Búpxanh, thảo dược, dược liệu, thuốc nam, thuốc đông y
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Mua cát sâm ở đâu tốt, cách sử dụng cát sâm ngâm rượu

Mua cát sâm ở đâu tốt, cách sử dụng cát sâm ngâm rượu

Mã sản phẩm: ccsbx1

túi 1kg

Giá: 400.000 VND

Khuyến Mãi mua 6 tặng 1
Hãng Sản Xuất Búpxanh

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Mua cát sâm ở đâu tốt, cách sử dụng cát sâm ngâm rượubán cát sâm

Cát sâm được tìm thấy ở khá nhiều nơi người ta dùng củ để lảm thuốc hay dùng ngâm rượu.

CÁT SÂM còn gọi tên khác là SÂM SẮN, SÂM TRÂU công dụng của loài sâm quý này mới đước các nhà khoa học chú ý vì công dụng của chúng không thua kém gì các loại sâm khác trên thị trường.

Tên khoa học: Callerya Specioca (Champ.ex Benth). Tên khác: Sâm nam núi dành , sâm trâu, sâm chèo nèo… Họ đậu: (Fabeceae).

1. Hình thái: + Dây leo gỗ, leo bằng thân quấn, có rễ củ trạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7 – 13 cái, mọc đối hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4 – 7cm, rộng 2-3cm, gốc tròn đầu nhọn, gân phụ hình mạng lưới. + Cụm hoa mọc ở đầu cành, thành chuỳ dài 10 – 20cm, cuống có lông. Lá bắc dạng lá kèm. Hoa màu trắng ngà, đài có răng hình tam giác, mặt ngoài có lông, tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài. Bộ nhị 2 bó, bầu có lông. + Quả đậu, thắt lại giữa các hạt, có lông dày mềm. Hạt 4 – 6, có vỏ dày, màu đen.

2. Phân bố Việt Nam: Rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra. Nghệ An (Kỳ Sơn, Anh Sơn), Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ, Bá Thước), Ninh Bình (Đồng Giao, Nho Quan), Hà Nam, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Lao Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên. Thế giới: Lào, Trung Quốc.

3. Đặc điểm sinh học Cây ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Thường leo trùm lên những cây bụi và cây gỗ nhỏ ở ven rừng, rừng thứ sinh, nhất là rừng núi đá vôi, độ cao dưới 1.000m. Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè. Ra hoa tháng 4 – 5, quả già tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và tái sinh chồi sau khi bị chặt.

4. Bộ phận dùng và công dụng + Bộ phận dùng: Rễ củ, phơi hay sấy khô. + Thành phần hoá học: Rễ củ chứa tinh bột và al caloid. + Công dụng: Cát sâm được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, bí tiểu tiện… với liều lượng 10 – 20g, dưới dạng thuốc sắc uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. + Có thể gây trồng được bằng hạt. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm (tẩm gừng sao vàng ), nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện (tẩm mật sao). Ngày 15- 30g có thể tới 40g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

Cát sâm là loại dược liệu quý cần thu hái và bảo tồn vì đây là loại sâm tốt đối với sức khỏe không thua kém các loại sâm khác

5. Khai thác, chế biến và bảo quản + Thường khai thác vào mùa thu đông. Đào rộng xung quanh gốc, lấy hết rễ củ lớn. Theo nhân dân ở vùng Quảng Ninh cho biết: Sau khi lấy rễ củ, phần gốc vùi lại có thể tái sinh. + Rễ củ được rửa sạch đất cát, gọt bỏ vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 15cm, bổ dọc thành 4 miếng, bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

6. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn: Cát sâm là cây thuốc quý, thường xuyên được khai thác thu mua. Vài năm lại đây bị khai thác nhiều tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh...

Cát sâm hiện nay được các nhà khoa học nghiên cứu và có một số nơi được trồng thí điểm làm dược liệu.

cat_sam_so_che_bupxanh

Cát sâm đã sơ chế ủ

Địa chỉ bán cát sâm, nơi bán cát sâm uy tín

Cát sâm được thu hái và phơi khô để sử dụng chữa bệnh, cát sâm có tác dụng không thua kem những loại nhân sâm khác

Phân bổ địa lý cây cát sâm ở Việt Nam

Cây cát sâm được tìm thấy mọc hoang nhiều tại địa hình vùng núi, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, nhiều nhất là ở vùng núi Tây Bắc. Ngoài ra, nó còn mọc nhiều ở miền núi các địa phương Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tây,…

Hiện nay, với giá trị kinh tế và công dụng tuyệt vời của nó mà loại thảo dược này được nuôi trồng và thu hoạch có quy mô tại nhiều vùng khác nhau. Cây thường được gieo hạt vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa Đông Xuân, khi cây được 1 năm tuổi.

Quy trình thu hái, sơ chế và bảo quản cát sâm

Vào mùa Đông, Xuân, người ta tiến hành thu hoạch củ cát sâm khi cây đã được 1 năm tuổi. Cách sơ chế như sau:

  • Củ cát sâm rửa sạch hoàn toàn đất bụi, để khô nước.
  • Thái thành từng lát mỏng hoặc củ nhỏ có thể bổ dọc.
  • Phơi khô hoặc tẩm với nước gừng, nước mật cho thấm rồi sao vàng trên chảo nóng cho khô.

Dược liệu sơ chế xong có thể bảo quản nơi khô ráo, tránh mối mọt ẩm mốc.

Thành phần hoá học trong cát sâm

Theo TS.BS Nguyễn thị Vân Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Y Dược Học Cổ Truyền Dân Tộc thì trong củ có chứa thành phần chính là ancaloit.

Ngoài ra, các nghiên cứu tại Trung Quốc cũng xác định trong củ còn chứa các thành phần sau:

  • Axit docosanoic
  • Daucosterol
  • Axit rotundic
  • Tetracosane
  • Syringin
  • Axetat
  • Octadecane
  • Pedunculated
  • Axit hexadecanoic
  • Maackiain
  • Formononetin,-baptigenin
  • β-sitosterol
  • β-sitosterol

Tìm hiểu vị thuốc cát sâm có tác dụng gì?

Là một vị thuốc lâu đời và được sử dụng rộng rãi trong dân gian, nhưng nhiều người chỉ dùng mà chưa hiểu được về dược tính của nó. Vậy cát sâm có đặc tính gì và cát sâm có tác dụng gì?

Tính vị và quy kinh

Theo các ghi chép của Đông y thì cát sâm là vị thuốc có vị ngọt và tính bình, được quy vào kinh Phế và kinh Tỳ.

Dược tính của vị thuốc

Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền thì tác dụng của sâm nam gồm:

  • Công dụng dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, lợi tiểu và bổ trung ích khí, sinh tân dịch, bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc.
  • Chủ trị các bệnh ho có đờm, hay bị sốt về chiều, đau nhức đầu, kém ăn, cơ thể suy nhược, làm thuốc trị bí tiểu, thuốc bổ và thanh mát cơ thể, phục hồi cơ bắp, chữa các bệnh lao phổi, viêm phế quản, viêm khớp, viêm gan, bại liệt nửa người,…

Theo nghiên cứu Y học hiện đại thì sâm cát có tác dụng gì?

  • Giảm hoạt động của ALT và AST trong huyết thanh, tác động đến các chỉ số gan và hàm lượng MDA có trong homogenate ở gan. Từ đó cát sâm có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tổn thương cấp tính.
  • Củ cát sâm có thành phần chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ đáng kể. Các nhà khoa học nhận định, củ cát sâm là một loại thảo dược khá tiềm năng cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng tương lai.

Giá trị kinh tế của cát sâm mang lại

Cây sâm cát là một loại dược liệu quý có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, cho nên rất nhiều bà con đã quyết tâm đầu tư trồng để phát triển kinh tế cho gia đình.

Được biết cây Cát Sâm có nguồn gốc xuất xứ từ rừng tự nhiên nên rất phù hợp với rất nhiều vùng đất trồng trên cả nước.

Cát sâm là loại cây dễ thích nghi và phát triển tốt.

Không chỉ mang lại nguồn thu nhập từ củ của cát sâm, hạt cát sâm cũng được rất nhiều nhà vườn thu mua để ươm cây giống. Nếu trồng lấy quả để bán ra thị trường thì chỉ sau 2 năm cát sâm đã mang lại thu nhập cho các gia đình. Có những thời điểm giá hạt cát sâm có thể lên tới hơn 1 triệu/kg hạt, đây cũng là một nguồn thu nhập vô cùng lớn khi trồng cây cát sâm.

Cây cát sâm sau 4 – 5 năm đã có thể cho thu hoạch củ. Trung bình mỗi gốc có thể cho thu hoạch từ 8 – 10kg củ. Trung bình mỗi 1kg củ Cát Sâm sẽ được bán với giá từ 80 đến 100 ngìn đồng. Với 1ha trồng cát sâm năng suất của cây có thể lên tới từ 15 – 20 tấn củ cát sâm mang lại thu nhập từ 1,1 tỷ – 1,3 tỷ.

Năng suất của cây cát sâm

Hiện nay các nhà vườn có 2 cách trồng cát sâm, một là trồng lấy hạt giống thì năng suất củ sẽ giảm đi, hai là trồng để lấy củ.

Trồng lấy hạt giống: Đối với những vườn trồng lấy hạt giống thì sau khi trồng được 1,5 năm thì bắt đầu cho hoa và hạt, hạt giống bán cũng khá cao tùy theo từng mùa và thời vụ. Những vườn như vậy thường không cắt tỉa cành để cho ra hoa nên một phần chất dinh dưỡng phải nuôi thân hoa và quả nên năng suất thấp cây thường 3-5kg/cây.

Vườn ươm cây giống cát sâm. Nguồn ảnh: Internet

Trồng cây cát sâm lấy củ: Cây trồng lấy củ thì mỗi năm phải cắt tải cành và nhánh để chất dinh dưỡng nuôi củ. Thông thường những vườn này chăm sóc tốt cho củ 8-13kg/cây có năng suất rất tốt.

Giá bán trên thị trường đầu tạ, tấn là 120-150k/kg.

Thời gian trồng lấy củ thường 4-6 năm cây càng lâu năm thì trọng lượng càng nhiều, và củ càng chất lượng giá thành sẽ cao hơn.

Hiện nay rất nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn trồng ở đồi núi với số lượng 5-10ha sau 5-10 năm cho thu nhập kinh tế rất ổn định, nhiều gia đình đã thành đại gia từ cây Cát Sâm này.

mua_cat_sam_o_dau_gia_re

Củ Cát Sâm có hình dáng giống củ sắn. Nguồn ảnh: Internet

Các bài thuốc chữa bệnh từ cát sâm trong Đông y

Trong Đông y, củ sâm nam được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh khác nhau. Dưới đây là các bài thuốc phổ biến mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc 1 – Chữa triệu chứng ho và sốt

Khi người bệnh bị ho khan, ho kéo dài dai dẳng không dứt, có hiện tượng sốt và cảm giác khát nước có thể dùng bài thuốc này.

  • 12g mỗi vị cát sâm và mạch môn, 8g mỗi vị thiên môn và vỏ rễ cây dâu.
  • Sắc 400ml nước cùng với các loại thuốc trên với lửa nhỏ, cô cạn lại tới khi còn khoảng một nửa.

Chia bài thuốc sau khi sắc thành 3 phần bằng nhau và uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2 – Chữa cảm sốt hiệu quả

Bài thuốc này phù hợp với người bị cảm, sốt cao và có triệu chứng khát nước khó chịu trong người.

  • Gồm cát sâm, cát căn mỗi loại 12g, cam thảo 4g.
  • Sắc thuốc cùng 600ml nước cô cạn lại còn một nửa.

Một thang thuốc chia làm 3 phần nước thuốc và uống hết một ngày một thang.

Bài thuốc 3 – Bài thuốc lợi tiểu

Người bị tiểu tiện khó, có các triệu chứng đau nhức đầu, cảm thấy khát nước nên uống bài thuốc lợi tiểu này.

  • Dùng 30g cát sâm loại nguyên củ (khoảng 2 – 3 củ), đem rửa sạch.
  • Thái cát sâm thành từng lát mỏng, tẩm đều hai mặt với mật.
  • Bắc chảo cho nóng, sao cho đến chuyển sang màu vàng.
  • Cho cát sâm sao vàng sắc cùng 400ml nước đến khi còn ½.

Chia phần nước thuốc thu được thành 3 phần bằng nhau và dùng hết ngay trong ngày.

Bài thuốc 4 – Dành cho người bị cảm nắng

Khi bị say nắng, người bệnh thường có triệu chứng sốt nóng, đổ mồ hôi nhiều, thở gấp, đau nhức đầu, buồn nôn,… Để chấm dứt nhanh các triệu chứng này có thể cho người bệnh dùng cách sau:

  • Các vị thuốc có 16g cát sâm, 14g mỗi loại mạch môn, cát căn, cam thảo đất.
  • Sắc thuốc từ các loại thuốc rồi uống hết trong ngày.

Bài thuốc này có thể sử dụng cho trẻ em bị khó ngủ, người nóng về đêm.

Bài thuốc 5 – Trị chứng kén ăn

Trẻ nhỏ và người bị kén ăn, ăn uống không ngon miệng, mất cảm giác ăn uống thì bài thuốc dưới đây rất tốt.

  • Cát sâm thái lát mỏng, tẩm cùng nước gừng tươi giã nhuyễn.
  • Sao vàng trên chảo nóng với lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu vàng.
  • Dùng 30g cát sâm sắc với 400ml nước, đun cho đến khi còn lại 200ml.

Mỗi thang thuốc đun được chia thành 3 phần bằng nhau uống trong ngày. Kiên trì dùng trong nhiều ngày để kích thích ham muốn ăn và ăn ngon miệng hơn.

Bài thuốc 6 – Dành cho người bị suy nhược cơ thể

Bài thuốc này chuyên dùng cho người suy nhược cơ thể, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ốm yếu, chán ăn, mất ngủ,…

  • Nguyên liệu gồm 20g lá đinh lăng phơi khô, 15g rễ đinh lăng đã sao vàng, 10g cát sâm, 8g sinh địa.
  • Cho thuốc vào ấm sắc cùng 0.5 lít nước, đun cô cạn cho đến khi chỉ còn khoảng 150ml nước thuốc.

Mỗi lần uống ⅓ bát thuốc, uống thành 3 lần dùng hết trong một ngày, kiên trì dùng đều đặn trong khoảng 10 ngày đến nửa tháng để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 7 – Cát sâm chữa thuỷ đậu

Bài thuốc này chỉ dùng khi các nốt thuỷ đậu trên da đã vỡ xẹp xuống.

  • Thành phần bài thuốc gồm có cát sâm, vỏ hạt đỗ xanh, sinh địa, đậu ván trắng, hạt đỗ đen mỗi loại 12g; hoàng tinh, lá dâu, mạch môn, cam thảo dây mỗi loại 10g.
  • Tất cả rửa sạch với nước, để ráo nước và phơi khô.
  • Sắc nước 1 thang thuốc uống hết trong ngày.

Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc cho đến khi bệnh thuỷ đậu khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 8 – Tác dụng với bệnh viêm gan truyền nhiễm

Người bị bệnh viêm gan truyền nhiễm (viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C) có thể sử dụng bài thuốc sau:

  • Dùng các vị thuốc với định lượng như sau: 20g mỗi loại cát sâm, rau má, cây chó đẻ; 16g mỗi loại nhân trần, hạt dành dành, cam thảo nam.
  • Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm đun sắc với nước cho đến khi cô cạn lại chỉ còn một nửa.

Mỗi ngày uống hết một thang thuốc trên và phải dùng trong thời gian dài sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh.

Cách ngâm rượu cây cát sâm đúng cách

Cát sâm cũng được xếp vào danh sách các loại sâm của Việt Nam, chính vì thế, rượu thuốc ngâm từ loại thảo dược này được rất nhiều quý ông ưa chuộng và tìm hiểu.

Cát sâm tươi ngâm rượu

Khi chọn cát sâm ngâm rượu, bạn nên lựa chọn củ vừa khai thác, còn tươi, giòn, màu sáng, không bị nấm mốc hay thối rữa. Chọn củ sâm to và đều để đảm bảo dược tính cũng như tính thẩm mỹ khi ngâm rượu.

  • Củ sâm rửa nhiều lần cho đến khi sạch hoàn toàn đất bụi bám ở củ.
  • Ngâm trong nước muối pha loãng 30 phút để loại bỏ độc tố còn sót lại và phần nhựa tiết ra.
  • Rửa lại bằng rượu để đảm bảo sạch hoàn toàn.
  • Xếp củ cát sâm vào bình, sau đó đổ rượu trắng vào theo tỷ lệ cứ 1 kg củ thì cho 5 lít rượu trắng.
  • Đậy chặt bình và bảo quản trong 6 tháng thì dùng được.

cat_sam_say_kho_bupxanh

Ngâm rượu sâm nam khô

Nếu không tìm mua được sâm nam còn tươi thì cũng có thể dùng loại củ khô để ngâm rượu theo cách sau:

  • Thái củ thành nhiều lát đồng đều có kích thước dài khoảng 1,5 – 2cm.
  • Phơi khô trong nắng khoảng 5, 6 lần.
  • Tiếp tục cho vào nồi đất để sao vàng hạ thổ trong khoảng 5 phút cho đến khi có mùi thơm rất dễ chịu toả ra.
  • Xếp lát cát sâm vào bình, đổ rượu trắng ngâm theo tỷ lệ 1kg khô cho 12 lít rượu trắng.
  • Đậy kín bình và bảo quản trong vòng 3 tháng hoặc hạ thổ rượu trong 3 tháng 10 ngày rồi sử dụng.

Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly rượu vào hai bữa ăn chính, không nên lạm dụng.

Giá củ cát sâm hiện nay bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có hai nguồn cung cát sâm chính là thu hoạch từ tự nhiên và từ nuôi trồng có quy mô.

Số lượng cây sâm nam mọc hoang trong thiên nhiên ngày càng hiếm do sự khai thác của người dân khu vực. Chính vì thế, nhiều địa phương đã tiến hành trồng và thu hoạch cây cát sâm theo quy mô. Cũng bởi lẽ thế mà mức giá cho sản phẩm này cũng khác nhau tùy theo mỗi vùng miền, thị trường cũng như điều kiện môi trường.

Quý khách tìm hiểu thêm các loại sâm của việt nam : sâm bố chính | sâm đại hành | sâm ngọc linh | sâm dây ngọc linh | cây sâm cau | sâm xuyên đá

0948808065 + 0971011106  + 0977768823 + 0787696963 Làm việc thứ 2 - thứ 7 - 7h30 - 21h.

  địa chỉ bán cát sâmcông dụng cát sâm

  • Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất.
  • Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
  • Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi:
  • Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551.
  • Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại.
  • Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược.
  • Giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Cung cấp chính xác các loại thảo dược .
  • Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng.
  • Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng.
  • Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng.
  • Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship .
  • Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền.
THÔNG TIN LIÊN HỆ

NV1: 0948 808 065

NV2: 0977 768 823

NV3: 0971 011 106

NV3: 0787 696 963

Chat với chúng tôi

Bạn quan tâm