nơi sản sinh cây sâm quý hiếm được tin dùng vào thời vua Hồ. Khi nhà Hồ diệt vong, cây sâm vẫn là một sản vật đặc trưng của huyện Vĩnh Phúc (thời Lê Trung Hưng đổi tên từ Vĩnh Ninh sang Vĩnh Phúc), được nhân dân trong vùng sử dụng.

Trịnh Kiểm may mắn được dùng loại sâm này từ bé, đó có thể cũng là một phần lý do ông có sức khỏe hơn người. Sau này ông được Nguyễn Kim - một người lãnh đạo trên thực tế của chính quyền, quân đội nhà Lê Trung Hưng vô cùng trọng dụng do khí chất hơn người, thông minh, có tài thao lược, lại sở hữu sức khỏe phi phàm...

Sau này khi thành Chúa, nắm thực quyền trong tay giữa triều Lê, Trịnh Kiểm vẫn không quên gốc gác của mình. Năm 1554, trong giai đoạn phò tá nhà Lê chống nhà Mạc, Trịnh Kiểm lệnh dời hành dinh đến Biện Thượng đóng quân. Ông thu thập các hào mục và trai tráng trong xứ, bổ nhiệm các chức vụ, khiến cho xứ này được yên. Tương truyền, ông đã cho quân sĩ dùng rượu sâm ở Biện Thượng trong một số bữa ăn, được xem như phần thưởng khích lệ tinh thần. 

Lúc giúp vua Lê dẹp loạn, an cư xã tắc… Trịnh Kiểm vẫn thường cho người tìm loại sâm quý này dùng, và dâng lên vua Lê. Ông thọ 68 tuổi, được xem là đại thọ vào thời bấy giờ. 

Qua các đời chúa Trịnh vốn có xuất xứ nguồn gốc tại huyện Vĩnh Phúc, trấn Thanh Hoa (tức Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay), cây sâm Báo luôn được tin dùng, được coi là bảo vật cho sức khỏe.

Đến thời Trịnh Sâm - một trong những đời chúa cuối cùng của dòng họ Trịnh, cây sâm quý ở vùng núi Báo, làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Phúc, trấn Thanh Hoa (nay là huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) mới được đặt tên chính thức là Sâm Báo (tức cây Sâm mọc ở núi Báo). 

hoa_sam_bao_bupxanh

Hoa, lá, quả và củ cây Sâm Báo

Sâm Báo viết nên mảnh đất huyền thoại

Đến mảnh đất Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện về cây Sâm Báo, những giai thoại về các đời vua, chúa gắn bó với mảnh đất này... được người dân nhắc nhớ và tự hào. Thắc mắc vì sao cây Sâm Báo mọc tại núi Báo lại được xem là cực kỳ quý hiếm phần nào được lý giải.

Thứ nhất, cây Sâm Báo mọc ở vùng đất thiêng “địa linh nhân kiệt” - làng Bồng Thượng. Xưa kia, làng Bồng Thượng gọi là Biện Thượng - là ngôi làng cổ có tên từ thời Bắc thuộc, làng nằm ven sông Mã hùng vĩ gối đầu vào núi Báo với thế “Rồng cuộn Hổ ngồi”. Dân gian vẫn còn truyền tụng câu sấm về làng Bồng Thượng: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí - Thế xuất công hầu tráng đế vương.” Điều này ứng với vùng đất này khi sinh ra rất nhiều hiền tài cho các triều đại phong kiến.

Thứ 2, thổ nhưỡng vùng đất Vĩnh Lộc rất phù hợp với sự phát triển của cây Sâm Báo. Từ xa xưa các triều đại phong kiến đã nhận xét Sâm Báo là: “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Nó được đánh giá là một sản vật quý, có giá trị và bổ dưỡng, từng được các sách địa chí cổ ghi chép lại. Cuốn “Thanh Hoá tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo (tri huyện Vĩnh Lộc) viết năm Gia Long thứ 15 (1816) từng nhắc đến loại sản vật này: “Nước Nam có nhiều Sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo có nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ”.

Sách “Đồng Khánh địa dư chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1886 cũng đã nói về tác dụng của cây Sâm Báo như sau: “Ở núi Đa Bút và Biện Thượng có loại sâm, tục gọi là Sâm Báo, chất nhỏ mà trắng, vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt”.

  dia_chi_ban_sam_bao_gia_re

Màu sắc rực rỡ của hoa cây Sâm Báo

Nói về lịch sử và công dụng kỳ diệu đối với sức khỏe của cây Sâm Báo, cụ Trịnh Thế Trung, (93 tuổi, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc) là con cháu đời thứ 13 dòng họ Trịnh giúp chúng tôi có cái nhìn thực tế hơn. 

Nhớ về lịch sử xưa, cụ Trung chậm rãi mở bình rượu Sâm Báo. Mùi thơm thoang thoảng của sâm bay khắp gian nhà. Củ Sâm Báo thon, nhỏ, ít rễ, “Sâm Báo mà tẩm nước giếng Sôi – Người ốm lâu ngày uống lại khỏe ngay”, cụ Trung vừa cười vừa đọc câu ca cổ.

Theo lời cụ Trung, quy trình chế biến Sâm Báo rất kỳ công, Sâm Báo tìm được đem về rồi tắm rửa qua nước giếng Sôi của làng rồi “cửu chưng cửu sái”, nghĩa là ngâm nước gạo nếp qua 9 lần ngâm và 9 lần phơi mới đem vào sử dụng làm thuốc. Sâm có tính bình, sinh tâm dịch… dùng cho phụ nữ trước khi sinh nở, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy thì tuyệt vời vô cùng. 

Rời mảnh đất Vĩnh Lộc, lẩn khuất trong gió, hương sâm vẫn thoang thoảng đâu đây. Thành Nhà Hồ trầm mặc, vững chãi theo thời gian và những câu chuyện ly kỳ xoay quanh bậc quân vương Hồ Quý Ly hay những đời chúa Trịnh gắn với câu chuyện cây Sâm Báo như níu kéo bước chân người lữ khách muốn ở lại lâu hơn mảnh đất này.

vuon_sam_baoi_bupxanh

Khôi phục và phát triển sản vật “tiến vua” – Sâm Báo trở thành sản phẩm chủ lực của huyện Vĩnh Lộc

Xưa kia, Sâm Báo từng được mệnh danh là “Đại Việt đệ nhất danh Sâm”. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cây Sâm Báo bị mai một. Tuy nhiên với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cho địa phương. Đến nay, huyện Vĩnh Lộc đã xây dựng đề án Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây Sâm Báo trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030. Đưa cây Sâm Báo trở thành sản phẩm chủ lực của huyện.

Sản vật “tiến vua”

Theo sử sách, từ thế kỷ X, cây Sâm Báo đã được Nhân dân vùng Vĩnh Ninh, thuộc Ái Châu (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ngày nay) dùng như dược liệu quý hiếm, làm nước uống, thuốc chữa bệnh, thức ăn bổ dưỡng, thanh mát giải nhiệt và là sản vật dùng để cung tiến vua, chúa. Vào thời nhà Hồ Sâm Báo được biết đến rộng rãi hơn. Trước kia cây sâm mọc hoang trên núi Báo nên được gọi là sâm Báo.

binh_ruou_sambao_bupxanh

Sâm Báo từng là sản vật dùng để tiến Vua.

Tương truyền, khi dựng thành Tây Đô nhiều đoạn xây lên lại đổ, tiến độ vô cùng chậm chạp. Sốt ruột, Hồ Quý Ly đích thân đi khảo sát, nắm bắt tình hình. Trong một lần đi khảo sát việc xây thành, ông chứng kiến một nhóm thợ làm việc ngày đêm không biết mệt mỏi. Đoạn thành do họ phụ trách cũng xây nhanh và chắc chắn hơn cả. Hồ Quý Ly tỏ ra nghi ngờ. Đích thân ông tra hỏi và được biết nhóm thợ này người làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Ninh, thuộc trấn Thanh Đô. Họ có sức khỏe cường tráng là do dùng một thức uống trong lúc mệt mỏi vừa giải khát, vừa tăng cường thể lực từ loại củ trên núi Báo.

Ông liền sai ngự y trong triều xem xét kỹ lưỡng thứ nước uống và công dụng có đúng hay không? Sau nhiều ngày tra cứu ông mới tin tưởng và thành lập một nhóm chuyên đi săn tìm loài cây sâm quý; đồng thời ban lệnh cấm người dân sử dụng, nhằm thu lượm cây sâm phục vụ cho công cuộc xây dựng thành.

Từ đó cây sâm mọc trên núi Báo được coi là sản vật quý hiếm, là phần thưởng cho quan lại, lính tráng, thợ xây thành… có công trạng lớn. Sức khỏe của thợ được đảm bảo một phần nhờ cây sâm quý, thúc đẩy việc xây thành Tây Đô, rút ngắn thời gian xây dựng, chỉ mất 3 tháng để hoàn thành.

Theo cổ thư “Thanh Hóa Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo viết: “Nước   Nam có nhiều Sâm, chỉ có Sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân Sâm ở núi Báo nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ”…

Sách “Đồng Khánh địa dư chí” do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn năm 1886 cũng đã nói về tác dụng của cây Sâm Báo như sau: “Ở núi Đa Bút và Biện Thượng có loại sâm, tục gọi là Sâm Báo, chất nhỏ mà trắng, vị đắng, tính mát, có thể giải nhiệt”.

Sản phẩm chủ lực, phát triển kinh tế

Vốn là loại dược liệu quý mọc hoang, rải rác trên các núi đá thuộc xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc), có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm thực phẩm bồi bổ sức khỏe, như: trị ho, sốt nóng, phổi yếu, hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể, những bệnh nhân mới ốm dậy… Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cây Sâm Báo dần bị mai một, thất truyền.

Những năm qua, UBND huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phục hồi, mở rộng diện tích, bảo tồn và phát triển nguồn gen Sâm Báo bản địa của xã Vĩnh Hùng nói riêng và của huyện Vĩnh Lộc nói chung, nâng cao giá trị kinh tế của cây Sâm Báo lên so với hiện nay, đa dạng hoá sản với thương hiệu sản phẩm “Sâm Báo Vĩnh Lộc” gắn với phát triển du lịch Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ, Danh lam thắng cảnh núi Kim Sơn, Di tích Quốc gia Phủ Trịnh… và du lịch cộng đồng.

Mới đây, UBND huyện Vĩnh Lộc đã ban hành Quyết định số 2339/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây Sâm Báo trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030. Từng bước đưa cây sâm báo trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.

Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025 xây dựng thành công 2ha vườn cây đầu dòng Sâm Báo hoa vàng (tại xã Vĩnh Hùng) để bảo tồn nguồn gen bản địa, đồng thời đề nghị Sở NN và PTNN tỉnh Thanh Hoá công nhận nguồn gốc cây Sâm Báo hoa vàng để gieo trồng và nhân giống, cung cấp giống nhân rộng diện tích trông Sâm Báo của huyện. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn việc đưa các giống sâm bên ngoài vào khu vực bảo tồn và phát triển Sâm Báo trên địa bàn huyện. Hình thành, phát triển các cơ sở chế biến Sâm Báo tập chung, sản phẩm Sâm Báo được đưa vào thị trường tiêu thụ và khẳng định được giá trị kinh tế, xã hội trong nước. Giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn ở địa phương, giữ vững ổn định chính trị – xã hội địa phương, đảm bảo môi trường sinh thái.

Đến năm 2030, duy trì nguồn gen bản địa tại núi Báo xã Vĩnh Hùng và phát triển diện tích trồng Sâm Báo toàn huyện đạt khoảng 250 ha. Đồng thời đưa sản phẩm Sâm Báo ra được thị trường nước ngoài.

Cây Sâm Báo có thể giúp người dân phát triển kinh tế cao.

Ông Trịnh Việt Cường – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lộc cho biết: “Sau khi dự án phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng được tỉnh phê duyệt mang lại giá trị kinh tế cho người dân trong xã. Nhận thấy thổ nhưỡng nhiều địa phương khác trong huyện có nét tương đồng với thổ nhưỡng vùng núi Báo, nên việc phát triển cây Sâm Báo trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc rất khả thi. Vì vậy, phòng đã tham mưu UBND huyện Vĩnh Lộc xây dựng đề án Bảo tồn và mở rộng quy mô phát triển cây Sâm Báo, mục tiêu đưa cây Sâm Báo trở thành sản phẩm chủ lực của huyện, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Để dược tính trong sâm tốt nhất như vùng núi Báo, Viện di truyền nông nghiệp phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Vĩnh Lộc thực hiện dự án chỉ dẫn địa lý cho cây Sâm Báo.”

Được biết, năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Dự án phát triển cây Sâm Báo ở xã Vĩnh Hùng và giao cho Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn –Triso Group triển khai thực hiện. Đến nay, diện tích trồng Sâm Báo trên toàn huyện đạt khoảng 25ha.

Sâm Báo là loài thuộc thân cây thảo, dược tính tốt, trong rễ Sâm Báo có chứa hợp chất coumarin, flavonoid, đường khử, chất nhầy, acidamin, acid hữu cơ, phytosterol và sesquiterpen. Hàm lượng chất nhầy 26,7%. Các axid amin gồm 11 chất, gồm alann, prilin, tyrosin, phenylalamin, leucin… và các khoáng tốt cho cơ thể như canxi, natri, magie, sắt, đồng, kẽm photpho…Hiện nay, từ sâm Báo, Công ty Cổ phần Dược liệu Triệu Sơn –Triso Group đã chế biến và cho ra nhiều sản phẩm như: Cao Sâm Báo, Viên nang Sâm Báo, nước uống bổ dưỡng Sâm Báo, rượu Sâm Báo, mặt nạ Sâm Báo, Cà phê Sâm Báo…Ngoài ra, có 2 sản phẩm chế biến từ Sâm Báo được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao như: Rượu Sâm Báo An Tâm (cơ sở kinh doanh rượu An Tâm); Trà Sâm Báo Thảo Nga (HTX Nông nghiệp Tây Đô).

Sâm báo, địa chỉ bán sâm báo, mua sâm báo ở đâu rẻ

Địa chỉ bán sâm báo

Sâm báo được thu hoạch phơi khô được đóng gói túi 1kg quý khách chưa biết mua sâm báo ở đâu hãy liên hệ với Búpxanh

Công Dụng Tuyệt Vời Của Sâm báo

Sâm Báo là loại Sâm quý chỉ có duy nhất ở vùng núi Báo Thanh Hóa

Tăng cường khả năng miễn dịch cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày.

STRESS, MẤT NGỦ, TRẦM CẢM, Tác động chủ vận lên hệ thống GABA-A của hệ thần kinh TW, tham gia quá trình điều hòa những rối loạn gây bởi Stress.

CHỐNG LÃO HÓA và làm đẹp, Sâm Báo có tác dụng ức chế phản ứng oxy hóa lipid in vitro. Chống lão hóa, giúp da dẻ hồng hào và tươi trẻ.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, giúp giảm đau, kháng viêm, giảm axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày, phục hồi vết loét trên niêm mạc và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP.

Tăng cường khả năng sinh lý, tăng cường sinh lực, sức bền. Làm tăng hưng phấn và kéo dài thời gian. Sâm Báo có tác dụng như một nội tiết tố, giúp nâng cao đời sống sinh lý.

Cách ngâm rượu sâm báo 

Sâm báo có nhiều cách chế biến khác nhau từ dùng tươi, khô, kết hợp với các loại được liệu quý khác ( xem thêm sâm bố chính

Ngâm rượu sâm báo đơn giản nhất là dùng loại sâm báo khô, sâm khô chỉ việc rửa sơ lại sau đó lấy bình bỏ vào, đổ rượu vào là song nên chọn loại rượu ngon (  rượu kim sơn ) 1kg sâm báo ngâm với khoảng 5 -7 lít rượu trong 1-6 tháng là dùng được.

Sâm báo, địa chỉ bán sâm báo, mua sâm báo ở đâu rẻ

Theo thời gian, từ những tác động của tuổi tác, áp lực của cuộc sống, phong độ và bản lĩnh của đàn ông không còn được như ý muốn, điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn khiến phong độ giảm sút.

Hôm nay, Sâm Báo Triso sẽ bật mí cho các Quý ông sành điệu loại Rượu sâm rất tốt cho sinh lý phái mạnh, an toàn và đánh thức" bản lĩnh đàn ông.

Rượu Sâm Báo với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, sau khi khai thác về được rửa sạch và sục ozone. Sâm tiếp tục được ngâm với nước Giếng Sôi (nằm ở giữa núi Mắt Vôi và núi Mu Rùa) 2 tiếng và ngâm với nước gạo nếp 6 tiếng. Sau đó, Sâm tươi được chiết xuất bằng công nghệ hiện đại để giữ nguyên được các tinh chất.

Và cuối cùng, sâm được ngâm ủ với rượu trắng sạch, chiết rót, kiểm nhiệm nghiêm ngặt tại nhà máy hiện đại để rượu không còn chứa các độc tố Aldehyd, Methanol. Sự kỳ công trong chế biến ấy đã tạo nên một sản phẩm rượu Sâm Báo thơm, ngon, sánh và tốt cho sức khỏe.

Rượu Sâm Báo với hương sâm thơm lâu, sánh như mật ong sẽ giúp người thưởng thức bồi bổ khí huyết, sức khỏe sung mãn, tăng cường sinh lực, và khiến tinh thần sảng khoái, trường thọ.

0948808065 + 0971011106  + 0977768823 + 0787696963 Làm việc thứ 2 - thứ 7 - 7h30 - 21h.

  • Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất.
  • Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
  • Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi:
  • Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551.
  • Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại.
  • Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược.
  • Giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Cung cấp chính xác các loại thảo dược .
  • Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng.
  • Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng.
  • Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng.
  • Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship .
  • Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền.
THÔNG TIN LIÊN HỆ

NV1: 0948 808 065

NV2: 0977 768 823

NV3: 0971 011 106

NV3: 0787 696 963

Chat với chúng tôi

Bạn quan tâm