Một số tác dụng chính
- Là một cây thuốc rất tốt cho hệ thần kinh
- Tác dụng tốt cho tim mạch, huyết áp
- Tác dụng tốt cho dạ dày và đường ruột
Ai nên dùng củ bình vôi ?
- Người mắc chứng mất ngủ, mê sảng
- Người bình mắc tim mạch, huyết áp
- Người tiêu hóa kém, viê dạ dày
Cùng với hoa tam thất, nụ tam thất, cây lạc tiên, cây xạ đen là những vị thuốc quý có tác dụng an thần, điều trị bệnh mất ngủ khá hiệu quả, thì chúng ta không thể không nhắc đến Củ bình vôi, một loại thảo dược quý rất tốt cho giấc ngủ.
Trong cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” tác giả cuốn sách – GS. Đỗ Tất Lợi đã đặt củ bình vôi trang trọng ở trang đầu tiên của chuyên mục những vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về các tác dụng quý cho sức khỏe của cây thuốc này:
Tên khác
Còn gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên.
Tên khoa học
Stephania rotunda Lour
Thuộc họ Tiết dê Menispermaceae.
Củ bình vôi là phần thân phìn to của cây bình vôi. Cây có tên bình vôi vì phần thân phình to của cây có hình dáng rất giống bình đựng vôi mà ngày xưa nhiều người thường dùng để tôi vôi ăn trầu.
Mô tả cây bình vôi
Cây bình vôi là dạng cây dây leo, chỉ có 1 đoạn thân giáp với mặt đất phình to ra (Nhiều người ngĩ đây là củ của cây, nhưng không phải mà là thân, nếu gọi đúng tên phải lầ dây bình vôi), lưu ý: Tránh nhầm lẫn với củ gà ấp, đây là 2 loại cây hoàn tòa khác nhau.
Lá bình vôi hình trái tim, mọc so le.
Hoa nhỏ, màu xanh nhạt (Xem hình ảnh để thấy rõ hơn)
Quả hình cầu, chín màu đỏ, hạt hình móng ngựa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi phía bắc nước ta, đặc biệt là ở những tỉnh có núi đá như: Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu …….
Củ được thua hái quanh năm làm thuốc. Sau khi thu hái về, người ta thái mỏng phơi khô sắc nước uống hoặc ngâm rượu. Vì củ bình vôi mọng nước, nên khi phơi khô 5kg tươi mới được 1kg khô.
Dân gian cho rằng trồng cây bình vôi trong nhà sẽ đem nhiều may mắn, bình an cho gia chủ
Không chỉ là 1 vị thuốc, củ bình vôi còn được trồng làm cảnh (Do có khả năng phát triển mạnh mẽ, dễ sống, hình dáng đặc biệt mà hiện nay nhiều gia đình rất ưa thích trồng cây bình vôi làm cây cảnh để trong nhà).
Thành phần hoá học
Từ những năm 1940, nhà khoa học Bùi Đình Sang đã tìm ra môt hoạt chất quý trong củ bình vôi và đặt tên cho nó là: Rotundin. (Nhờ tìm ra hoạt chất Rotundin mà ngày nay củ bình vôi được sử dụng là nguyên liệu chính để điều trị thuốc điều trị mất ngủ từ dược liệu).
Tác dụng dược lý
Kết quả nghiên cứu của các nhà Khoa học Liên xô về tác dụng của hoạt chất Rotundin trong củ bình vôi:
- Rotundin rất ít độc:
- Hoạt chất Rotundin có tác dụng trấn kinh
- Rotundin có tác dụng bổ tim
- Khác nhà khoa học Liên xô chứng minh hoạt chất Rotundin có tác dụng an thần, gây ngủ, chống co quắp và hạ huyết áp.
Củ bình vôi được bộ đội ta sử dụng rộng dãi trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ làm thuốc chống co giật, gây ngủ và an thần rất nhiệu quả.
Củ bình vôi kháng sinh tự nhiên an thần cực mạnh
Tác dụng của củ bình vôi, củ bình vôi điều trị bệnh gì ?
- Tác dụng an thần, điều trị bệnh mất ngủ rất hiệu quả
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
- Tác dụng tăng cường tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau bụng.
- Tác dụng điều trị ho, hen và các bệnh về phế quản.
- Tác dụng tốt cho hệ thống tuần hoàn, tim mạch.
- Tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao
Đối tượng sử dụng củ bình vôi:
- Người thường xuyên bị mất ngủ kéo dài, đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả
- Người bệnh động kinh, co giật
- Người bị suy giảm chức năng tiêu hóa, đi cầu phân sống
- Người mắc viêm phế quản mãn tính, ho hen.
- Người mắc bệnh về tim mạch dùng củ bình vôi rất tốt
- Người bệnh huyết áp cao
Cách dùng củ bình vôi làm thuốc
Cách sắc nước uống điều trị mất ngủ
- Dân gian dùng củ bình vôi phơi khô sắc nước uống để điều trị mất ngủ
- Liều dùng: 6-10g sắc với 500ml nước, sức cạn còn 300ml chia ra uống trong ngày.
Cách ngâm rượu củ bình vôi làm thuốc
- Củ bình vôi khô:…….. 1Kg
- Rượu trắng: ………….. 5 lít
- Ngâm trong thời gian 20 ngày là dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 ly nhỏ.