Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 14 lượt đánh giá
Cây đuôi chuột là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều hiện nay cây có tác dụng hỗ trợ bệnh đường huyết, tim mạch được rất nhiều người sử dụng để hộ trợ chữa bệnh, quý khách liên hệ mua sản phẩm tại trung tâm dược liệu Búpxanh số điện thoại 0971011106, chúng tôi luôn cam kết sảm phẩm khô, sạch đạt chất lượng cao.
Tên thường gọi: Đuôi chuột, Mạch lạc, Giả mã tiên, Hải tiên.
Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl.
Họ khoa học: Thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây đuôi chuột, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, cuống lá 2-5cm. Cụm hoa bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20-40 cm, nom như cái đuôi chuột. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5-10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa màu lơ (có khi trắng) chia 2 môi, dài 8-10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4-5mm, mang đài tồn tại chứa 2 hạt.
Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được phát tán vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm.
Toàn cây - Herba Stachytarphetae.
Đây là một loài cây mọc hoang hóa, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây mạch lạc ở các vùng đất hoang hóa khắp các tỉnh thành ở nước ta, do vậy đây sẽ là một loại thảo dược rất tiềm năng bởi sự phân bố đa dạng của nó.
Ngoài Việt Nam, đuôi chuột còn mọc ở nhiều nước Đông nam á khác như Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Brazin….
Thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.
Cây đuội chuột tươi chưa có hoa
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Y học cổ truyền cho rằng cây đuôi chuột có vị hơi đắng, the, tính mát. Được sử dụng như một vị thuốc tiêu viêm, giải độc. Dùng toàn cây dưới dạng cây tươi hoặc cây khô.
Theo kinh nghiệm dân gian được phó tiến sĩ Võ Văn Chi viết trong cuốn sách “Cây thuốc An Giang” xuất bản năm 1991; cây đuôi chuột có những tác dụng chính sau:
Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh;
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.
Đuôi chuột tươi, giã nát, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước.
Đuôi chuột 90g, Ngưu tất 60g. Bọ mắm 60g, giã chung và đắp ngoài.
Đuôi chuột, Cỏ cứt lợn, mỗi thứ một ít, giã chung rồi đắp.
Dùng nước sắc rễ Đuôi chuột, thêm nước ép lá (dịch lá) cho uống.
Đuôi chuột 90g, Cỏ xước 60g. Bọ mắm 60g, giã nhuyễn đắp ngoài, khi phá miệng thì gia thêm đường đỏ rịt lại.
Cây đuôi chuột 40g, Kim ngân hoa 10g, Mã đề 30g, Dây bòng bong 30g. Sắc uống.
Cây đuôi chuột 40g, Rau má 40g, Diếp cá 40g, Chó đẻ 40g. Sắc uống.
Cây Đuôi chuột 40g, Ké đầu ngựa 10g, Hạt gấc 10 hạt, Dây đau xương 10g. Sắc uống. (Nếu khớp sưng kết hợp dùng cành lá cây Đuôi chuột giã nhuyễn xào móng đắp).
Rễ Đuôi chuột 40g, Bạch đồng nữ 20g, Bạc thau 20g. Sắc uống.
Ở Việt Nam, cây thường dùng chữa: nhiễm trùng đường tiết niệu; đau gân cốt do thấp khớp; viêm kết mạc cấp; viêm hầu; kiết lỵ, ỉa chảy; cảm lạnh, ho. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng lá tươi giã đắp ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập.
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị viêm nhiễm đường tiểu, sỏi niệu, phong thấp đau xương, viêm họng, viêm kết mạc cấp, nhọt độc, sốt rét, bạch đới quá nhiều, rắn cắn, đòn ngã sưng đau, ho, lỵ.
Ở Ấn Độ, cây đuôi chuột là thuốc trị giun, bệnh hoa liễu, viêm quầng, phù, đau dạ dày và nôn mửa. Dịch ép cây được dùng trị đục thể thủy tinh và mụn nhọt lở loét.
Ở Brazil, cây được dùng ngoài trị loét có mủ, dùng trong trị sốt và viêm Thấp khớp,
Ở Guyana cây Đuôi chuột dùng trị lỵ.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY ĐUÔI CHUỘT rất giàu chất chuyển hóa thứ cấp, thường được gọi là hợp chất hoạt tính sinh học. Ngày nay, các hợp chất hoạt tính sinh học này được phát hiện và là chất chịu trách nhiệm chính cho hoạt động trị liệu của chúng.
Có một số nhóm chất chuyển hóa thứ cấp có trong cây, bao gồm các alcaloid, flavonoid, phenol, steroid và terpenoid. Những hợp chất hoạt tính sinh học này có thể được tìm thấy rất nhiều trong tất cả các bộ phận của cây. Đặc biệt, các chất phytochemical trong các hợp chất phenolic của CÂY ĐUÔI CHUỘT , bao gồm coumarin, flavonoid, tannin và saponin, được nghiên cứu nhiều nhất trong số các nhà nghiên cứu do tính chất trị liệu của chúng. Cuối cùng, các hợp chất này tạo ra các tính chất dược liệu khác nhau.
CÂY ĐUÔI CHUỘT được biết đến rộng rãi vì tầm quan trọng dược liệu cao trong các hệ thống y học cổ truyền và dân gian ở nhiều quốc gia khác nhau. Cây này đã được báo cáo là có tác dụng dược lý do sự hiện diện của các hóa chất thực vật sinh học khác nhau.
CÂY ĐUÔI CHUỘT đã được chứng minh là: thuốc kháng axit, giảm đau, chống viêm, hạ huyết áp, chống giun sán, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc an thần, thuốc chống co thắt , chữa lành vết thương và chữa côn trùng độc cắn.
Liều dùng từ 20-50 gam toàn cây/ngày dạng thuốc sắc hoặc pha trà.
- Dạng trà: 1/2 cốc hai lần mỗi ngày
- Thuốc nước: 2-3 ml hai lần mỗi ngày
- Bột: 1-2 g hai lần mỗi ngày
ĐỘC TÍNH- cây đuôi chuột
Có rất ít nghiên cứu độc tính đang được tiến hành trên CÂY ĐUÔI CHUỘT . Nghiên cứu từ IDU và Công sự ghi nhận rằng chuột được dùng với 25, 50 và 75 g CÂY ĐUÔI CHUỘT dạng bột lá cho thấy không có sự thay đổi đáng kể trong sinh hóa huyết thanh bình thường khi so sánh với đối chứng. Hơn nữa, hình ảnh siêu âm của tim, gan, thận và lách cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với Nhóm kiểm soát.
Tuy nhiên, Ataman và Cộng sự báo cáo rằng chuột được cho ăn với liều lượng và nồng độ tương tự như trong Idu và Cộng sự cho thấy sự thay đổi nhỏ trên các dấu hiệu thực thể / hình dạng cơ thể của động vật và các tổn thương mô bệnh học nhẹ như sung huyết, thay đổi chất béo và hoại tử được tìm thấy trong một số mô, chẳng hạn như gan, mạch máu, thận, phổi và tinh hoàn. Mặt khác, não, mắt, ruột và các mô tim về cơ bản là bình thường.
Những dữ liệu này cho thấy CÂY ĐUÔI CHUỘT dường như gây độc tính toàn thân nhẹ ở một số mô. Các nghiên cứu sâu hơn đã được thực hiện bởi Idu và Cộng sự về độc tính cấp tính của lá CÂY ĐUÔI CHUỘT . Kết quả cho thấy chiết xuất từ CÂY ĐUÔI CHUỘT cho thấy không có chất độc đối với chuột Wistar thậm chí lên đến liều 4 g/kg trọng lượng cơ thể và không có thay đổi đáng kể về trọng lượng cơ thể trên chuột Wistar. Ngoài ra, màu mắt là bình thường và rụng lông không có ở động vật. Nghiên cứu gần đây báo cáo rằng trọng lượng cơ thể và gan của chuột bạch tạng được nuôi bằng 25, 50 và 75 g lá CÂY ĐUÔI CHUỘT dạng bột cho thấy không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng. Dữ liệu tổng thể cho thấy rằng chiết xuất từ lá CÂY ĐUÔI CHUỘT liều cao không cho thấy độc tính và nó tương đối an toàn để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần điều tra thêm để xác nhận và chứng minh về tác dụng độc tính mãn tính của nó.
Trong thực tiễn liều dùng của Cây Đuôi chuột chỉ ở mức dưới 50gm một ngày là tuyệt đối an toàn với người. Chưa có bất cứ báo cáo nào về tác dụng phụ của Cây Đuôi Chuột.
▪ Trong y học thảo dược ngày nay, Cây Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis được xem như một phương thuốc tự nhiên an toàn, khi được chuẩn bị một nước nấu sắc décoctions và ngâm trong nước đun sôi infusions ( bởi đường uống hoặc áp dụng bên ngoài cơ thể ).
▪ Một người nghiên cứu ngưới Panama, tuy nhiên ( tiêm chích của những chuột với những liều thay đổi của một trích xuất lá ) được báo cáo của những hiệu quả độc hại toxiques và thậm chí tử vong với những liều cao nhất.
Trong khi Cây Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis là một phương thuốc dược thảo tự nhiên nổi tiếng và phổ biến trong Nam Mỹ Amérique du Sud cho sự tiêu hóa digestion và :
- những vấn đề của gan foie,
- cảm lạnh rhumes,
- bệnh cúm grippe,
- bệnh suyễn asthme,
- và như một chống dị ứng antihistaminique tự nhiên,
- và chống viêm anti-inflammatoires,
Những người thực hành trong Bắc Mỹ Amérique du Nord mới bắt đầu tìm hiểu về nhiều lợi ích trên nhiều sự sử dụng của nó.
Với nhiều ứng dụng của nó, Cây Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis là chắc chắn gia tăng trong phổ biến như nhiều nhiều người tìm hiểu với hiệu quả nhiều sự sử dụng.
Thực phẩm và biến chế :
▪ Những ngọn non của những nhánh Cây được sử dụng như một rau trồng và một gia vị.
▪ Những lá xanh Cây Đuôi chuột Stachytarpheta jamaicensis được cắt nhỏ và nấu chín một mình hoặc có thể pha trộn với những rau cải légumes khác.
Điều trị ho, tiêu chảy, viêm tiết niệu: Dùng 20g ~ 30g cây khô sắc với khoảng 1 lít nước, đun cạn lấy 500ml nước uống trong ngày. Bài thuốc rất đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao với bệnh viêm tiết niệu, tiêu chảy và ho .
Điều trị mụn nhọt ngoài da: Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài da, cách dùng này sẽ giúp các vùng da bị mụn nhọt, viêm nhiễm có mủ sẽ sớm lành, do tính chất kháng viêm của cây đuôi chuột.
Hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2: Lá, ngọn đuôi chuột khô 30g hãm nước uống hàng ngày, cách này giúp người bệnh hạ đường huyết rất tốt. Đây là một trong những cách điều trị đơn giản cho người bệnh đường huyết.
Thời gian qua trên Facebook một số hội nhóm có đăng video, dẫn chứng một số trường hợp chiều trị khỏi bệnh hở van tim bằng lá mạch lạc tươi (Theo hướng dẫn tại đây để điều trị hở van tim, người bệnh dùng lá tươi, nam 7 lá, nữ 9 lá nhai nuốt vào buổi sáng). Tuy nhiên khi chúng tôi tìm các tài liệu kể cả trong nước và quốc tế đều chưa thấy nói đến tác dụng này của cây mạch lạc.
Thiết nghĩ, đây cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian của một số vùng miền, tuy chưa có cơ sở chứng minh nhưng cũng là một trong những kinh nghiệm dân gian quý báu cần tiếp tục nghiên cứu thêm, để có thể áp dụng rộng rãi trong nhân dân.
Lưu ý: Khi sử dụng cây mạch lạc để điều trị bệnh hở van tim, người bệnh nên tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Đuôi chuột, tên địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam gọi là Tàn nhang; tên chữ Hán là Ngọc long tiên, Giả mã tiên, Hải tiên; tên khoa học Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl, thuộc họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae. Cây thảo sống 1-2 năm, cao khoảng 1m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, cuống lá 2-5cm. Cụm hoa thành bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20-40 cm, nom như cái đuôi chuột hay tàn nhang. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5-10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa thường có màu lam tím (đôi khi gặp cây có hoa màu trắng), chia 2 môi, dài 8-10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4-5mm, mang đài tồn tại, chứa 2 hạt.
Cây mọc phổ biến khắp nơi, thường gặp ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm. Thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu phù, giảm đau, chữa sốt rét. Thường dùng chữa: nhiễm trùng đường tiết niệu; đau gân cốt do thấp khớp; viêm kết mạc cấp; viêm hầu; kiết lỵ, ỉa chảy; cảm lạnh, ho. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng lá tươi giã đắp ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập.
Tại miền Nam, cây Đuôi chuột thường được gọi là Mạch lạt (hay Mạch lạc), khi dùng thường sao vàng để chuyển hóa tính ấm, nên có câu ca truyền tụng dược tính cây này trong các hệ thống Tuệ Tĩnh đường (cơ sở thuốc nam từ thiện ở các chùa chiền) như sau: “Mạch lạt ấm thương hàn dùng trị/ Ấm phổi và có chất giáng đàm/ Chữa ho lao ráo thấp bình an/ Thông huyết mạch châu lưu thân thể”.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây dùng trị viêm nhiễm đường tiểu, sỏi niệu, phong thấp đau xương, viêm họng, viêm kết mạc cấp, nhọt độc, sốt rét, bạch đới quá nhiều, rắn cắn, đòn ngã sưng đau, ho, lỵ.
Ở nhiều nước Đông Nam Á, nhân dân dùng dịch ép lá, rễ hoặc toàn cây Đuôi chuột làm thuốc bổ, gây nôn, long đờm, làm ra mồ hôi, kích thích, tẩy, điều kinh, làm dịu da và làm mát, chữa nhức đầu, đau tai, sốt rét, sốt vàng da, giang mai, vết thương bầm giập, bệnh gan, nhiễm giun, đau thần kinh và kiết lỵ. Ở Malaysia, nước sắc lá uống trị loét mũi, sốt rét. Ở Java, nước sắc rễ uống trị bệnh lậu và gây sẩy thai. Ở Lào, Campuchia nhân dân dùng bột lá xoa vào cơ thể trị sốt.
Ở Ấn Độ, cây đuôi chuột là thuốc trị giun, bệnh hoa liễu, viêm quầng, phù, đau dạ dày và nôn mửa. Dịch ép cây được dùng trị đục thể thủy tinh và mụn nhọt lở loét.
Ở Brazil, dùng ngoài trị loét có mủ, dùng uống trong trị sốt và viêm thấp khớp. Nước sắc toàn cây uống gây sẩy thai. Nước hãm vỏ cây trị lỵ và tiêu chảy. Lá trị rối loạn về tim.
Ở Guyana dùng trị lỵ. Ở Tây Phi, nhựa lá bôi trị đau tai và uống trị bệnh tim.
Cây đuôi chuột khô dùng hộ trợ bệnh tim mạch, đường huyết
Cây đuội chuột được trung tâm dược liệu Búpxanh kết hợp với người dân đi rừng thu hái sau đó cây thuốc được cắt nhỏ phơi khô sản phẩm được đóng gói túi 1kg để bảo quản sử dụng, quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi để được giao hàng nhanh nhất, quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại 028 6271 1283 hay đặt hàng trực tiếp trên website.
Quý khách chưa biết mua cây đuôi chuột ở đâu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng trực tiếp tại trung tâm dược liệu Búpxanh.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn