Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 200.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Cây ngái thường mọc hoang ở nhiều nơi người ta thường sử dụng cả thân lá dùng chữa bệnh, cây ngái thường sao vàng hạ thổ để sử dụng.
Cây Ngái vốn là một loại cây thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm, cảm mạo, viêm phế quản, tiêu hóa kém...; Tầm gửi cây Ngái là một loại cây sống ký sinh trên thân cây ngái, qua nhiều năm sống nhờ và hút tinh chất của cây ngái nên tầm gửi cây ngái có tác dụng rất tốt như:
Cây ngái (Ficus hispida L.f) thuộc họ dâu tằm (Moraceae), có tên khác là sung ngái, dã vô hoa, người Tày gọi là mạy mọt, là một cây nhỡ, cao 5-7m. Cành non có nhiều lông cứng, nhám, màu nâu xám, cành già nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11-20cm, rộng 5-12cm, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, hai mặt có lông nháp; lá kèm có lông ngắn.
Cụm hoa mọc ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực rất nhiều tập trung ở đỉnh cụm hoa, 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có bầu bọc bởi đài. Quả phức dạng sung, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt, vỏ ngoài có lông nháp.
Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.
Lá: Lá ngái được thu hái quanh năm, loại bỏ lá sâu, lá úa, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, gạn uống chữa sốt rét. Để phòng sốt rét, có thể lấy lá sao vàng, nấu nước uống hằng ngày (Nam dược thần hiệu).
Búp non lá ngái giã nát với hạt cau (liều lượng bằng nhau) dùng đắp chữa đinh râu.
Vỏ thân, thu hái vào mùa xuân, lúc này vỏ chứa nhiều nhựa dễ bóc, cạo sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy vỏ thân ngái 50g, ngâm nước vo gạo trong 2 giờ, rồi lấy ra, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng; lá sung, hay quả sung 30g, mã đề 30g, phơi khô, cắt nhỏ, bồ hóng 1 nhúm. Tất cả trộn đều, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa phù thũng.
Để chữa tiêu chảy do bị ngộ độc, lấy vỏ thân ngái 30g, rễ cây xương rắn 20g, rễ màng tang 20g. Tất cả phơi khô, cắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
Rễ, thu hái vào mùa thu, chỉ lấy vỏ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Chữa đau lưng, nhức xương: rễ ngái 50g, rễ cỏ xước 30g, dây đau xương 30g, rễ si 30g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
Chữa thấp nhiệt, tiểu tiện không thông: Rễ ngái 50g, thổ phục linh 50g, rễ cối xay 30g, rễ cỏ xước 20g, mã đề 20g. Sắc uống.
Quả, quả ngái đốt thành than, ngâm rượu, dùng ngậm hằng ngày, chữa sâu răng.
Ngoài ra, tầm gửi cây ngái sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, phối hợp với lá bưởi bung, phơi khô, sao vàng, sắc uống, chữa sốt rét.
Tầm gửi cây Dâu tằm 30g
Cây mã đề 15g
Nếu tuổi trẻ phù thận cấp, gia thêm:
Cỏ Nhọ nồi 15-20g
Lá Ngũ trảo 30g
Nếu suy thận. Hợp bài này với bài Lục vị (với tuổi trẻ) hay hợp với Bát vị (với tuổi già Mệnh môn hoả hư)
Cho nước ngập thuốc sắc còn một bát sắc 3 lần. Hợp lại chia đều 3 lần uống trong ngày, sáng trưa, chiều, tối (sau ăn no). Kiêng ăn mặn.
Rễ cây Ngái (thái phơi khô) 40g
Tầm gửi cây Ngái (phơi khô) 20g
Rễ cây Cỏ xước (phơi khô tẩm rượu) 15g
Rễ cây xấu hổ tía (phơi khô) 15g
Vỏ quả Cam sành (thái phơi khô sao vàng) 12g
Rễ cây Cam sành (phơi khô) 12g
Rễ cây muống biển (tẩm nước gạo 1 đêm phơi khô) 20g
Trúc nhự (tinh trắng cây tre) 12g
Rễ cây Đu đủ đực (phơi khô) 20g
Cho ba bát nước sắc còn một bát, sắc 3 lần hợp lại, chia 3 để uống trong ngày (sáng, trưa, tối) sau khi ăn no.
Kiêng thịt gà, cá chép, các loại cà, đồ cay nóng.
Chú ý: Phụ nữ có thai không uống thuốc này ,Trẻ em uống bài này (lượng giảm bằng 1/2 lượng người lớn)
Cây ngái được thu hoạch sau đó cắt nhỏ để phơi khô sử dụng, người ta thường sử dụng cả thân lá khô, sản phẩm được đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng chữa bệnh.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn