Búpxanh 0977768823 - 0948808065
Giá: 3.500.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Cây bạch hạc là dược liệu mọc trong tự nhiên được sử dụng trong các bài thuốc nam, rễ cây bạch hạc được dùng trong các bài thuốc bắc
Tên khác bạch hạc hay Cây lác - Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả: Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Cây ra hoa tháng 8.
Bộ phận dùng: Lá, thân và rễ - Folium, Caulis et Radix Rhinacanthi.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ấn Độ, mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng gốc cây. Thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi. Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Trong rễ có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.
Tính vị, tác dụng: Cây có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi. Sắn rừng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Lao phổi khởi phát, ho; 2. Viêm phế quản cấp và mạn; 3. Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp; 4. Huyết áp cao. Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.
Ðơn thuốc:
1. Lao phổi: Thân và lá Bạch Hạc 20g, sắc nước, cho thêm đường uống.
2. Eczema, hắc lào: Giã một lượng vừa đủ cây lá tươi thêm cồn 70o ngâm và dùng ngoài. Có thể dùng rễ tươi giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong một tuần lễ lấy nước bôi.
Cây bạch hạc mọc trong tự nhiên người ta thu hái lấy rễ để sử dụng, rễ cây bạch hạc được được phơi khô để sử dụng.
Sản phẩm được đóng gói 1kg để bảo quản.
Đơn thuốc có cây bạch hạc
Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa, viêm khớp.
Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
Rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 - 15 thang.
Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.
Dùng tươi 40g, khô 12-20g, thêm đường phèn sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Theo kinh nghiệm dân gian cây bạch hạc (kiến cò) còn được dùng trong một số trường hợp:
- Lao phổi khởi phát, ho
- Viêm phế quản cấp và mạn
- Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp
- Huyết áp cao.
Cây thuốc bạch hạc được dùng nhiều trong các bài thuốc bắc, cây bạch hạc có số lượng hạn chế, quý khác ở thành phố hồ chí minh được giao hàng miễn phí còn ở tỉnh thành khác được giao hàng qua bưu điện
địa chỉ bán cây bạch hạccông dụng cây bạch hạchình ảnh cây bạch hạcrễ cây bạch hạccây bạch hạc chữa hắc làocây bạch hạc chữa mốc
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn