Búpxanh, thảo dược, dược liệu, thuốc nam, thuốc đông y
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

BẢO HÀNH & HỖ TRỢ

NV1: 0948808065

NV2: 0977768823

NV3: 0971011106

NV3: 0787 696963

Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7, Từ 7h30 - 21h

Cây phèn đen hỗ trợ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, hỗ trợ trị mụn nhọt, thuỷ đậu

Cây phèn đen hỗ trợ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, hỗ trợ trị mụn nhọt, thuỷ đậu

Cây phèn đen dùng để tắm cho trẻ bị bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ không dùng làm phương pháp trị bệnh chính với bệnh đậu mùa thì dùng cây phen đen khô hay tươi thì được còn riêng bệnh tay chân miệng có biến chứng sốt co giật, viêm phổi, chính vì thế cần phải đến bệnh viện để chuẩn bệnh để cho thuốc điều trị chính.

Lưu ý dùng cây phèn đen để tắm cho trẻ bị tay chân miệng là biện pháp hỗ trợ để không bị nhiễm trùng, giúp nhanh hồi phục, không dùng làm thuốc chính để chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.

Cây phèn đen là tên thường gọi hay còn gọi là Cây mực, Nỗ, Tạo phan, diệp diệp hạ chậu hoặc diệp hạ châu mạng. Tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Ở Việt  Nam tên gọi cây phèn đen được sử dụng phổ biến hơn cả và đây cũng là danh pháp khoa học của loại cây này.

Phèn đen là một loại cây quý được người dân sử dụng trị nhiều căn bệnh, trong đó có không ít căn bệnh khó chữa. 

Theo đông y, cây phèn đen có vị chát, tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn…rễ Phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. 

Gần đây, trên nhiều diễn đàn và trang mạng xã hội có chia sẻ các thông tin về việc trẻ bị chân tay miệng có thể tắm lá phèn đen để sát khuẩn, sát trùng, giúp các vết mụn do chân tay miệng se lại, bệnh nhanh khỏi hơn. 

Việc sử dụng cây phèn đen nấu lấy nước tắm cho trẻ là hoàn toàn hữu ích vì phèn đen là một cây thuốc nam có chứa số loại thuốc kháng sinh có tác dụng đẩy các loại độc tố ra khỏi cơ thể. Ngày có thể tắm 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, khi thấy con bị tay chân miệng tốt nhất đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, việc tắm lá cho con chỉ là phương pháp hỗ trợ. 

Cây phèn đen hỗ trợ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, hỗ trợ trị mụn nhọt, thuỷ đậu


Cây phèn đen được dân gian dùng trong nhiều bài thuốc

Ngoài tác dụng chữa tay chân miệng, cây phèn đen còn có thể dùng trong trị liệu nhiều bệnh. Dưới đây là cách chữa bệnh tiêu biểu từ cây phèn đen

* Phèn đen Trị Kiết lỵ: Dùng lá Phèn đen tươi giã nát, thêm nước, lọc. Dùng mạch nha, ý dĩ, Cam thảo đất đã phơi khô, đem tán bột, mỗi thứ đều nhau, độ 1/2 thìa cà phê, uống với nước Phèn đen. 

* Chảy máu nướu răng: Dùng lá Phèn đen phơi khô ngậm, có thể phối hợp với lá Long não và lá Xuyên tiêu.

* Nhọt độc mới phát: Dùng lá Phèn đen, lá Bèo ván giã đắp.

* Chữa vết thương: Dùng bột lá Phèn đen rắc cho chóng lành, mau lên da non. 

* Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt: Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày. 

* Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1): Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 - 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày. 

* Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày. 

Bệnh thận hư ngày nay càng nhiều do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó ăn uống sử dụng bia rượu thường xuyên cũng ảnh hướng rất nặng đến thận, vây thận yếu thì uống thuốc gì

Nhiều bệnh nhân đã phải đi chạy thận để đưa độc tố ra ngoài.

Với 4 vị thuốc cây muối 20gcây quýt gai 20g cây mực 20g cây nổ 20g 

* Cây phèn đen tri gai cột sống: Đây là một trong những tác dụng rất tốt của cây phèn đen đó là có khả năng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp vô cùng hiệu quả trong đó có bệnh gai cột sống. Cách chế biến bài thuốc này cũng vô cùng đơn giản. Lấy Phèn đen khô 30g, lá lốt 30g, lá bưởi bung 20g, cỏ xước 20g và rễ gấc 10g. Rửa sạch tất cả các hỗn hợp trến sau đó để ráo nước. Lấy những nguyên liệu tươi như bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc đem đi sao khô. Sau khi sơ chế xong chúng ta đem tất cả hỗn hợp ở trên vào ấm sắc và đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào đun trong khoảng thời gian 2 tiếng rồi tắt bếp để nguội. Nên uống thuốc 3 lần mỗi ngày và sau mỗi bữa chính khoảng 30 phút để hiệu quả đem lại là tốt nhất.

* Cây phèn đen chữa thủy đậu:  Khi xác định đúng bệnh thủy đậu ở trẻ. Hái một nắm to phèn đen, đun đặc, cho thêm mấy hạt muối trắng, dùng làm thuốc bôi chấm vào những mụn thủy. Khi đun sôi, chắt một chén nước cho trẻ uống. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Mẹ chắt một bát con nước uống rồi cho con bú. Dân gian áp dụng cách này hiệu quả gấp trăm lần so tây y.

* Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau

* Chữa rắn cắn: Lấy lá Phèn đen tươi giã nuốt nước; lấy bã đắp. Lưu ý khi bị rắn cắn ngay lập tức dùng cây phèn đen giã nát đắp vào vết thương và cố gắng không di chuyển để độc không lan, sau đó đưa đi cấp cứu.

Lưu ý: Cây phèn đen thông thường thì chỉ có một loại, tuy nhiên giống cây phèn nói chung thì có 2 loại là cây phèn đen và phèn trắng. Trong đó mỗi loại lại có đặc điểm và hình dáng tương đối khác nhau. Cây phèn trắng là loại cây rất hiếm gặp trong tự nhiên, thông thường người ta biết đến cây phèn đen là loại cây phổ biến và được sử dụng nhiều hơn nhờ những tác dụng tuyệt vời của nó. Không có nhiều các công trình nghiên cứu về giống cây phèn trắng và những tác dụng của chúng.

Cách dùng lá phèn đen tắm cho bé (có thể tắm 1-3 lần/ngày):

Chuẩn bị: 300g lá phèn đen tươi, khô; nồi đun nước.

Thực hiện: Rửa sạch và vò nát lá phèn đen, cho lá phèn đen đã vò nát vào nước đun sôi.

Sau khi nước sôi bắc nồi ra, đợi nước ấm khoảng từ 30 - 38 độ C là có thể tắm cho trẻ.

Chữa tay chân miệng cho trẻ bằng những bài thuốc dân gian

Cây phèn đen hỗ trợ bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, hỗ trợ trị mụn nhọt, thuỷ đậu

"Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Chính vì vậy, việc trang bị những thông tin cần thiết về bệnh là vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh để có xử trí kịp thời nếu không may con em mình nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước này xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Hầu hết các ca bệnh tay chân miệng đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên nhiều trường hợp, bệnh diễn biến nhanh, nặng, chỉ nửa ngày đã chuyển sang cấp độ nặng hơn, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và biến chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi trẻ mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thủ phạm gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Còn virus Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

[TỔNG QUAN] Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những thông tin quan trọng cần lưu ý

Thủ phạm gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16

Virus bệnh tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột rồi di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Đối tượng nào dễ mắc tay chân miệng? Thời điểm bùng phát bệnh khi nào?

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc nhưng tỷ lệ thấp hơn.

Ở vùng ôn đới, bệnh tay chân miệng xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Về lâm sàng, dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng được nhận biết qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3 – 7 ngày, lúc này trẻ chưa có các triệu chứng cụ thể.

– Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.

[TỔNG QUAN] Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – Những thông tin quan trọng cần lưu ý

Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ

– Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:

+ Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi…

+ Phát ban dạng phỏng nước: Biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng có đường kính vài milimet, nổi trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. Bóng nước này chứa dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ đau đớn. Bóng nước sau khi vỡ có thể để lại vết thâm, nhưng rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+ Trẻ có thể sốt nhẹ, nôn.

-Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?

Nếu trẻ mắc tay chân miệng có nhứng triệu chứng sau thì cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm:

– Sốt cao liên tục trên 39 độ, không hạ 

– Giật mình, hốt hoảng, thất thần

– Run chi

– Yếu chi

Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C, không hạ cần được đưa tới bệnh bệnh nhanh chóng

– Trẻ đi đứng loạng choạng

– Trẻ đảo mắt bất thường

– Nôn ói nhiều

– Trẻ quấy khóc nhiều, dỗ không nín

– Co giật

– Thở mệt

Bệnh tay chân miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh qua đường tiêu hóa và hô hấp qua các con đường:

– Dịch tiết mũi hoặc họng (nước bọt, nước mũi, đờm…)

– Chất lỏng bên trong mụn nước

– Các giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hay hắt hơi

– Chất thải từ cơ thể người bệnh

– Tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa… rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người bệnh có khả năng lây lan virus mạnh nhất là ở tuần đầu tiên khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể nhiều tuần, ngay cả sau khi các triệu chứng đã hết. Điều này đồng nghĩa với việc virus vẫn có khả năng lây cho mọi người xung quanh.

Do tính chất lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Chính vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, thì những trẻ xung quanh có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ: Bệnh gây ra các vết lở, loét trong miệng và cổ họng khiến việc nuốt gặp khó khăn và đau đớn, do đó trẻ thường lười ăn, uống…

Bệnh tay chân miệng khiến ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ

– Biến chứng về thần kinh:

+ Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng và viêm ở màng não và dịch não tủy (bao quanh não cùng tủy sống).

+ Viêm não: Tình trạng này rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, do virus gây ra viêm ở não.

+ Liệt chi: người bệnh yếu, liệt mềm một hoặc nhiều chi.

– Biến chứng hô hấp tuần hoàn như: Tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp và có thể khiến bệnh nhi tử vong nhanh chóng.

Trẻ bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?

Trẻ đã mắc tay chân miệng vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể trẻ chỉ tạo ra kháng thể đặc hiệu với một loại virus nhất định, do đó vẫn có thể mắc bệnh lần nữa nếu nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Đặc biệt, trẻ bị suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, trẻ nhiễm HIV… có nguy cơ tái nhiễm tay chân miệng cao hơn.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng

– Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học

+ Yếu tố dịch tễ: Độ tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian.

+ Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, kèm sốt hoặc không.

– Chẩn đoán xác định: Bác sĩ sẽ lấy mẫu trong cổ họng hoặc lấy mẫu phân để xét nghiệm.

Bác sĩ sẽ phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh do virus gây ra khác bằng cách đánh giá các yếu tố sau:

+ Độ tuổi bệnh nhân

+ Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng

+ Hình dạng các vùng phát ban hoặc vết loét.

Điều trị tay chân miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng:

– Hạ sốt: Trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol)

– Bù đủ nước và điện giải cho trẻ (oresol, hydrite)

Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C từ thực phẩm

– Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm… Điều trị loét miệng, loét họng bằng cách lau sạch miệng trước và sau ăn bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn

– Khi trẻ xuất hiện triệu chứng não – màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và chuyển trẻ ngay tới bệnh viện để điều trị chuyên sâu.

Lưu ý: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột, nên kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị. Việc lam dụng kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị bệnh nói chung và chân tay miệng ở trẻ em nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Tính đến tháng 3/2022 chúng ta vẫn chưa có vắc xin ngừa tay chân miệng, nhưng vẫn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng những biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân không chỉ giúp phòng ngừa được bệnh tay chân miệng mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Cả người lớn và cả trẻ em nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ẵm bồng trẻ, sau khi đi vệ sinh.

Giữ vệ sinh ăn uống

Bữa ăn cần đầy đủ dinh dưỡng. Những vật dụng trong nhà bếp cần được rửa sạch trước khi dùng. Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi, dùng chung khăn ăn, thìa, muỗng với người khác.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Trường học, gia đình cần thường xuyên vệ sinh bề mặt tiếp xúc hàng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa, các bề mặt vật dụng sạch sẽ nếu trẻ mắc tay chân miệng

Theo dõi và phát hiện sớm

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác.

Cách ly và điều trị kịp thời khi mắc bệnh

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, không nên cho trẻ tới lớp hoặc chơi với những trẻ khác. Cần khử khuẩn lớp học, nhà ở, đồ chơi, bề mặt vật dụng… khi phát hiện có trẻ mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho mọi người.

Khi bé có những biểu hiện ban đầu của bệnh tay chân miệng, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín khám và điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.

– Dịch vụ toàn diện: Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu dành cho nhi gồm Sơ sinh – Nhi – tiêm chủng vaccine,…  để đồng hành cùng các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài thấu hiểu tâm lý trẻ, Hồng Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các con thoải mái trong môi trường bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh."

Nguồn https://hongngochospital.vn/benh-tay-chan-mieng-va-cac-thong-tin-co-ban/

 

Địa chỉ bán cây phèn đen

Cây phen đen được đóng gói cung cấp toàn quốc quý khách cần sử dụng hãy liện hệ với Búpxanh

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
  • Búpxanh luôn luôn cam kết sản phẩm được cung cấp là tốt nhất.
  • Phát triển bền vững thương hiệu Búpxanh là phương châm của chúng tôi nên các sản phẩm luôn đạt chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
  • Quý Khách Yên Tâm Đặt Hàng Ở Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh Bởi:
  • Búpxanh đã đăng ký kinh doanh Mã Số Thuế :8127680551.
  • Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh là cửa hàng thảo dược uy tín tai thành phố Hồ Chí Minh.
  • Chúng tôi có cửa hàng mặt tiền thuận tiện cho việc đi lại.
  • Chúng tôi cung cấp dược liệu đã nhiều năm các loại thảo dược.
  • Giá cả phải chăng, hợp lý.
  • Cung cấp chính xác các loại thảo dược .
  • Sản Phẩm sạch sẽ an toàn sử dụng.
  • Quý khách đổi trả hàng khi không sử dụng hết, không hài lòng về sản phẩm. đổi trả miễn phí tại cửa hàng.
  • Có hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi giao hàng.
  • Chúng tôi giao hàng tận nơi trong vòng 24h tại TPHCM + giá ship .
  • Nếu ở ngoài tỉnh chúng tôi giao qua chành xe hoặc bưu điện có tính cước vận chuyển theo bưu điện. Khi nhận hàng được kiểm tra kỹ mới thanh toán tiền.