Nấm hầu thủ - địa chỉ bán nấm hầu thủ
Đây là loại nấm mới được nghiên cứu và sử dụng rộng rại toàn dân
Tên gọi Nấm hầu thu
Nấm hầu thủ là một loài nấm ăn được và được sử dụng làm dược liệu, thuộc họ Hericiaceae. Quả thể Nấm hầu thủ thường có dạng hình cầu hoặc hình elip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm, có tua nấm dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng trông như bờm sư tử nên còn được gọi là nấm đầu khỉ, nấm sư tử… loại nấm này mọc trên các loại cây gỗ: nhóm sồi dẻ, họăc các loại cây lá rộng đang sống hoặc đã mục nát cho đến tận vùng trong cùng của vỏ cây (lõi cây) do đó có thể làm chết cây. Tại Nhật loại nấm này giống như những món trang sức cài trên áo những nhóm thảo khấu lục lâm ngày xưa nên được gọi là Yamabushitake (nấm sơn tặc) . Tại Trung Quốc lại nấm này khi thể quả non có hình như đầu khỉ tay dài nên được gọi là Houtou (Nấm hầu thủ).
Nấm hầu thủ trong tự nhiên
Quả thể Nấm hầu thủ khi non có màu trắng đến trắng ngà, thịt màu trắng, khi già nấm ngả sang màu vàng đến vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, dài từ 0,5–3 cm, trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có một giọt nội chất tròn. Nấm hầu thủ là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 16-20oC, nhiệt độ cao nhất có thể trồng là 19-22oC. Hiện nay, loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Giá trị dược liệu của Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Mizuno, Đại học Shizuoka, Nhật bản (1998): Nấm hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin.
- Các acid béo không bão hòa trong nấm có hàm lượng cao, là thành tố có giá trị dinh dưỡng, phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
- Nấm hầu thủ phong phú nguồn khoáng chất, đặc biệt có Ge – một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư, ngoài ra còn có hàm lượng glutamic, tryptophan rất cao,
- Chứa nhiều loại vitamin, B1 và B2 có hàm lượng cao, Niacine và A1 ít, Privitamin D có hàm lượng đặc biệt cao trong nấm khô Nhật Bản có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay được làm khô, chuyển hóa Calcium có khả năng phòng chống bệnh loãng xương, yếu xương.
- Nấm Hầu thủ có hàm lượng chất béo và giá trị năng lượng thấp, trong khi hàm lượng Sắt, Canxi và Kali lại khá cao, thích hợp cho những người ăn kiêng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ đạm và các khoáng chất cần thiết.
Công dụng Nấm hầu thủ đối với sức khỏe
- Trong lâm sàng các bác sỹ Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi Nấm hầu thủ để hỗ trợ chống lại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng mãn tính, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác, đặc biệt hỗ trợ chống hệ thống u đường tiêu hóa. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng Nấm hầu thủ sấy khô và chiết bằng nước nóng giúp tăng sức tiêu hóa và làm cho cơ thể cường tráng, tăng cường sinh lực đối với nam giới, chống mệt mỏi, nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống oxy hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ máu, xúc tiến việc tuần hoàn máu.
- Nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm ra hợp chất có trong Nấm hầu thủ có khả năng tái sinh trưởng các nơron thần kinh, giúp cải thiện và duy trì chức năng nhận thức, có ý nghĩa quan trọng trong điều trị lão suy, bệnh Alzheimer, tăng cường trí nhớ, phục hồi chấn thương thần kinh do đột quỵ, ngăn cản quá trình lão hóa.
- Nấm hầu thủ có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, chống lại ung thư phổi di căn, giảm thấp nhất tác hại của xạ trị và hoá trị liệu trong điều trị ung thư.
Cách sử dụng Nấm hầu thủ
- Nấm hầu thủ khô cắt lát khoảng 10g nấu với 1 lít nước đến sôi, để lửa riu riu khoảng 10 phút, sau đó uống nóng hoặc để nguội dùng trong ngày, nước có vị ngọt hơn nhẫn đắng, bã nấm hầu thủ sau khi nấu có thể ăn được nhưng hơi dai.
- Nấm hầu thủ tươi hoặc khô cắt lát mỏng hoặc như quân cờ, hoặc cắt sợi (200g tươi hoặc 20g khô) nấu với khoảng 50g thịt hoặc tôm băm nhuyễn vo viên, cho một ít muối, hành lá xắt nhuyễn và rắc một ít tiêu, vài giọt dầu mè sẽ được một tô súp thơm ngon đủ cho 4 người dùng, dành cho những người yếu sức, cần hồi phục hoặc người bệnh hoặc lao động chân tay, trí óc sau một ngày làm việc cần phục hồi sinh lực, cũng thích hợp cho người ăn kiêng.
- Ngoài ra, có thể phối hợp Nấm hầu thủ với Nấm linh chi như sau: 5g nấm linh chi khô, 5g nấm hầu thủ khô lát mỏng nấu nước uống hàng ngày dùng trị viêm loét dạ dày, ruột, tiêu hóa kém, kém ăn.
Với hương vị thơm ngon và giá trị dược liệu cao, Nấm hầu thủ sẽ trở thành một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, góp phần vào việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mọi người. Ngày nay với kỹ thuật và công nghệ cấy ghép kỹ sư Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã nuôi trồng được Nấm Hầu Thủ Nông Lâm chịu được nhiệt độ cao hơn và giá trị dược liệu cao. Nấm Hầu Thủ Nông Lâm là chủng loại Nấm đã được nghiên cứu phân tích là loại Nấm hầu thủ chất lượng uy tín trên thị trường, đem lại cho bạn sự an toàn khi sử dụng.
Nấm hầu thủ dùng để làm gì?
Nấm hầu thủ là một loại nấm mọc trên thân cây gỗ cứng.
Nấm hầu thủ được dùng để điều trị sự suy giảm tinh thần do tuổi tác, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, trầm cảm, lo lắng, bệnh Parkinson, chứng đa xơ cứng, cải thiện chức năng tâm thần tổng thể và trí nhớ.
Nấm hầu thủ cũng được dùng để điều trị viêm dạ dày lâu dài (viêm dạ dày mãn tính), loét dạ dày, nhiễm H. pylori, tiểu đường, ung thư, cholesterol cao và sụt cân.
Nấm hầu thủ được thoa trên da để chữa vết thương.
Ở các nước như Trung Quốc và Nhật Bản, nấm hầu thủ được sử dụng để chế biến trong các món ăn.
Nấm hầu thủ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của nấm hầu thủ là gì?
Nấm hầu thủ có thể cải thiện sự phát triển, chức năng của dây thần kinh và cũng có thể bảo vệ thần kinh khỏi bị hư hỏng, điều này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh như bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson. Nấm hầu thủ cũng có thể giúp bảo vệ lớp màng nhầy trong dạ dày nên có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến sưng lâu dài của lớp lót dạ dày (viêm dạ dày tủy mạn tính) hoặc loét dạ dày.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách dùng
Liều dùng thông thường của nấm hầu thủ là gì?
Liều dùng của nấm hầu thủ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nấm hầu thủ có thể không an toàn, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của nấm hầu thủ là gì?
Nấm hầu thủ có các dạng bào chế:
- Dạng tươi
- Dạng bột
- Chiết xuất dạng viên nang
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nấm hầu thủ?
Tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng nấm hầu thủ có thể là khó chịu dạ dày.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng nấm hầu thủ, bạn nên biết những gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng nấm hầu thủ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây nấm hầu thủ, các loại thuốc hoặc thảo mộc khác.
- Bạn có bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
- Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Những quy định cho nấm hầu thủ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nấm hầu thủ nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của nấm hầu thủ như thế nào?
Nấm hầu thủ có thể an toàn khi sử dụng như một loại thuốc trong ngắn hạn. Nấm hầu thủ đã được sử dụng an toàn ở người trong 16 tuần.
Tình trạng xuất huyết: nấm hầu thủ có thể làm chậm đông máu, điều này có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người có tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, không có báo cáo về điều này xảy ra ở người.
Tiểu đường: nấm hầu thủ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) một cách cẩn thận nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng nấm hầu thủ.
Phẫu thuật: nấm hầu thủ có thể làm chậm đông máu, điều này có thể gây chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng nấm hầu thủ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng nấm hầu thủ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác
Nấm hầu thủ có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng nấm hầu thủ.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Địa chỉ bán nấm hầu thủ - nơi bán nấm hầu thủ uy tín
Nấm hầu thủ ngày nay được nuôi cây và thu hoạch sây khô đóng gói để bảo quản sử dụng quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi