Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 200.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Cây được trồng quanh nhà để làm rau thơm và chữa bệnh, cây thường dùng chữa bệnh tiêu hóa khá hưu hiệu
Tên khoa học: Paederia lanuginosa Wall. Họ Cà phê: Rubiaceae.
– Cây dạng dây leo, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là cành và lá non. Vò nát có mùi hôi đặc biệt.
Lá mọc đối, hình trứng hay mác dài, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới màu tím đỏ, cả hai mặt lá đều phủ một lớp lông nhung trắng, nhỏ, mịn; gốc lá hình tim, gân phụ 7-8 cặp; cuống dài 3-6cm; lá kèm hình tam giác.
Cụm hoa chùy ở nách lá và ở ngọn; hoa có tràng thường trắng, có miệng tím, có lông; nhị 5. Quả hình cầu, có đài màu vàng. Hoa tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành
– Cây này mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Cây ưa sáng và cần có giá thể để leo cuốn. Khả năng đẻ nhánh khá tốt.
Lá và ngọn thu hái quanh năm, dùng để ăn sống, làm gia vị. Lá mơ lông dùng làm rau sống ăn kèm với các món như: thịt chó, thịt lợn luộc, nem thính, cá rán…
Ngoài công dụng như một loại gia vị, mơ lông còn có tác dụng chữa bệnh. Theo dược học cổ truyền và y học dân tộc lá mơ lông vị đắng, chua chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc…nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, sôi bụng, ăn không tiêu nhưng chủ yếu là chữa lỵ. Lá có thể dùng tươi hay phơi khô nhưng dùng tươi vẫn tốt hơn. Nước sắc lá còn chữa sỏi thận, bí tiểu tiện, thấp khớp, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột.
Hái 30-40g lá mơ tươi (khoảng 30-40lá), chú ý chọn những lá lành, không sâu, rửa sạch từng lá, để cho ráo hết nước, giã nhỏ, trộn với 2 lòng đỏ trứng gà, thêm mấy hạt muối, trộn thật đều, đem hấp trên nồi cơm hoặc hấp cách thủy cho chín tới sẻ lấy ra ăn. Người lớn ngày ăn 2 lần, trong 3-5 ngày. Trẻ em tùy theo tuổi mà ăn giảm đi. Thường chỉ ăn như thế 3 ngày là khỏi. Trong khi ăn lá mơ trứng gà chú ý kiêng ăn các thứ khó tiêu, kiêng mỡ và những thức ăn tanh, cay. Qua sử dụng thực tế, bài thuốc này có tác dụng tốt đối với hội chứng lỵ và những trường hợp lỵ trực khuẩn. Lá mơ tam thể không những làm ức chế sự nảy nở của trực khuẩn lỵ mà còn có thể diệt được chúng.
Ngoài bài thuốc trên, người ta còn kết hợp lá mơ tam thể với rau sam, cỏ sữa và mấy vị khác bào chế thành những viên thuốc chữa lỵ kết quả tốt, theo công thức sau: Lá mơ lông 100g, rau sam 200g, cỏ sữa 200g, củ phượng vĩ 100g, hạt cau già 100g.
– Chọn và cắt hom
Rau mơ lông chủ yếu được trồng từ hom. Hom được lấy từ hom thân già hoặc bánh tẻ. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, chiều dài hom từ 30-40cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3-5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che mưa nắng. Sau khi giâm thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đến khi hom giâm có rễ ổn định thì đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong tiến hành trồng ngay nếu thời tiết thuận lợi.
– Thời vụ trồng
Trồng tốt nhất vào mùa xuân.
– Đất trồng
Chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất phù sa. Trong hố nên bón hỗn hộp có thành phần 80% đất trấu hoặc rơm rác mục, 10% phân chuồng hoai. Thích hợp trong các mô hình NLKH hay trồng phân tán dọc các bờ rào, lùm bụi thấp.
– Hố trồng: 30x30x30cm, hố cách hố 1-2m.
– Kỹ thuật trồng
Lấp đất 2/3 hố, trộn đều phân, sau đó đặt cây hom vào giữa hố sâu 5-10cm, lấp đất nén chặt gốc hom. Trồng xong tiến hành tưới nước và tủ cỏ hoặc rơm rạ khô quanh hố. Làm giàn leo, bò cho cây có chiều cao 1m, chiều rộng mỗi giàn dao động từ 1,5-2m.
– Chăm sóc
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám và bọ cánh cứng ăn lá và chồi non.
– Thu hoạch
Hái lá non và chồi non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để cung cấp dinh dưỡng cho đất và kích thích rau đẻ nhánh nhiều. Cây trồng có thể thu hoạch quanh năm và liên tục trong nhiều năm. Để có sản lượng ổn định cần trẻ hóa thường xuyên bằng cách cắt sát gốc vào đầu mùa sinh trưởng (mùa xuân) kết hợp bón thúc phân cho cây. Cũng có thể thay thế và trồng mới hàng năm để nâng cao sản lượng rau.
1. Tiêu hủy protein
Khi ăn các món ăn nhiều đạm như thịt chó, người ta thường ăn kèm với lá mơ lông, tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do lá mơ lông giúp tiêu hủy protein rất tốt. Thịt chó có đặc điểm là rất nhiều đạm nên thường gây đầy bụng, khó tiêu hoặc đi ngoài ra máu, kiết lỵ sau khi ăn. Ngoài ra, ăn thịt chó cũng rất nóng, vì vậy, nhiều người thường bị ngứa ngoài da do gan không đào thải hết protein từ thịt chó. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách ăn kèm lá mơ lông với thịt chó thì sẽ giải quyết được những rắc rối về tiêu hóa và hiện tượng ngứa nói trên.
2. Sát khuẩn
Lá mơ lông còn có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela là hai khuẩn gây tình trạng kiết lỵ. Nhiều người bị kiết lỵ, đi ngoài ra máu 2 đến 3 ngày uống thuốc Tây không đỡ nên áp dụng cách sau:
+ Nguyên liệu: 40g đến 100g lá mơ lông (tùy tình trạng bệnh), 1 lòng đỏ trứng gà, gia vị vừa ăn.
+ Cách làm: Lá mơ lông rửa sạch, băm nhỏ trộn đều với lòng đỏ trứng gà và gia vị. Lưu ý không lấy lòng trắng trứng gà vì lòng trắng trứng có nhiều chất gây khó tiêu. Sau đó dùng lá chuối để lót xuống đáy chảo rồi đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, trải đều rồi nướng nhỏ lửa. Khi chín một mặt thì lật để nướng mặt sau cho chín đều. Chú ý, phải dùng lá chuối tươi lót dưới khi nướng vì giúp món trứng gà lá mơ chín từ từ, không làm mất tinh dầu trong lá mơ lông.
+ Tác dụng: Món ăn này ăn liên tục trong 2 đến 3 ngày chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và các bệnh đường ruột rất hiệu quả.
Lá mơ lông kết hợp với trứng gà chữa được rất nhiều bệnh
Tìm hiểu: Cách chữa bệnh viêm đại tràng
3. Hội chứng ruột kích thích
Nhiều người cứ ăn cơm xong là muốn đi ngoài ngay, hoặc cứ buổi sáng ngủ dậy là muốn đi ngoài, đi ngoài liên tục từ 2 đến 3 lần. Triệu chứng này, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Dân gian có cách chữa hữu hiệu như sau:
+ Nguyên liệu: Lá mơ lông từ 40g đến 100g (tùy tình trạng bệnh), gừng tươi 10g, 1 lòng đỏ trứng gà.
+ Cách dùng: Lá mơ lông rửa sạch, băm nhỏ. Gừng tươi lọc lấy nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà, chưng cách thủy lên cho chín rồi ăn nóng.
+ Công dụng: Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 15 ngày liên tiếp để chữa chứng rối loạn tiêu hóa, đại tràng kích thích.
4. Viêm tai ở trẻ nhỏ
Khi tắm cho trẻ nhỏ có thể vô tình bị nước rơi vào tai, gây viêm và mưng mủ, người ta gọi là viêm tai giữa chảy mủ. Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường sốt cao, quấy khóc. Trong trường hợp này, lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng, sau đó vò lá và nhét vào tai trẻ, để qua đêm đến sáng hôm sau lá mơ sẽ giúp hút hết mủ ra, khiến trẻ nhỏ hết đau, trẻ sẽ ngủ ngon.
5. Bệnh khớp ở người già
Người già thường bị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.
Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.
Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn.
Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, băm nhỏ. 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được.
Rượu này có thể trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.
Dây mơ lông quý khách có thể bắt gặp ở nhiều nơi, thường trồng ở trong gia đình để làm rau ăn và chữa bệnh tiêu hóa. tái búp xanh chỉ cung cấp dây mơ lông ở dạng khô, quý cần sử dụng thì hỏi mua ở những nơi bán rau sông hay có hoặc chợ đầu mối .
Dây mơ lông được thu hoạch phơi khô đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để mua.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn