Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 150.000 VND
Đánh giá 6 lượt đánh giá
Cây cứt lợn là một trong những loại dược liệu khá phổ biến chúng mọc khắp nơi người ta dùng cây này để chữa viêm xoang khá hiệu quả, lưu ý cây cứt lơn rất giống với cây nàng hai chính vì vậy quý khách nên chú ý, cây nàng hai rất giống khiến nhiều người nhầm lẫn
Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang hay dùng làm nước gội đầu cứt lợn, Cỏ hôi, Cây bù xích, Cây ngũ sắc - Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Cây này rất dễ kiếm ở ve đường, bãi đất tại búpxanh chỉ bán hàng khô.
Mô tả: cây cỏ hôi hay còn gọi là cây ngũ sắc, Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25-50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.
Bộ phận dùng cây cứt lợn: Phần cây trên mặt đất - Herba Agerati.
Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta, mọc hoang dại khắp nơi. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.
Thành phần hoá học: Toàn cây chứa tinh dầu (0,16% so với dược liệu khô). Lá và hoa chứa 0,02% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là g-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác. Lá chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic. Cây cứt lợn ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen.
Tính vị, tác dụng: Cây Cứt Lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được chỉ định dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp: 1. Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn; 2. Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau; 3. Mụn nhọt, ngứa lở, eczema. Liều dùng 15-30g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã lấy nước nhỏ. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.
Người ta còn dùng Cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh đẻ, dùng phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm và sạch gầu, trơn tóc. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng nước ép rễ cây để chữa bệnh sỏi thận. Lá làm thuốc săn da, dùng chữa các vết đứt, vết thương và dùng đắp chữa sốt rét.
Ðơn thuốc:
Chữa viêm xoang
Cỏ cứt lợn 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.
- Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ cứt lợn 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 - 10 ngày
Chữa phụ nữ rong kinh sau khi đẻ: dùng 30-50g lá hoa Cỏ cứt lợn tươi giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.
Chữa viêm xoang dị ứng hay viêm tai: cũng giã lá hoa tươi vắt lấy nước, tẩm bông bôi vào mũi bên đau hoặc ngoáy trong lỗ tai. Cũng có thể dùng cành lá khô sắc nước xông mũi và uống.
Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của Cỏ cứt lợn để điều trị các chứng viêm xoang mũi mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.
Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.
Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Cây cứt lợn được chặt về cắt nhỏ phơi khô sau đó được đóng gói để bảo quản.
Sản phẩm cây cứt lợn khô có mùi thơm có dược tính cao để chữa bệnh.
Cây cứt lợn được bán tại Búpxanh là hàng khô dùng để nấu nước uống, chúng tôi không bán cây tươi chính vì thế quý khách có nhu cầu mua cây khô hãy liên hệ với chúng tôi
Cỏ cứt lợn thường kết hợp cỏ mần trầu 50g, cây hương nhu 50g , quả bổ kết 5 quả, bồ hòn 2 quả... sử dụng làm nước gội đầu.
Sử dụng nước gội đầu bằng thảo dược làm mượt tóc, chữa rụng tóc, hói đầu, dành cho da đầu dị ứng.
Lưu ý dùng cây cứt lợn với liều lượng khô 10 -30g sắc nước uống không nên dùng quá liều không tốt cho tim.
Từ lâu, dân gian đã lưu truyền tác dụng chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25-50 cm, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn. Hoa nhỏ màu tím, xanh. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng.
Người sử dụng thường hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hoặc khô. Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính.
Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: Chọn cây cứt lợn tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.
Dùng cây hoa cứt lợn tươi chữa viêm mũi, kể cả cho trẻ em: Mua cây cứt lợn hoa mầu tím, rửa sạch, ngâm nước muối 1 lúc rồi vớt ra. Lấy một nhúm hoa, giã nát vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi, bảo quản trong tủ lạnh. Lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 4,5 lần. Nhỏ càng nhiều càng tốt vì nhỏ nhiều thuốc ngấm vào vết thương tốt hơn.
Người bị viêm mũi mức độ tổn thương ít hơn nên nhỏ nước hoa cứt lợn không bị xót kinh khủng như người bị viêm xoang. Vì thế, có thể dùng thuốc này trị viêm xoang cho trẻ em. Trước khi dùng, cha mẹ nên nhỏ thử cho mình và thử trước độ chịu đựng của bé xem bé có chịu được cái xót do thuốc gây ra không nhé!
Theo soha
Người bệnh hãy lấy tất cả các nguyên liệu gồm có cây cứt lợn, lá chanh, lá long não mang đi rửa sạch; sau đó cho vào nồi sắc với nước; đun cho đến khi nước thuốc cô đặc lại, rồi đổ ra xông hơi lên mũi. Nên xông hơi khi nước thuốc vừa đổ ra. Một ngày nên thực hiện xông hơi 3 lần; thời gian xông hơi từ 7- 10 ngày; xông hơi cho đến khi nước thuốc nguội đi.
Bạn hãy lấy cây cứt lợn mang về rửa sạch; sau đó để cho ráo hết nước, rồi cho vào cối giã nát; vắt lấy phần nước cốt; cho vào một lọ kín có nắp đậy để trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản sử dụng lâu dài. Mỗi lần dùng chỉ cần nhỏ một giọt vào lỗ mũi; mỗi ngày nên nhỏ 2 lần; và nhớ là người bệnh sau khi nhỏ mũi phải kê gối dưới vai, với mục đích cho lỗ mũi dốc ngược để thuốc được ngấm sâu vào khoang mũi.
Lấy tất cả các nguyên liệu gồm có cây cứt lợn, cam thảo đất, ké đầu ngựa, kim ngân hoa cho vào nồi sắc; đổ 3 bát nước sắc đến khi chỉ còn 1 bát nước là được. Người bệnh hãy uống nước thuốc thành 2 lần; mỗi lần uống nửa bát, và tốt nhất nên uống sau bữa ăn trưa và bữa ăn tối. Nên dùng liên tục trong một thời gian khoảng 10 ngày.
Cách chữa viêm xoang bằng cây cứt lợn đã được rất nhiều người áp dụng và cũng thấy có dấu hiệu chuyển biến tích cực; giúp người bệnh không phải chịu đựng các cơn sổ mũi, đau đầu hành hạ. Do đó người bệnh nên kiên trì áp dụng.
Trước khi sử dụng cây cứt lợn chữa viêm xoang thì người bệnh nên chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý; rồi lau khô, sau đó bạn hãy nhỏ nước cây cứt lợn vào mũi. Người bệnh không nên xì mũi quá mạnh; vì dịch nhầy ở trong xoang mũi sẽ có thể bị chảy vào vòi nhĩ gây ra bệnh viêm tai giữa.
Ngoài ra người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng; cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm; cũng như có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ; tập thể dục thể thao thường xuyên để cho cơ thể khỏe mạnh; tăng sức đề kháng để chống lại một số căn bệnh. Khi đi ra ngoài đường cần phải đeo khẩu trang để bạn không phải hít phải khói bụi độc hại.
Cây cứt lợn được thu hái sau đó đem cắt nhỏ phơi khô đóng gói để bảo quản quý khách có nhu cầu mua cây cứt lợn khô hãy liên hệ với chúng tôi.
Lưu y:
Quý khach mua cây cứt lơn khô tại của hàng lúc nào cũng có còn quý khách mua cây cứt lợn tươi cần phải liên hệ với chúng tôi trước để đặt hàng, cây tươi rất nhanh hư quý khách nhận được thì bảo quản trong tủ mát để sử dụng.
địa chỉ bán cây cứt lợnhoa cứt lợncỏ cứt lợnmua cây cứt lợn ở đâucây cứt lợn bán ở đâuhình ảnh cây cứt lợnmua cây cứt lợn tươi
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn